Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
Giai đoạn 2021 – 2025, huyện Khánh Vĩnh ( Khánh Hòa) đề ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất tập trung ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Chuyển đổi hàng trăm héc ta cây trồng
Theo ông Lương Nguyễn Nhật Trường – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh, thời gian qua, thời tiết khá thuận lợi cho người dân sản xuất, gieo trồng, nhưng giá một số nông sản như mía, mì thấp nên giai đoạn hiện nay, người dân đã dần chuyển diện tích sang trồng các cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, ổn định hơn. Năm 2021, diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm kém hiệu quả đạt 61ha/101ha kế hoạch đề ra; không có diện tích sản xuất bỏ vụ.
Video đang HOT
Sản phẩm bưởi da xanh được trồng theo chuẩn VietGAPtại xã Khánh Hiệp.
Nhằm tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi của địa phương, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho người dân, thời gian qua, huyện Khánh Vĩnh đã ban hành nhiều kế hoạch phát triển nông nghiệp với mục tiêu cụ thể để triển khai đến năm 2025. Trong đó, kế hoạch chuyển đổi cây trồng đến năm 2025 được triển khai trên 14 xã, thị trấn của huyện với tổng diện tích chuyển đổi giai đoạn 2021 – 2025 là 482ha. Nội dung này sẽ thực hiện đồng bộ với kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2025. Theo đó, huyện Khánh Vĩnh phấn đấu đến năm 2025, có 300ha cây ăn quả trở lên sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP; 5 vùng sản xuất được cấp mã số vùng trồng gồm các xã: Khánh Đông, Khánh Hiệp, Sông Cầu, Khánh Phú, Khánh Thành; tổng diện tích gieo trồng đạt 7.927ha.
Xây dựng các mô hình sản xuất tập trung
Trong chăn nuôi, địa phương xác định phát triển vùng chăn nuôi heo tập trung theo hình thức trang trại ở các xã: Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Nam, Khánh Thượng; chăn nuôi bò tập trung và vùng nguyên liệu phục vụ chăn nuôi bò tập trung tại xã Khánh Hiệp, đồng thời phát triển hình thức gia trại tại 13 xã đảm bảo tiêu chuẩn ngành và môi trường. Về nuôi thủy sản, huyện sẽ phát triển nuôi cá nước lạnh tại xã Sơn Thái, xã Khánh Phú; tại các hồ thủy điện, hồ thủy lợi ở các xã: Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Trung.
Với những mục tiêu đề ra, địa phương sẽ triển khai nhiều giải pháp để thực hiện. Trong đó, huyện sẽ hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm; công khai kết quả rà soát chuyển đổi quy hoạch 3 loại rừng theo kết quả rà soát, chuyển đổi rừng trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt. Với sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện sẽ tiếp tục phát triển nhãn hiệu tập thể đối với bưởi da xanh, khai thác và quảng bá thương hiệu rộng rãi; tập trung củng cố và nâng cao các sản phẩm đã được chứng nhận từ 3 sao theo chương trình OCOP; cải tiến kiểu dáng bao bì thuận tiện, hiện đại, phù hợp; có truy xuất nguồn gốc rõ ràng; khuyến khích các sản phẩm có nguồn nguyên liệu rõ ràng, ổn định tham gia chương trình OCOP.
Để xây dựng các mô hình sản xuất tập trung với quy mô lớn, đảm bảo môi trường, địa phương sẽ hỗ trợ các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện; ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết; thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm bưởi da xanh. Đồng thời, huyện khuyến khích phát triển nuôi bò thịt, heo thịt và gia cầm theo hình thức trang trại, gia trại đảm bảo vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh; phát triển chăn nuôi dê dưới vườn đồi, dưới diện tích tán rừng trồng…
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện Bá Thước
Thời gian qua, huyện Bá Thước thực hiện nhiều giải pháp, nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, qua đó góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân.
Người dân thị trấn Cành Nàng đưa cây trồng hiệu quả kinh tế vào sản xuất.
Năm 2015, anh Hà Văn Tuấn, thôn Tôm, xã Ái Thượng quyết định chuyển đổi gần 1 ha vườn tạp, để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn kỹ thuật lựa chọn cây trồng trọt, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, cùng sự chịu thương, chịu khó trong lao động, sau hơn 5 năm đã hình thành vườn cây ăn quả với 200 gốc bưởi da xanh, ổi, nhãn mang về nguồn thu nhập đáng kể. Dưới tán cây, anh kết hợp nuôi lợn thương phẩm, lợn nái, trâu bò và một số gia cầm khác... cho thu nhập khoảng 170 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định. Anh Hà Văn Tuấn cho biết: Việc chuyển đổi từ đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây, con giống cho năng suất là quyết định đúng đắn, nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 - 3 lần mà còn giúp gia đình hạn chế được tình trạng đất bỏ hoang...
Cũng như gia đình anh Hà Văn Tuấn, từ khi địa phương phát động chủ trương về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình ở xã Ái Thượng đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, từ đó xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp VAC, kinh tế trang trại hiệu quả...
Để khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Bá Thước ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển vật nuôi có lợi thế giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Trong đó, lựa chọn 6 loại vật nuôi, gồm: bò lai sind, bò Úc, lợn cỏ, vịt Cổ Lũng, dê núi, gà đồi và các loại thủy sản lồng bè trên sông Mã, hồ thủy điện. Đối với cây trồng thì khuyến khích đưa các loại cây, như: lúa, khoai tây, ngô dùng cho chăn nuôi, phát triển vùng rau an toàn... Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái; trồng rừng gỗ lớn; khoán khoanh nuôi; bảo vệ rừng phòng hộ; thâm canh khôi phục rừng luồng...
Từ những giải pháp trên, đến nay, huyện Bá Thước đã hình thành được 4 ha rau an toàn, 50.000 ha lúa, 250 ha nuôi trồng thủy sản sản lượng đạt 1.400 tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,5%; số lượng gia súc, gia cầm gần 50.000 con...
Định hướng trong thời gian tới, huyện Bá Thước sẽ triển khai thực hiện tốt một số chương trình trọng tâm, khâu đột phá mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Trước mắt, tập trung làm tốt công tác quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm và vùng phụ cận đến năm 2040, bảo đảm khoa học, kết nối hài hòa với quy hoạch phát triển chung của tỉnh và các địa phương trong vùng; thực hiện đồng bộ, hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, từng bước hình thành một số sản phẩm hàng hóa chủ lực, có lợi thế, xây dựng thương hiệu gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)...
Kon Tum đặt mục tiêu trồng mới 500ha loài cây "quốc bảo", giao cho doanh nghiệp trồng 482ha Năm 2022, tỉnh Kon Tum đặt ra mục tiêu trồng mới 500ha sâm Ngọc Linh và 2.000ha cây dược liệu khác. Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, ngành nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn giống đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nhằm thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kon...