Phật tử khắp cả nước tìm về núi Bà Đen thực hành hiếu đạo mùa Vu lan
Trong hai ngày 26-27/8, núi Bà Đen, Tây Ninh đã đón hàng nghìn Phật tử, du khách tìm về với chuỗi chương trình văn hóa nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu lan, tạo nên một khung cảnh đặc biệt trên đỉnh núi thiêng của Nam Bộ.
Hàng nghìn Phật tử, du khách tìm về với chuỗi chương trình văn hóa nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu lan tại núi Bà Đen (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain).
Sáng 26/8 (tức ngày 11/7 âm lịch), trong ngày đầu tiên của chuỗi chương trình mừng Lễ Vu lan tại nóc nhà Nam Bộ, hàng nghìn tăng ni, Phật tử và du khách thập phương tham dự các nghi thức trang trọng theo văn hóa Phật giáo.
Chương trình có sự tham dự của các Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) thuộc ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), đặc biệt có sự hiện diện của Trưởng lão hòa thượng Viên Minh – Phó pháp chủ GHPGVN.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain).
Các tăng ni Phật tử chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca được lưu giữ tôn nghiêm trên đỉnh núi Bà Đen.
Hòa thượng Thích Đức Tuấn – Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại châu Mỹ chia sẻ: “Vẫn biết núi Bà Đen là một ngọn núi linh thiêng, nơi nhiều Phật tử từ khắp nơi đến đây hành hương. Nhưng hôm nay là một mùa Lễ Vu lan đặc biệt. Từ chân núi nhìn lên đã thấy Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ẩn hiện trong làn mây rất đẹp và trang nghiêm. Vì vậy khi đến đây làm lễ, lòng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, hoan hỉ và thư thái”.
Tại khu triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, dưới sự chủ trì của các Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) thuộc ban trị sự GHPGVN, Phật tử và du khách cùng thực hành tụng niệm cầu an, hướng đến tâm an trí tĩnh, rũ bỏ muộn phiền, một lòng nguyện cầu quốc thái dân an và hướng lòng thành kính về các bậc sinh thành.
Phật tử và du khách cùng thực hành tụng niệm cầu an (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain).
Cài hoa lên ngực áo là nghi thức không thể thiếu trong mỗi mùa Vu lan. Tại núi Bà Đen, hàng nghìn Phật tử được cài những bông hoa hồng đỏ, hồng trắng trên áo, trong không gian thiêng liêng và xúc động.
Video đang HOT
Bông hồng đỏ thắm cho người con may mắn còn mẹ cha, để nguyện cầu những điều bình an, hạnh phúc đến với đấng sinh thành trên con dốc cuộc đời. Bông hồng trắng thuần khiết mong manh được cài trên ngực áo những người con không còn cha mẹ để phụng dưỡng, nhắc nhớ những tháng ngày êm đềm đã qua, để thêm biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục, cầu chúc người an yên ở một miền xa.
Những bông hoa là lời nhắc nhở tới mỗi người con về thành kính với cha mẹ, lời tưởng nhớ tới những người đã khuất và sự vinh danh cho những người còn tại thế với cháu con.
Khu triển lãm Phật giáo (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain).
Đông đảo Phật tử và du khách đã tập trung tại khu triển lãm Phật giáo để lắng nghe Trưởng lão hòa thượng Viên Minh – Phó pháp chủ GHPGVN trò chuyện về nguồn gốc của ngày lễ Vu lan và những chiêm nghiệm xoay quanh đức hiếu hạnh.
Là một trong những thiền sư nổi tiếng trên con đường tu học, nghiên cứu và thuyết pháp về đạo Phật, hòa thượng Viên Minh đã có những đóng góp đáng kể cho Phật giáo Việt Nam và nhận nhiều sự kính trọng từ các Phật tử trong và ngoài nước.
Đã có những giọt nước mắt lăn trên đôi má những người con, khi được lắng nghe tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ, suy ngẫm về lời giảng đạo hiếu của Hòa thượng, và cài trên ngực áo đóa hoa hồng.
Phật tử Trần Văn Nguyên (Tây Ninh) chia sẻ: “Thật hữu duyên khi hôm nay tôi được nghe buổi trò chuyện về ý nghĩa ngày Vu lan với hòa thượng Viên Minh. Những lời ông chia sẻ lay động tâm thức của tôi, khiến tôi hiểu và biết cách thực hành đạo hiếu hơn”.
