Phẫu thuật thành công ca ghép xương sống bằng xương chân
Bệnh viện nhi Birmingham, Anh vừa thực hiện ca ghép xương sống bằng xương chân cho bé Rosie Davies, 5 tuổi sống tại Walsall (West Midlands, Anh).
Ngay từ khi sinh ra, Rosie Davies đã bị thiếu xương trong bộ khung xương sống và phần phía trên cơ thể mất cân đối. Phần khiếm khuyết này khiến các cơ quan nội tạng bị chèn ép và rất dễ bị nghiền nát. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ chân của Rosie Davies để ghép vào xương sống của bé.
Rosie Davies bị bệnh hiếm gặp, thiếu xương trong bộ khung xương sống
Các bác sĩ cho biết, Rosie Davies bị thiếu hụt xương, chân bị gấp lại đằng sau đùi, các cơ quan nội tạng ở gần vị trí phần xương bị thiếu hụt không được bảo vệ và dễ bị chèn ép, nghiền nát và sẽ tử vong bất cứ lúc nào.
Đôi chân của Rosie vốn bị khuyết tật và không có cảm giác
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Birmingham đã cứu sống cô bé sau khi cắt bỏ phần ống chân (vì đôi chân của Roise vốn bị khuyết tật và không có cảm giác) và sử dụng các xương đó để ghép vào phần xương thiếu hụt trên cột sống.
Video đang HOT
Mặc dù phương pháp này không phải là tối ưu nhưng để duy trì mạng sống, Rosie phải đánh đổi đôi chân của mình. Lấy xương chân cũng đồng nghĩa với việc cô bé bị mất khả năng đi lại. Tuy nhiên, Rosie không bao giờ coi mình là người tât nguyên. Bé vẫn thích khiêu vũ, thích thể thao và vui chơi cùng bạn bè.
Ca phẫu thuật kéo dài 13 giờ. Các bác sỹ dùng 2 thanh kim loại dài 15 cm bắt vít để cố định vùng xương sống và hông.
Phim chụp Xquang mô tả phần xương sống bị thiếu hụt
Hiện tại, chân của Rosie đã có cảm giác. Nếu tiến triển tốt thì sắp tới cô bé sẽ được làm quen với các bài tập phục hồi chức năng cùng với chân giả.
Ông Guirish Solanki, Chuyên gia tư vấn phẫu thuật thần kinh cho Rosie khẳng định, ca mổ đã thành công. Đây là lần thứ hai trên thế giới các bác sĩ thực hiện ca mổ tác động chỉnh xương cột sống và bên hông cho bệnh nhân.
Trường hợp của Rosie rất phức tạp vì liên quan đến dây cột sống và dây thần kinh. Vì vậy, để thực hiện thủ thuật này các bác sĩ phải rất cẩn thận, cố gắng không làm tổn thương dây thần kinh của bé.
Rosie rất thích chơi với chị gái Mia
Rosie đã tự tin và hứng thú với việc sắp tới được tập đi với chân giả. Điều duy nhất mà cô bé không thể làm là đi bộ. Rosie mong muốn được đi lại như bao người, kể cả với 1 đôi chân giả. “Sau ca phẫu thuật chúng tôi hy vọng Roise có thể đi bộ được ở một mức độ nào đó”. Mẹ Rosie, bà Collett nói.
Rosie là người duy nhất ở Vương quốc Anh bị bênh hiếm gặp ở cột sống, thiêu hụt xương ở thắt lưng và là đứa trẻ thứ hai trên thế giới phải trải qua phương pháp phẫu thuật này. Hiện sức khỏe của Rosie đang hồi phục tốt.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Amíp "ăn não" là loại ký sinh trùng gì?
Tại Mỹ đã phát hiện một số trường hợp tử vong do nhiễm loại ký sinh trùng amíp "ăn não" xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi từ nguồn nước bẩn. Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng cũng cần cảnh báo để phòng ngừa.
Đặc điểm bệnh nhiễm amíp Naegleria fowleri
Vào năm 1965, lần đầu tiên ở Australia, các bác sĩ M. Fowler và R. F. Carter đã mô tả một bệnh ở người gây ra bởi loại ký sinh trùng amebo-flagellates. Nó thuộc về ngành Percolozoa, lớp Heterolobosea, bộ Schizopyrenida, họ Vahlkampfiidae, chi Naegleria, loài Naegleria fowleri, tên gọi hai thành phần là Naegleria fowleri (Carter 1970). Mặc dù loại ký sinh trùng không phải là một amíp thật sự nhưng sinh vật này thường được gọi là một amíp cho thuận tiện.
Naegleria fowleri còn được gọi là "amíp ăn não", đây là một loại sinh vật đơn bào excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Nó cũng được tìm thấy trong đất, gần khu nước thải có độ ấm của các nhà máy công nghiệp và bể bơi không được xử lý bằng hóa chất chlor trong giai đoạn ký sinh trùng amíp hoạt động. Không có bằng chứng nào xác định loại ký sinh trùng này sinh sống được trong nước biển. Loại amíp Naeglera fowleri có thể có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng nếu bị nhiễm ký sinh trùng thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong, tỷ lệ tử vong có thể chiếm đến 98% các trường hợp. Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các nhà khoa học mô tả loại amíp này gây tử vong nhanh đến nỗi rất khó nghiên cứu chúng tại phòng thí nghiệm.
Amíp Naegleria fowleri có mặt ở ao, hồ, sông, suối nước nóng
Loại ký sinh trùng amíp Naegleria fowleri sinh sống và có mặt ở khắp nơi trên thế giới, tại những khu vực hoặc vùng có nước ấm như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Thiếu niên và trẻ em thường hay bị mắc bệnh do đây là đối tượng có sở thích ưa tắm, bơi, lội ở những nơi này. Loại amíp Naegleria fowleri tồn tại ở trong nước, xâm nhập vào cơ thể con người qua đường mũi, vào não bộ để ký sinh, tồn tại ở đó và ăn các tế bào thần kinh cho đến khi người bệnh tử vong. Cho đến nay trên thế giới chỉ mới phát hiện được khoảng vài trăm trường hợp bệnh nhân bị nhiễm loài amip ăn não người này.
Chu kỳ phát triển của loại amíp Naegleria fowleri
Hiện nay tại nước ta chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào thông báo đã phát hiện được bệnh do loại amíp Naegleria fowleri "ăn não người" nhưng cộng đồng người dân cũng cần cảnh giác để phòng ngừa.
Theo Dân Trí
Thiếu nữ có thể mất mạng nếu chải tóc Hầu như cô gái tuổi teen nào cũng thích chải chuốt trước khi ra khỏi nhà, nhưng cô bé 13 tuổi người Anh, Megan Stewart thì không thể làm vậy bởi việc đó có thể khiến em tử vong. Ảnh: Liverpoolonlinenews.co.uk. Ngoài ra, cô nữ sinh này cũng không thể chạm vào những quả bóng, bởi việc tiếp xúc với các vật tĩnh...