Phẫu thuật thẩm mỹ – người đẹp hay quái vật
Phẫu thuật thẩm mỹ đã trở thành chuyện thường ngày như ăn cơm, uống nước với người dân xứ Hàn. Nhưng đằng sau đó là cả một hệ lụy mà những người sở hữu sắc đẹp nhân tạo không muốn nghĩ đến, để rồi tiếp tục vẫn lao vào con đường dao kéo để lấy lại sự tự tin cho mình.
Vì sao người Hàn nghiện phẫu thuật thẩm mỹ?
Phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc được coi là chuyện thường ngày, các quảng cáo làm đẹp nhờ dao kéo xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Theo nhiều chuyên gia, hiện tượng này xuất phát từ gen di truyền của chính người Hàn Quốc. Mắt nhỏ, mặt dài, tỷ lệ gương mặt thiếu cân đối, thiếu những nét đẹp hoặc điểm nhấn khiến người Hàn luôn có cảm giác tự ti và sau đó, phải nhờ vào phẫu thuật thẩm mỹ để lấy lại sự tự tin.
Bên cạnh đó, sự thành công của các ngôi sao trong làng giải trí, trong đó có đến 90% đã trải qua các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ khiến người Hàn, đặc biệt là giới trẻ tin rằng, nhan sắc là yếu tố tiên quyết tạo nên những bước ngoặt trong cuộc sống và sự nghiệp.
Theo thống kê, Hàn Quốc là đất nước có tỷ lệ người dân thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nhiều nhất trên thế giới.
Nhờ dao kéo để làm đẹp có nhiều dạng, từ nhẹ nhàng như cắt mí mắt, xăm môi, sửa mũi, đến những cuộc phẫu thuật lớn như gọt cằm, sửa lại hình dáng toàn bộ khuôn mặt, nâng ngực, bóc hút mỡ, kéo dài chân… Công nghệ thẩm mỹ ngày càng tiên tiến, nhưng giá cả ngày càng trở nên hợp lý hơn khiến ngày càng nhiều người Hàn “nghiện” phương thức làm đẹp này, bao gồm cả nam giới và những người già.
Nam giới Hàn Quốc cũng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ không kém gì phái đẹp
Người Hàn thường bắt đầu phẫu thuật từ việc cắt mí và nâng mũi. Đó là những màn dao kéo nhẹ nhàng nhất mà 99% các ngôi sao trong làng giải trí xứ Kim Chi đều đã trải qua và 80% người dân xứ Hàn ở độ tuổi từ 20 – 40 thực hiện. Sau khi thực hiện 2 bước đơn giản này, phẫu thuật khuôn mặt – gọt hàm, độn cằm là bước làm đẹp được nhiều người lựa chọn. Khuôn mặt chữ V và trái xoan là những kiểu khuôn mặt được yêu thích, dù giá cả của cuộc phẫu thuật này không hề rẻ (trên 20 nghìn USD trở lên), và người phẫu thuật sẽ phải trải qua rất nhiều đau đớn.
Phần lớn các ngôi sao xứ Hàn đều nhờ dao kéo chỉnh sửa lại nhan sắc cho mình
Sau khi đã hoàn thiện khuôn mặt, phẫu thuật để có thân hình đẹp theo những tiêu chuẩn nhất định. Người Hàn Quốc phân định rõ ràng các kiểu thể hình chứ không đơn giản chỉ là cơ thể săn chắc hay số đo 3 vòng lý tưởng. Người thực hiện phẫu thuật có thể chọn cơ thể hình chữ S vòng 1 và vòng 3 to nổi bật khi nhìn từ một bên; cơ thể hình chữ W – vòng 1 lớn nhìn từ phía trước; cơ thể hình chữ X – thân hình đồng hồ cát, ngực lớn, hông rộng và eo thon; hình chữ U – vòng 3 lớn và cơ thể hình chữ M với cơ bụng 6 múi dành cho các quý ông.
