Phát triển vắc xin COVID-19 cho trẻ nhỏ
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn. Dự kiến vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi sẽ có vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Khi nào trẻ có thể đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19?
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Khi nào trẻ có thể đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19? Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và loại vắc xin có sẵn. Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi. Trong khi đó, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 ở trẻ em dưới 12 tuổi.
TS. Dean A. Blumberg, trưởng khoa Bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa tại Đại học California, cho biết: Không có sự khác biệt giữa một đứa trẻ 12 tuổi và 11 tuổi, nhưng cần thực hiện các nghiên cứu để chứng minh rằng vắc xin là an toàn và hiệu quả.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra vắc xin ở trẻ nhỏ hơn.
Cần phải thực hiện nghiên cứu theo các độ tuổi khác nhau vì liều lượng có thể cần được điều chỉnh: Giảm liều nếu đó là liều dựa trên cân nặng hoặc có thể tăng liều do hệ miễn dịch chưa trưởng thành và để tìm kiếm bất kỳ loại nào các tác dụng phụ bất thường có thể xảy ra trong khi đạt được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Các thử nghiệm lâm sàng hiện có
Video đang HOT
Hiện tại, Pfizer đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 11 tuổi. Trẻ em đang được nghiên cứu ở ba nhóm tuổi: 6 tháng đến 2 tuổi, 2 đến 5 tuổi và 5 đến 12 tuổi.
Moderna cũng đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng cho trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi. Johnson & Johnson và Novavax đang tiếp tục thử nghiệm ở thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Kết quả từ các thử nghiệm ở trẻ nhỏ dự kiến sẽ có vào cuối năm nay. Pfizer đã tuyên bố rằng, họ sẽ có đủ dữ liệu để gửi giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ nhỏ hơn vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.
Những phản ứng trái chiều
Theo các nhà nghiên cứu, sẽ có nhiều phản ứng trái chiều giữa các bậc cha mẹ về việc đưa trẻ đi tiêm chủng. Có một số phụ huynh rất muốn con mình được tiêm chủng vì sợ COVID-19 khiến trẻ có thể bị ốm. Họ muốn trẻ yên tâm trở lại trường học và được tham gia các hoạt động bình thường.
Nhưng cũng có những người lại muốn chờ xem hiệu quả thực sự của vắc xin như thế nào và không muốn mình là người đầu tiên tiêm chủng. Ngoài ra, còn một số người do dự về vắc xin. Tuy nhiên, để vắc xin được những người này ủng hộ, hiện tại cần tuyên truyền, giáo dục sao cho họ nhận thức được vắc xin là an toàn. Theo thống kê, đến nay, đã có hơn 1,3 tỷ liều vắc xin COVID-19 được tiêm trên toàn thế giới.
Tại sao tiêm chủng cho trẻ em lại quan trọng?
Các chuyên gia hy vọng khi vắc xin được chấp thuận sử dụng cho trẻ nhỏ, chúng ta sẽ tiến một bước gần hơn đến việc đạt được miễn dịch cộng đồng và trở lại cuộc sống bình thường.
Chừng nào còn một bộ phận đáng kể dân số không được miễn dịch, sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng, sẽ tiếp tục lây truyền và phân đoạn dân số đó sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Các chuyên gia cho hay, trong vài tuần qua, trẻ em đã chiếm hơn 20% số ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là những ca nhiễm xảy ra ở một số người chưa có miễn dịch, những trẻ nhỏ hơn chưa đủ điều kiện để tiêm chủng.
Vắc xin Covid-19 hiệu quả thực tế tốt hơn thử nghiệm rất nhiều
Khi tiêm chủng trên diện rộng, các loại vắc xin ngừa Covid-19 gây ra ít tác dụng phụ hơn, chống được các biến thể.
