Phát triển thành công lá nhân tạo có thể quang hợp “như thật”, vừa loại được CO2 lại vừa tạo ra cả oxy và nhiên liệu
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm thêm cách thức tăng sản lượng methanol và thương mại hóa công nghệ mới, ứng dụng nó vào những ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu.
Chưa hết, ta có thể áp dụng công nghệ lọc CO2 này vào các nhà máy điện, những nguồn thải CO2 lớn nhưng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
Theo nghiên cứu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi mọi quốc gia dừng việc xả thái carbon tức thời, ta cũng không cứu vãn được tình hình hiện tại; Trái Đất vẫn đối mặt với tình hình biến đổi phức tạp và khó lường. Ta cần phải tìm ra cách xử lý lượng CO2 đang tồn tại trong bầu khí quyển.
Đó là lúc ta tìm tới những phương pháp lọc CO2 hiệu quả, một loạt phương pháp mới được nêu ra, trong đó có cách thức loại bỏ carbon này được truyền cảm hứng trực tiếp từ Mẹ Thiên nhiên: một loại “lá nhân tạo” có thể bắt chước được cả năng lọc CO2 như lá cây thật. Đây là kết quả nghiên cứu của đội ngũ nghiên cứu đa quốc gia tới từ Đại học Waterloo.
Đặc biệt hơn, thứ lá nhân tạo này còn biến CO2 thành nhiên liệu, một công đôi việc luôn. Báo cáo khoa học mới được đăng tải trên tạp chí Nature mở ra một khả năng xử lý CO2 mới.
Dẫn dắt đội ngũ nghiên cứu là Yimin A. Wu, công tác tại với Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Nano thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne (ANL) và cũng là giáo sư chuyên ngành kỹ thuật trực thuộc Viện Công nghệ Nano Waterloo (WIN). Hai đơn vị khác cùng tham gia nghiên cứu là Đại học Bang California và Đại học Hong Kong.
Trong tự nhiên, thông qua quá trình quang hợp, thực vật chuyển CO2 trong khí quyển thành glucose và oxy. Diệp lục trong lá cây chính là thành phần tối quan trọng trong phản ứng hóa học đặc biệt này. Cây lấy năng lượng từ glucose, và oxy sẽ là phụ phẩm thải lại ra môi trường.
Theo lời giáo sư Wu giải thích, ông và đội ngũ của mình cũng ứng dụng phương cách xử lý CO2 tương tự, quá trình quang hợp của lá nhân tạo cũng tương tự, chỉ khác ở sản phẩm đầu ra.
“ Chúng tôi gọi nó là lá nhân tạo bởi nó bắt chước được quá trình quang hợp của lá thật. Một chiếc lá tạo ra glucose và oxy, còn chúng tôi tạo ra methanol và oxy“, ông nói.
Phản ứng hóa học diễn ra trong phòng thí nghiệm.
Ngoài sự kiên nhẫn của đội ngũ các nhà khoa học, cố gắng từ năm 2015 tới nay, một điểm mấu chốt nữa của quá trình quang hợp này là thứ bột màu đỏ đồng ô-xít. Bột đồng ô-xít sinh ra từ phản ứng hóa học, khi glucose, đồng a-xê-tát, natri hydro-xít và natri dodecyl được hòa trong nước và hỗn hợp được đun nóng lên một nhiệt độ nhất định.
Sau khi có được thứ bột trên, các nhà khoa học sẽ đổ nó vào nước; bột sẽ đóng vai trò chất xúc tác khi hỗn hợp nhận thêm CO2 từ môi trường ngoài, và nhận một lượng ánh sáng nhân tạo từ một cỗ máy chiếu sáng chuyên dụng.
Thông qua quá trình quang hợp nhân tạo, phản ứng hóa học sẽ sản sinh oxy, trong khi đó CO2, nước và hỗn hợp bột xúc tác sẽ được chuyển hóa thành methanol. Bởi lẽ nhiệt độ sôi của methanol thấp hơn nước, khi toàn bộ hỗn hợp được đun nóng, các nhà khoa học sẽ thu thập được methanol khi nó bốc hơi trước.
Quá trình xử lý CO2 này tương tự phải một thử nghiệm do các nhà khoa học tại Đại học Cambridge thực hiện cách đây ít lâu; nhóm các nhà khoa học tại Anh cũng có một thiết bị tận dụng quá trình quang hợp để xử lý khí thải. Phụ phẩm sẽ được dùng trong sản xuất nhiên liệu, thuốc, nhựa và phân bón.