Sau khi trải qua nhiều bước phẫu thuật, với chi phí không nhỏ cùng hành trình trị liệu vô cùng đau đớn, ước tính có khoảng 90% người thực hiện phẫu thuật hài lòng với kết quả có được. Với ngoại hình mới, phần nhiều là hoàn toàn khác so với “nguyên bản”, nhiều người Hàn Quốc tìm thấy sự tự tin và những cơ hội mới trong công việc cũng như cuộc sống riêng tư.
Hậu quả phẫu thuật – cái giá của sắc đẹp
Video đang HOT
Cái giá phải trả cho nhan sắc nhân tạo không phải là nhỏ, bao gồm các khía cạnh tâm, sinh lý và vật chất
Sau phẫu thuật sẽ là các công đoạn duy trì để đảm bảo “độ bền” cho những nhan sắc dao kéo. Bác sĩ phẫu thuật tài năng nhất xứ sở của sắc đẹp nhân tạo cũng không dám đảm bảo, mọi ca phẫu thuật đều hoàn hảo và không để lại di chứng.
Ước tính, có đến 80% những người thực hiện phẫu thuật, dù tiểu phẫu hay đại phẫu, đều phải chịu những hậu quả, biến chứng sau đó, buộc họ phải làm quen với cuộc sống bên cạnh những loại thuốc, hormoon và những ca phẫu thẫu giải quyết hậu quả để lại.
Sẹo và những đau đớn về mặt thể chất: Mặt trái dễ dàng nhận thấy của những ca phẫu thuật là các vết sẹo và sự đau đớn. Không một loại thuốc tê hay một bác sĩ giỏi nào có thể giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn điều này. Với những ca phẫu thuật cằm hoặc tạo hình toàn thân, bệnh nhân sẽ cần từ 2 – 6 tháng để bớt dần cảm giác đau và sau đó mới là giai đoạn phục hồi. Trong khoảng thời gian này, người bệnh chỉ còn cách “cấm cung ở ẩn”, mọi sinh hoạt cơ bản đều phải nhờ đến người khác giúp đỡ.
Phẫu thuật không thành công: Không ai có thể đảm bảo sau khi phẫu thuật, nhan sắc nhân tạo sẽ đẹp như mong muốn, hoặc luôn đẹp cùng thời gian. Việc một chiếc mũi làm bị gãy, độn cằm bị lệch, bơm ngực bị sưng, khuôn mặt biến dạng… là những điều mà mỗi một người bước vào con đường phẫu thuật thẩm mỹ đều phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt.
Những can thiệp sâu trong thẩm mỹ tạo hình sẽ gây tổn hại toàn diện đến sức khỏe con người
Tổn hại đến các bộ phận bên trong cơ thể: không nhiều người biết rằng, phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là những ca phẫu thuật bóc mỡ, nâng ngực, chỉnh hình sẽ làm tổn thương đến các mạch máu, gan, thận, các cơ… Những tổn thương này thường không phát sinh ngay hoặc dễ dàng phát hiện, mà sẽ dần dần xuất hiện sau quá trình phẫu thuật.
Ung thư: đây là một trong những tác hại lớn nhất của việc phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, bóc mỡ, làm trắng da, căng da mặt…
Biến chứng từ thuốc gây mê: Các ca phẫu thuật phải sử dụng nhiều thuốc mê để kiềm chế các cơn đau và những ảnh hưởng của thuốc mê tới sức khỏe là không thể tránh khỏi.
Biến chứng hệ thống: Những biến chứng liên hoàn hiếm khi xảy ra sau quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, với khả năng là 1/10000 ca. Tuy nhiên, trong và sau quá trình phẫu thuật, những biến chứng liên hoàn như nghẽn mạch máu, thiếu cân bằng huyết dịch, nhiễm trùng, đau tim, sốc… là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhưng nhiều người dân xứ Hàn vẫn sẵn sàng chịu đau, chịu tốn kém để có được nhan sắc như mong muốn
Bất tiện trong sinh hoạt: Khi mang trên người những “món đồ” không tự nhiên, cảm giác không thoải mái là điều khó có thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc phải thận trọng trong sinh hoạt, không được có những va chạm mạnh, kiêng cữ trong cuộc sống… cũng là điều mà các bác sĩ căn dặn các bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ.