Hàng chục nghìn người đã được tiêm vắc xin Covid-19 trong các thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, Pfizer làm giảm 95% nguy cơ nhiễm Covid-19, trong khi Moderna có hiệu quả là 94,5%. Trong khi đó, tiêm một liều của Johnson & Johnson giảm 72% nguy cơ lây nhiễm ở những người tham gia.
Ảnh minh họa: Webmd
Nhưng rất khó để so sánh 3 loại vắc xin vì các thử nghiệm diễn ra ở những giai đoạn khác nhau của đại dịch và ở những khu vực khác nhau.
Giờ đây, các khảo sát trong thực tế đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về việc vắc xin hoạt động ra sao khi đối mặt với các biến thể mới.
Theo đó, vắc xin của Pfizer và Moderna dường như hiệu quả trong cuộc sống thực.
Theo báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 2 mũi tiêm vắc xin làm giảm 94% nguy cơ mắc bệnh của 500.000 nhân viên y tế đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, hiệu quả sau 1 liều của Pfizer và Moderna là 80%.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mũi tiêm của Johnson & Johnson có hiệu quả 76% (thử nghiệm lâm sàng là 74%).
Trong khảo sát 1.800 bệnh nhân từ tháng 2 tới tháng 4, chỉ có 3 người dương tính SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin 15 ngày.
Cả ba loại vắc xin đã chứng minh được hiệu quả đến mức CDC công bố những người Mỹ hoàn thành việc tiêm chủng có thể tham gia vào mọi hoạt động mà không cần đeo khẩu trang hoặc giãn cách.
Vắc xin hiệu quả với các biến thể
Khi các biến thể của SARS-CoV-2 bắt đầu lan rộng vào tháng 12, một số nhà khoa học lo ngại vắc xin Pfizer hoặc Moderna sẽ không hiệu quả như giai đoạn xuân - hè. Đó là vì các thử nghiệm giai đoạn cuối của những công ty này diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11/2020, khi các biến thể chưa phổ biến.
Ngược lại, thử nghiệm giai đoạn cuối của Johnson & Johnson diễn ra muộn hơn, từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021.
Nhưng nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của những người tiêm Pfizer ở Israel cho thấy, các biến thể mới không làm giảm hiệu quả của vắc xin. Từ tháng 1 đến tháng 3, Bộ Y tế nước này đã thu thập dữ liệu từ hàng triệu người đã tiêm vắc xin Pfizer. Vào thời điểm đó, B.1.1.7, biến thể dễ lây lan hơn được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, là chủng virus nổi trội ở Israel.
Vắc xin Pfizer cũng hoạt động tốt với các biến thể ở Qatar. Những người dân nước này đã được tiêm đủ 2 mũi Pfizer có nguy cơ mắc Covid-19 do biến thể B.1.351 gây ra thấp hơn 75% so với những người chưa tiêm. Con số tương tự với biến thể B.1.1.7 là 90%.
Vắc xin Covid-19 thường gây ra các phản ứng phụ nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn cả trong và ngoài thử nghiệm lâm sàng. Nhưng các thống kê cho thấy, tác dụng phụ của Pfizer trong tiêm thực tế ít hơn thử nghiệm.
Khoảng 63% người tham gia thử nghiệm lâm sàng của Pfizer bị mệt mỏi, 55% đau đầu và 38% đau cơ.
Nhưng trong 28.000 người tiêm Pfizer ngoài thực tế, chưa tới 15% mệt mỏi sau liều đầu tiên hoặc thứ hai. Dưới 14% bị đau đầu và 5% đau cơ sau khi dùng liều đầu tiên hoặc thứ hai.
Nhóm phụ nữ được khuyến cáo nếu chẳng may bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao Các nhà khoa học đã khuyên bác sĩ nên xếp nhóm phụ nữ này vào nhóm nguy cơ cao nếu chẳng may họ bị nhiễm COVID-19. Sau một thời gian quan sát, các chuyên gia nhận ra rằng những người phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có vẻ dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn những người phụ nữ khác....