Thử nghiệm của các nhà nghiên cứu Cambridge.
Có hai lý do khiến cho quá trình xử lý CO2 này đáng chú ý.
Đầu tiên, việc loại bỏ CO2 khỏi bầu không khí sẽ khiến Trái Đất (và cả chúng ta) dễ thở hơn.
Thứ hai, quá trình trên sản sinh ra cả nhiên liệu. Trước mắt, chúng có thể là thứ thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, sử dụng trong giai đoạn chuyển đổi từ xe động cơ đốt sang phương tiện chạy điện.
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm thêm cách thức tăng sản lượng methanol và thương mại hóa công nghệ mới, ứng dụng nó vào những ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu.
Chưa hết, ta có thể áp dụng công nghệ lọc CO2 này vào các nhà máy điện, những nguồn thải CO2 lớn nhưng không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
“ Tiềm năng của hệ thống mới khiến tôi hứng thú vô cùng, khám phá này có thể thay đổi tất cả“, giáo sư Wu vui mừng nói. “ Vấn nạn biến đổi khí hậu đang trở nên cấp bách vô cùng, và cách thức mới của chúng tôi có thể làm giảm lượng CO2 phát tán ra môi trường, mà lại còn tạo ra được một thứ nhiên liệu thay thế mới“.
Tham kháo Universe Today
Theo Trí thức trẻ
Trạm khí tượng bí mật của phát xít Đức đã bị gấu "xóa sổ" như thế nào?
Trạm khí tượng bí mật của Đức Quốc xã ở Bắc Cực đã bị xóa sổ bởi một lý do khó ngờ - thịt gấu bị bệnh sán lợn.
Dấu tích còn lại của trạm khí tượng Schatzgraber; Nguồn: topwar.ru
Những "ngư dân" khí tượng
Từ những ngày đầu chiến tranh, quân Đức đã phải đối mặt với vấn đề thu thập dữ liệu khí tượng, đặc biệt là ở Bắc Cực vì đó là những thông tin vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với hải quân và không quân. Vì vậy, Đức Quốc xã đã nhanh chóng thiết lập một mạng lưới các trạm khí tượng tại Bắc Cực, theo đó, các toán khí tượng định kỳ được phái đến vùng Svalbard của Na Uy bằng tàu ngầm và máy bay, các thiết bị theo dõi thời tiết cũng được thả từ máy bay nhằm cung cấp số liệu khí tượng cho hải quân và không quân.
Một mắt xích mới trong mạng lưới các trạm khí tượng được đặt tại vùng đất Alexandra - một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Franz Josef Land trên biển Barents. Vị trí của trạm này có liên quan đến việc triển khai chiến dịch "Wunderland" ("Xứ sở thần tiên"), nhằm mục tiêu phá hủy các đoàn tàu phía bắc. Ở đây, Đức Quốc xã cũng lên kế hoạch triển khai một căn cứ nhỏ, có kho chứa nhiên liệu và dầu nhờn để tiếp liệu và hỗ trợ tàu ngầm.
Những "ngư dân" khí tượng; Nguồn: topwar.ru
Việc thiết lập trạm khí tượng được người Đức chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Từ những năm 1930, việc chụp ảnh từ trên không khu vực này đã được thực hiện. Các nhà khoa học khí tượng thuộc biên chế của trạm theo dõi thời tiết được huấn luyện trên dãy Alps, để làm quen với điều kiện Bắc Cực khắc nghiệt.
Tháng 8/1943, một tàu đánh cá bình thường nhẹ nhàng lướt sóng, cập bến khu đất Alexandra. Ít ai biết rằng tàu đánh cá nọ được một tàu ngầm Đức tháp tùng, và trên tàu đánh cá không phải là những ngư dân bình thường, mà là các nhà khí tượng học và binh lính của Đức Quốc xã. Toán 10 người đàn ông vội vã dỡ hàng nhưng không lộ vẻ sợ hãi. Vùng đất Alexandra hoàn toàn không có người ở, cách đảo 150km, trạm khí tượng Vịnh Yên tĩnh Liên Xô đang hoạt động. Tám nhà khí tượng học và hai sĩ quan Đức bắt đầu xây dựng trạm khí tượng mang tên Schatzgraber ("Thợ săn kho báu").