Tổn hại đến tâm lý: Những người thực hiện các ca phẫu thuật thẩm mỹ thường có tâm lý tự ti về ngoại hình, nhưng không phải lúc nào sự tiêu cực này cũng có thể giải quyết bằng cách thay đổi ngoại hình. Khi “đầu ra” của một cuộc phẫu thuật không như mong muốn, những tổn hại về tâm lý sẽ xảy ra. Cho dù thành công, người trải qua phẫu thuật cũng sẽ tiếp tục đối diện với những áp lực như: lo lắng về sức khỏe, về hậu phẫu, về việc phải chăm sóc sức khỏe và nhan sắc để đảm bảo hiệu quả sau phẫu thuật, về việc che giấu nhan sắc dao kéo của mình… Những lo lắng thường xuyên và liên tục dần dần có thể dẫn đến trầm cảm và các bệnh chứng tâm lý.
Tiền bạc: Chi phí cho các ca phẫu thuật thẩm mỹ là không nhỏ, và chi phí để duy trì sau phẫu thuật để “gia hạn độ bền” cho nhan sắc dao kéo cũng là một con số lớn buộc phải bỏ ra.
Để mua được nhan sắc, người Hàn Quốc nói riêng và những người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ nói chung cần phải xác định một con đường dài phía trước với nhiều rủi ro, bất trắc về cả tâm, sinh lý cũng như vật chất, tài chính. Sắc đẹp nhân tạo có thể đem đến những cơ hội mới, nhưng đặt lên bàn cân so sách, cái “được” chưa chắc đã nhiều hơn cái “mất”.
Phẫu thuật thẩm mỹ – Người đẹp hay quái vật?
Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong việc phẫu thuật thẩm mỹ. Việc các ngôi sao đẹp như thiên nga từng là những “con vịt xấu xí” vốn đã trở nên quá quen thuộc, và chính điều này tạo ra một tâm lý ở giới trẻ: phẫu thuật thẩm mỹ – có ngoại hình đẹp – tất sẽ thành công ở giới trẻ. Hiện nay, theo điều tra xã hội học, độ tuổi tiếp cận với phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc đã giảm từ 18 tuổi xuống còn 15 tuổi. Tại xứ sở Kim Chi, việc phẫu thuật thẩm mỹ đã trở nên vô cùng bình thường, và dù đã có rất nhiều những ví dụ điển hình về sự thất bại trong hoặc sau quá trình phẫu thuật, nhưng điều này không làm chùn bước các cơn nghiện chỉnh sửa nhan sắc của người dân xứ Hàn.
Han Mi Ok là cái tên thường được nhắc đến tại Hàn Quốc khi muốn nói đến thảm họa của việc lạm dụng dao kéo làm đẹp. Từ một cô gái trẻ có nhan sắc nổi bật, giờ đây, ở tuổi 50, sau khi trải qua hơn 15 lần phẫu thuật gương mặt, Mi Ok phải tự ví mình với “cơn ác mộng” của cuộc đời.
Mi Ok là một “cơn ác mộng” trong lĩnh vực chỉnh sửa nhan sắc tại Hàn Quốc. Các bác sĩ chui đã bơm dầu ăn vào mặt cô thay vì loại silicon chuyên dụng
Mi Ok đã bỏ ra phần lớn thu nhập trong cuộc đời để giúp mình đẹp hơn, và đến khi cô nhận thấy mình không thể sống thiếu những màn dao kéo, thì khuôn mặt cô đã ở trạng thái biến dạng. Không một bác sĩ nào dám nhận phục hồi khuôn mặt cho Mi Ok, tuyên bố cô không đủ sức khỏe và nhiều điều kiện khác để tiếp nhận các ca phẫu thuật. Tuy nhiên, Mi Ok đã tự tìm đến bác sĩ chui để tiêm silicon vào mặt, với hy vọng có được làn da căng đầy. Cô không thể ngờ rằng tại một phòng phẫu thuật tư với những bác sĩ không có bằng cấp, người ta đã bơm vào mặt cô dầu ăn chứ không phải là silicon chuyên dụng. Không lâu sau đó, gương mặt của Mi Ok trở nên lồi lõm, sưng phồng một cách bất thường. Không còn tiền, không dám đến những phòng mạch rởm, cô phải học cách sống cùng gương mặt “quỷ sứ”.
