Phát triển tiêu chí sản xuất tại các xã nông thôn mới nâng cao
Tính đến đầu quý II-2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 25 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, chiếm 5,35% tổng số xã xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Là sự phát triển lên một tầm cao mới của xã đạt chuẩn NTM, ngoài phát triển hệ thống hạ tầng, yêu cầu đặt ra cho các xã NTM nâng cao là phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trở thành mục tiêu quan trọng để các xã phấn đấu thực hiện.
Cơ giới hóa khâu làm đất để trồng khoai tây theo vùng lớn tại xã nông thôn mới nâng cao Nga Trường (Nga Sơn). Ảnh: Lê Đồng
Nhằm tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho Nhân dân địa phương, thời gian gần đây, xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) không ngừng du nhập và phát triển các mô hình sản xuất mới. Trong trồng trọt, xã vận động nông dân dồn đổi ruộng đất, hình thành các vùng chuyên canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Các vùng trồng lúa và cây trồng kém hiệu quả được khuyến khích chuyển đổi thành trang trại, gia trại, mô hình cá – lúa, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Đến nay, xã đã chuyển đổi thành công hơn 100 ha đất trồng trọt kém hiệu quả thành các mô hình nông nghiệp hiệu quả cao, trong đó có 5 trang trại lợn và gia cầm quy mô lớn, 27 ha đồng nuôi trồng thủy sản chuyên canh, 6 mô hình cá – lúa kết hợp chăn nuôi… Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 3 HTX hoạt động hiệu quả, 89 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Từ phát triển sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong xã liên tục giảm trong những năm gần đây, năm 2018 có 33 hộ, chiếm 2,55%; năm 2019 còn 20 hộ, chiếm 1,54% và gần đây nhất là năm 2020 chỉ còn 10 hộ, chiếm 0,77%.
Video đang HOT
Tại huyện Vĩnh Lộc, xã Minh Tân lại phát huy được thế mạnh của các ngành nghề nông thôn và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp để phát triển kinh tế địa phương. Các nghề khai thác và chế tác đá, nghề mộc dân dụng, xây dựng, hoạt động vận tải, sản xuất gạch không nung, cơ khí… phát triển mạnh. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 99 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trong đó có 11 doanh nghiệp, 46 cơ sở chế tác đá mỹ nghệ, 3 công ty kinh doanh xăng dầu, 1 doanh nghiệp sản xuất phân bón. Các hoạt động sản xuất của các cơ sở và doanh nghiệp trên địa bàn đang tạo việc làm cho hơn 3.800 lao động địa phương và các xã lân cận với mức thu nhập từ 5 đến 20 triệu đồng/người/tháng. Trong nông nghiệp, xã đang có 38 hộ gia đình phát triển sản xuất theo hướng trang trại và chăn nuôi tổng hợp, nuôi trồng thủy sản với diện tích từ 1 ha trở lên, được quy hoạch ra các khu tập trung. Khoảng 5 năm qua, xã đã tích tụ thành công khoảng 100 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế hình thành các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa, cho thu nhập cao hơn.
Ngoài các mô hình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, nhiều xã NTM nâng cao đã thành công trong kêu gọi thành lập hoặc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân. Xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa) hiện có 15 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta đang giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Cách đó không xa, xã Hoằng Lộc cùng huyện cũng có 13 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Tại huyện Thọ Xuân, xã Xuân Bái cũng thu hút được công ty may mặc quy mô lớn, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động của xã và các địa phương lân cận. Từ đó, tỷ lệ lao động nông nghiệp ở các xã được chuyển dịch dần sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nhờ các doanh nghiệp về hoạt động, nhiều xã thuần nông trước kia, nay đã có trên dưới cả nghìn người được tuyển làm công nhân với thu nhập cao hơn hàng chục lần làm ruộng trước kia. Đơn cử như xã Định Long (Yên Định), hiện có hơn 1.000 lao động được tuyển vào làm việc tại các công ty trên địa bàn, xã miền núi Thành Hưng (Thạch Thành) cũng có khoảng 890 lao động làm việc và thu nhập ổn định tại các công ty. Đáng nói, khi ngày càng có nhiều lao động chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, diện tích ruộng đồng sẽ được nhường lại cho những lao động nông nghiệp còn lại. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhiều gia đình địa phương, các doanh nghiệp tổ chức tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Với riêng 14 xã mới được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đều tăng từ 1,7 đến 2,5 lần so với thời điểm đạt chuẩn NTM. Đơn cử như xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa) tăng 2,5 lần (từ 22 triệu đồng năm 2013 lên 56,26 triệu đồng), xã Đồng Tiến (Triệu Sơn) tăng 2,5 lần (từ 19 triệu đồng năm 2015 lên 48,78 triệu đồng), xã Thành Hưng (Thạch Thành) tăng 2,4 lần (từ 24 triệu đồng năm 2015 lên 58,3 triệu đồng), xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc) tăng 2,3 lần (từ 21,5 triệu đồng năm 2014 lên 49,79 triệu đồng)… Nhiều địa phương khi đạt chuẩn NTM nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 1% và đang tiếp tục giảm, như các xã Thành Hưng (Thạch Thành), Minh Tân (Vĩnh Lộc), Xuân Bái và Tây Hồ (Thọ Xuân), Định Long (Yên Định), Hoằng Đại (TP Thanh Hóa), Hoằng Lộc và Hoằng Đồng (Hoằng Hóa).