Nghi lễ dâng đăng tối 26/8 và 27/8 (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain).
Tại nghi lễ dâng đăng tối 26/8 và 27/8, từng người đã tự tay ráp đèn đăng, viết lời nguyện ước, theo hướng dẫn của các Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) đọc kinh nguyện cầu cho cha mẹ, người thân, bá tánh được an lành. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp lên là một lời cầu nguyện, một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mình và cho mọi người. Nghi thức dâng hoa đăng sẽ tiếp tục được tổ chức vào tối 29/8 (tức 14/7 âm lịch).
Trải qua hàng nghìn năm, lễ Vu lan đã khắc sâu trong tâm trí của người Việt với đạo lý uống nước nhớ nguồn, trở thành “ngày hội hiếu” của tín đồ Phật tử và nhiều người Việt.
Vùng “đất thánh” Tây Ninh với ngọn núi Bà Đen linh thiêng gắn liền huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát giờ đây đã trở thành điểm đến tâm linh mà nhiều Phật tử bốn phương hướng về cho một mùa Vu lan trọn đạo.
Chuỗi chương trình mừng Lễ Vu lan trên đỉnh Núi Bà sẽ còn được tiếp tục cho tới hết kỳ nghỉ lễ 2/9 này. Các chương trình nghệ thuật chủ đề “Dâng ngàn thành kính – Trọn đạo làm con” sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 30/8 (tức 12, 14/7 âm lịch), với hai suất diễn mỗi ngày vào 9h và 11h sáng.
Tại hệ thống các chùa Núi Bà, đại lễ Vu Lan báo hiếu sẽ được tổ chức trong suốt tháng 7 âm lịch, với không khí trang hoàng rực rỡ từ cờ Phật giáo, đèn hoa sen…, tạo không gian lễ hội linh thiêng đón Phật tử, du khách đến chiêm bái, tỏ lòng thành kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát, nguyện cầu bình an may mắn cho các bậc sinh thành.
Nghìn người tham gia lễ Vu lan báo hiếu trên đỉnh thiêng Fansipan
Ngày 29-30/8, cũng là ngày rằm tháng 7 âm lịch, hàng nghìn Phật tử và du khách cùng cha mẹ, con cái đã trở về Fansipan, tham dự lễ Vu lan báo hiếu và dâng hoa đăng, tạo nên khung cảnh xúc động đặc biệt nơi đỉnh thiêng.
Phật tử dâng hoa đăng trong lễ Vu lan (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).
Báo hiếu cha mẹ không cần đợi đến mùa Vu lan, song mỗi độ thu sang, khi những chiếc lá vàng rơi rụng, cảnh vật như cũng trầm lặng với đất trời, những người con có dịp lắng đọng tâm tư để hồi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Cũng bởi lẽ đó mà hàng năm, vào tháng 7 âm lịch, Sun World Fansipan Legend lại trang trọng tổ chức lễ Vu lan báo hiếu, với nhiều hoạt động ý nghĩa nơi quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh thiêng Fansipan, tạo thành nơi cần đến, chốn tìm về của hàng nghìn Phật tử, của những người con thành tâm báo hiếu.
Năm nay, lễ Vu lan trên đỉnh Fansipan được tổ chức trang trọng trong 2 ngày 29-30/8, cũng là ngày 14-15 tháng 7 âm lịch, chính lễ Vu lan. Chương trình có sự tham dự của Đại đức Thích Khai Trung, Đại đức Thích Giác Giáo cùng hơn 300 Phật tử từ Quảng Ninh và hàng nghìn du khách.
Những ngọn đăng sáng ngụ ý cho ánh sáng dẫn đường của trí tuệ (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).
Tối 29/8 tại Bảo An Thiền Tự, khu vực nhà ga đi cáp treo, dưới sự chủ trì của các chư tăng tôn đức, hàng trăm Phật tử trong màu áo lam cùng làm lễ cầu an, một lòng hướng thành kính về các bậc sinh thành.
Cũng trong buổi tối, hàng trăm hoa đăng được thắp sáng bởi những người con hiếu thảo, gửi gắm trong đó là những nguyện cầu bình an, sức khỏe đến cha mẹ còn trên đời hay ước nguyện cho cha mẹ đã khuất được siêu sinh tịnh độ.