Gương mặt sưng phồng của Mi Ok hiện đã được khắc phục phần nào
Tuy nhiên hiện nay, người phụ nữ này đã trở nên can đảm hơn. Cô xuất hiên trên các phương tiện truyền thông, chia sẻ về câu chuyện của mình và kêu gọi sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để có thể được “làm người trở lại”. Mi Ok nhận được sự cảm thông từ nhiều tổ chức, cá nhân, và đã thực hiện được 1 lần phẫu thuật để giảm độ sưng tấy cho khuôn mặt. Dù vậy, một Mi Ok hiện tại và một Mi Ok trước khi dấn thân vào con đường dao kéo vẫn giống như “người đẹp” và “quái vật” – một bài học nhãn tiền cho những ai lạm dụng phẫu thuật làm đẹp mà không tính đến những hậu quả khôn lường của nó.
Theo Dep
Ông lão gần 50 năm bốc mộ, bó xác hơn 7.000 bộ hài cốt
Mới 17 tuổi ông đã đi bốc mộ, bó xác cho người chết, đến nay ông đã có gần 50 năm gắn với cái nghề ít ai dám làm. Trong ngần ấy năm, ông đã khâm liệm cho hơn 7.000 bộ hài cốt, thi thể.
Ông lão "cõi âm" có "thần kinh thép" đó là ông Nguyễn Văn Nậm (sinh năm 1949) ở xóm 6, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đã gần 50 năm nay, ông gắn mình vào cái nghiệp mà ít người dám làm là nghề chuyên đi bó xác, bốc mộ cho người chết. Gần 50 năm gắn với cái nghiệp này, ông đã bó xác, bốc mộ cho hơn 7.000 bộ hài cốt, thi thể của người đã khuất.
Hàng ngày ông Nậm thường đọc thêm các tài liệu về "Thọ mai gia lễ" để biết thêm.
Từ nhỏ, ông Nậm đã được mệnh danh là cậu bé gan lỳthuộc hàng nhất nhì trong xã. Mỗi khi có đám cải táng bốc mộ, hay có người chết mà đang được bó xác là ông Nậm lại chạy đến để xem. Trong khi đám bạn cùng trang lứa thì sợ hãi chạy mất. Riêng ông Nậm thì như bị thôi miên, chỉ chăm chăm nhìn vào xác người, hay những bộ xương được người ta nhặt nhạnh xếp vào tiểu mà không hề sợ hãi. Cứ như thế, không biết vì cái duyên hay số phận lại đưa ông đến với cái nghiệp mà người đời phải "khiếp vía" như vậy.
Cũng từ đó ông đã lao vào nghiên cứu về cấu tạo tuần hoàn xương người, rồi tìm sách chữ Hán nói về các thủ tục an táng, bó xác... Ông Nậm cho biết:"Thời bấy giờ tôi đi tìm hiểu thông tin rất khó, không dễ như bây giờ. Lúc đó tôi vào bệnh viện xin được cái sơ đồ về cấu tạo tuần hoàn người về nghiên cứu. Khi đã thấu tôi mua thêm mấy cuốn "Thọ mai gia lễ", Chọn hướng nhà và bố trí nội thất...dạy về các nghi lễ, phong thủy, rồi qua đó tìm hiểu dần dần".
Ông bắt đầu nghề của mình với những lần đi bốc mộ miễn phí cho các gia đình trong thôn. Những lần đầu ông không hề lấy tiền công mà chỉ ăn với người nhà một bữa cơm. Cứ thế ông làm hết đám này đến đám kia rồi cái nghề nó theo ông lúc nào không hay. Dần dần người ta tìm đến với ông không chỉ ở thôn, xã, rồi ra huyện.