Qua khảo sát, các xã NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm này đều phát triển tốt các mô hình sản xuất. Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao, nhiều địa phương tiếp tục phấn đấu xây dựng xã NTM kiểu mẫu, mà ở đó, tiêu chí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xem là nền tảng, là đòn bẩy để thực hiện những tiêu chí còn lại.
Lấy sản xuất làm nền tảng xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tây Hồ
Những ngày đầu năm 2021, Tây Hồ là 1 trong 3 xã của huyện Thọ Xuân được thẩm định và công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao.
Quá trình thực hiện 15 tiêu chí của xã NTM nâng cao ở xã Tây Hồ có sự tác động tích cực từ phát triển các mô hình kinh tế tại địa phương.
Xã Tây Hồ phát triển nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Năm 2016, xã Tây Hồ được công nhận đạt chuẩn NTM, sau đó chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp tục triển khai nâng cao các tiêu chí, xây dựng tiêu chí của xã NTM nâng cao. Trong 4 năm qua, xã tiếp tục xác định phát triển các mô hình sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân chính là nền tảng, là điều kiện cần để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng theo những yêu cầu mới. Phát huy lợi thế là xã nằm sát ngay thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân, xã Tây Hồ đã khuyến khích phát triển mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ. Hiện nay, toàn xã có 237 cơ sở kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, như: hàng tạp hóa, dịch vụ xay xát, hàng nhôm kính, vận tải, xây dựng... Trên địa bàn xã còn có 12 doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, với tổng doanh thu năm 2020 đạt 78 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần đưa thu nhập bình quân của xã các năm qua liên tục tăng.
Trong nông nghiệp, xã phát huy được vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp Tây Hồ đứng ra cung ứng các dịch vụ nông nghiệp cho nông dân, như làm đất, gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp, cung ứng giống cây trồng, phân bón... Hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp ở xã Tây Hồ đạt khá cao, trong đó khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%, khâu gieo trồng đạt hơn 60%, khâu chăm sóc đạt gần 70%. HTX đã làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân địa phương với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Từ năm 2018 đến nay, HTX đã thay mặt các hộ dân địa phương, phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam để triển khai chuyên canh 30 ha lúa VNR20. Việc hợp tác giữa các bên tốt nên sau nhiều vụ, không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết, sản phẩm lúa thương phẩm được phía doanh nghiệp bao tiêu đầu ra bền vững. Đó cũng chính là cơ sở để xã đã và đang xây dựng vùng lúa thâm canh theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ với diện tích gần 151 ha.
Những năm gần đây, địa phương đã khơi dậy tiềm năng đất vườn của 338 hộ gia đình để trồng cây ăn quả, rau màu, hoa... Trong năm vừa qua, tổng giá trị sản phẩm từ vườn hộ mang lại đạt hơn 3,8 tỷ đồng, bằng 11,54% giá trị sản phẩm nông nghiệp toàn xã.
Xuất khẩu lao động cũng được xã Tây Hồ coi là một kênh phát triển kinh tế quan trọng cho Nhân dân địa phương. Theo đó, xã đấu mối với các công ty, cùng các phòng, ban liên quan trong huyện để tìm nguồn việc làm ở những thị trường lao động tiềm năng. Hiện nay, xã đang có 32 người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Mỗi tháng, mỗi lao động gửi về 40 đến 50 triệu đồng, tương đương hàng tỷ đồng mỗi năm.
Khi các tiềm năng được khơi dậy, kinh tế địa phương tăng trưởng, thì thu nhập của Nhân dân liên tục tăng cao. Nếu năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 24,5 triệu đồng, thì đến năm 2019 đã đạt 42 triệu đồng và năm 2020 tăng lên gần 50 triệu đồng. Trong 5 năm qua, xã đã huy động gần 298 tỷ đồng để xây dựng NTM nâng cao. Đến nay, hầu hết các tuyến đường trục xã, trục thôn, 69 tuyến ngõ xóm, 41 tuyến giao thông nội đồng đã cơ bản được kiên cố nhựa và bê tông hóa. Cả 3/3 thôn trên địa bàn đều được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đều có nhà văn hóa và khu thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho cư dân địa phương. Một diện mạo NTM nâng cao đã hiện hữu với sự khang trang, sạch đẹp ở vùng quê Tây Hồ, trở thành nền tảng để chính quyền và Nhân dân địa phương tiếp tục xây dựng nên "vùng quê đáng sống" theo mục đích mà chương trình xây dựng NTM hướng tới.
Đảng bộ xã Vạn Thiện lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới Những năm qua, Đảng bộ xã Vạn Thiện (Nông Cống) luôn chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở cơ sở, lãnh đạo Nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao mức sống cho người dân,...