Ánh sáng từ những ngọn hoa đăng đã mang đến sự ấm áp cho không gian và cũng thắp lên trí tuệ, dẫn đường soi lối cho những người con trên đường đạo hiếu, biết tu dưỡng bản thân theo lời Phật dạy.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má những người con khi nhớ về cha mẹ (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).
"Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời. Cầu cho cha mẹ sống đời với con", những câu thơ trong bài cảm niệm "Bông hồng cài áo" của sư thầy vang lên da diết, khơi nhắc trong mỗi người con ân tình sâu nặng mà cha mẹ dành cho từ khi còn trong bụng đến lớn thành người. Cũng vì con mà không có gian lao nào cha mẹ không trải qua, không đắng cay nào chưa từng nếm thử, chỉ nghĩ đến đó thôi cũng khiến nhiều người con không cầm được nước mắt.
Chị Cẩm Phương chia sẻ: "Lễ Vu lan tại Fansipan hôm nay để lại cho mình rất nhiều cảm xúc, đó là sự xúc động khi nhớ về sự công ơn của cha mẹ từ khi mình còn chưa xuất hiện trên đời, đến khi đầu đã có tóc hoa râm như bây giờ. Rồi đến cảm xúc ăn năn, hối hận vì những ích kỷ khi xưa của mình đã từng làm cha mẹ buồn. Mình cũng hạnh phúc khi còn cha mẹ trên đời để yêu thương".
Lễ cầu siêu diễn ra trong sáng 30/8 tại Bảo An Thiền Tự (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).
Cũng trong khuôn khổ lễ Vu lan, sáng 30/8, tại Bảo An Thiền Tự, đoàn Phật tử cũng đã thực hành nghi lễ cài hoa hồng lên ngực áo. Bông hoa màu đỏ tươi thắm dành tặng cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời để hiếu kính. Bông hồng màu hồng dành cho những người chỉ còn cha hoặc mẹ, nhắc nhở họ trân trọng những khoảnh khắc còn được yêu thương.
Song có lẽ khoảnh khắc cảm động nhất là khi những bông hoa màu trắng được cài trên áo những người con không còn cha mẹ che chở. Vì vậy lễ cầu siêu cũng được tổ chức trang trọng tại Bảo An Thiền Tự, để những người con tưởng nhớ ông bà, cha mẹ đã khuất và cầu nguyện cho họ được yên nghỉ nơi miền cực lạc, theo giáo lý nhà Phật.
Cùng ngày, hàng nghìn Phật tử cũng có trải nghiệm ý nghĩa khi tham quan, chiêm bái tại quần thể văn hóa tâm linh Fansipan ở độ cao 2.900m đến độ cao 3.143m trên đỉnh thiêng Fansipan. Dạo bước tại Kim Sơn Bảo Thắng Tự mang dáng chùa Việt cổ, trong không gian khi nắng trong veo, khi lại bảng lảng sương mây, Phật tử, du khách ngỡ như lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
Đoàn Phật tử cũng có cơ hội chiêm bái, cầu an trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đồng cao 12m. Đứng chắp tay trước tượng Phật bà từ bi, ai nấy đều thấy trong lòng an yên đến lạ.
Phật tử gần 90 tuổi hàng năm trở về Fansipan mỗi mùa Vu lan (Ảnh: Sun World Fansipan Legend).
Trải qua hàng nghìn năm, lễ Vu lan báo hiếu đã trở thành một trong những ngày lễ in sâu trong đời sống tinh thần của nhiều người Việt, vượt qua ngày lễ tôn giáo thông thường và trở thành ngày của văn hóa, tình người. Cũng vì thế giờ đây, "nóc nhà Đông Dương" Fansipan, nơi đỉnh thiêng nước Việt, đã trở thành điểm đến, chốn trở về của Phật tử, du khách mỗi mùa Vu lan.
Núi Bà Đen - 'thánh địa' hành hương dịp cuối năm Linh thiêng và nhiều công trình tâm linh kỳ vĩ, độc đáo là lý do giúp núi Bà Đen trở thành thánh địa hành hương, đặc biệt vào dịp cuối năm. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Minh Tú Đi chùa Bà lễ tạ cuối năm Đầu năm, hàng vạn người dân từ Tây Ninh và...