Nhớ lại lần đầu bốc mộ cho một gia đình, mặc dù đã nhìn nhiều, nhưng khi bắt đầu làm ông mới thấy lạnh sống lưng khi tiếp xúc với bộ xương người. Khi nhìn thì dễ nhưng khi ngồi xuống giới cái huyệt một mình mới thấy sợ. Rồi run vì không biết có làm đúng không, có bốc thiếu cái xương nào không. Lần đó khi làm xong mồ hôi ướt đầm hai áo.
Bắt đầu từ đó, ông được mọi người trong vùng biết đến với cái nghể bốc mộ, bó xác.Mỗi khi người ta có việc, dù xa đến đâu người dân trong vùng vẫn tìm đến ông.
Dù bất kỳ giờ nào trong ngày nếu có người gọi là ông lại lên đường. Có hôm 2 giờ sáng ông đã có mặt ở nghĩa địa để bắt đầu công việc vì hôm đó có 2 đám liền kề nhau.
Ông Nậm rùng mình khi nhắc đến những "ca khó" trong nghề: "Đó là những lần gặp phải đám cải táng mà khi mở quan tài ra thì hình hài người chết vẫn còn nguyên vẹn, chỉ hai mắt là đã phân hủy. Nhìn thấy là tôi giật mình, còn người nhà thì vái lạy hoặc bỏ chạy hết. Lúc đó còn trơ lại mỗi mình tôi, nhưng tôi vẫn cố làm phần việc của mình".
Thông thường công việc bốc mộ ông chỉ mất khoảng 30 đến 40 phút để hoàn thiện. Còn riêng những đám người chết vẫn còn nguyên ông phải mất đến gần 2 giờ để làm. Bởi theo quan niệm của người Việt thì thì kiêng chôn hai lần. Nên ông phải dùng các biện pháp "nghiệp vụ" để lấy hài cốt của người đã khuất.
Việc bốc mộ hầu như chỉ diễn ra vào ban đêm và thường thì diễn vào độ cuối năm, từ tháng 9 đến tháng 12. Còn việc bó xác của ông thì quanh năm, hễ có đám là có mặt ông Nậm "cõi âm". Trung bình mỗi năm ông làm khoảng 100 đám bốc mộ, còn đám ma thì ông không để ý là bao nhiêu.
Ông Nậm trong một lần bốc mộ (ảnh do nhân vật cung cấp).
Không chỉ bốc mộ, bó xác cho người chết thông thường như bệnh tật, già cả, ông Nậm còn đi bó xác cho người gặp tai nạn hay đuối nước, với ôngđólà những lần rùng mình. Bởi thi thể của người đã khuất có thể không còn nguyên vẹn hoặc mắt của người đã khuất không nhắm lại được, cứ trừng trừng nhìn ông. Bao nhiêu năm qua ông hành nghề này chỉ có bộ đồ nghề thô sơ gồm chiếc kéo và con dao nhỏ cùng chiếc xe đạp là phương tiên đi lại.
Gần 50 năm hành nghề tiếp xúc với hơn 7.000 hài cốt, thi thể người chết, tuy nhiên chưa một lần ông Nậm dùng đến gang tay hay bất cứ đồ bảo hộ nào trong khi làm việc, dù biết là độc hại.
Giờ đây dù đã 65 tuổi, gần nửa thế kỷ gắn bó với "cõi âm tào", nhưng ông Nậm vẫn gắn bó với cái nghiệp, ông làm chỉ vì cái tâm của mình chưa dứt được nghề. Ông quan niệm khi còn sức khỏe thì ông còn làm, tới lúc nào không đi được nữa ông mới bỏ nghề.
Theo Dantri
Rùng mình nghe ông lão "cõi âm" kể chuyện "50 năm làm bạn với xác chết" Đã gần nửa thế kỷ làm việc cho "âm tào địa phủ", ông chẳng nhớ mình bốc bao nhiêu ngôi mộ, bó xác chết cho bao nhiêu đám. Ông chỉ dùng xe đạp đi làm vì cho rằng... người cõi âm không thích ồn ào 17 tuổi đã làm bạn với xác chết Người đàn ông đó là Nguyễn Văn Nậm (SN 1949)...