Các nhà khí tượng học quân sự
Quân Đức được trang bị các thiết bị hiện đại nhất thời bấy giờ, nên việc xây dựng trạm khí tượng đã không mất nhiều thời gian. Thực phẩm cho biệt đội này được được mang theo đủ dùng trong hai năm và tất nhiên, họ không quên mang theo cả vũ khí. Kho vũ khí chiến đấu của trạm bao gồm một súng máy MG-34, súng trường Mauser 98, lựu đạn M-24 và mìn Sprengmine 35. Trạm còn nhanh chóng được bao quanh một bởi một mạng lưới các bãi mìn, và một thời gian sau, Đức Quốc xã còn bố trí một sân bay dã chiến.
Những nhân viên khí tượng quân sự Đức; Nguồn: topwar.ru
Trạm này bao gồm 5 hầm nhỏ và một hầm lớn bằng gỗ, trong đó có bảy phòng - phòng để thiết bị, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp và ba phòng kho. Một phần tư boongke gỗ chìm trong lòng đất, và để ngụy trang, phần trên của công trình được sơn màu trắng và từ phía biển, không thể nhìn thấy khu hầm này. Ngoài các bãi mìn bao quanh trạm, một số hỏa điểm phòng ngự đã được xây dựng. Trạm thời tiết được chính thức vận hành bởi Hải quân Đức từ năm 1943 đến 1944, việc theo dõi khí tượng được thực hiện hàng giờ, trạm đã truyền về nhà khoảng 700 bản tin thời tiết.
Bất chấp điều kiện Bắc Cực khắc nghiệt, điều kiện sống của lính Quốc xã khá cao. Đồ ăn của họ bao gồm cá mòi Bồ Đào Nha, thịt bò và rau đóng hộp. Các nhà khí tượng còn có bia, vang, cà phê và trà, vấn đề duy nhất là mọi sản phẩm đều là "đồ hộp". Công việc không cản trở người Đức ở đó nắm bắt các khoảnh khắc để tiêu khiển hàng ngày. Người Đức thích chụp ảnh, trượt tuyết, tạo các sườn dốc để trượt tuyết, và cả săn bắn. Đối tượng săn là hải cẩu, gấu Bắc Cực... Tất nhiên, họ không bỏ phí thịt của những con thú bắn được, để đa dạng hóa chế độ ăn uống - điều đã dẫn đến việc "xóa sổ" trạm khí tượng.
Món thịt gấu trớ trêu
Sự sụp đổ đột ngột của trạm khí tượng đến từ một lý do không ngờ tới. Tháng 6/1944, tất cả thành viên của trạm có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm. Họ bị đau đầu dữ dội, tiêu chảy, mất ngủ, đau cơ lưng, bụng và mông. Các nhà khí tượng học và sỹ quan đã nôn mửa, dẫn đến mất nước và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, sĩ quan chỉ huy trạm và người giám sát trực tiếp đã gửi một bức điện khẩn về Berlin báo cáo tình hình bi đát của nhân viên trạm. Nhanh chóng và tỉnh táo đánh giá tình hình, một chiếc máy bay vận tải Focke-Wulf Fw 200 Condor với một bác sĩ ngay lập tức được gửi đến Alexandra.
Nhân viên khí tượng có nhiều trò giải trí; Nguồn: topwar.ru
Hóa ra toàn bộ nhân viên trạm đều bị bệnh sán lợn (trichinosis) cực kỳ nguy hiểm và nghiêm trọng, chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thực tế là tại tất cả các trạm ở Bắc Cực, thịt gấu Bắc Cực đã được tiêu thụ gần như thường xuyên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thịt của 90% gấu bị nhiễm ký sinh trùng. Để tiệt trùng loại thịt này, phải mất một thời gian dài, đến 3-4 giờ ninh sôi. Chỉ sau khi đun nấu lâu, thịt gấu mới có thể được dùng làm thức ăn. Đương nhiên, các nhà khí tượng học người Đức biết điều này, bởi vì đây chắc chắn không phải là lần đầu tiên nhân viên trạm này ăn thịt gấu. Rất có thể, họ đã nấu chưa kỹ.
Chiếc Focke-Wulf đã hạ cánh không suôn sẻ, nó mắc kẹt trong đất và bị hỏng khung. Trong khi bác sĩ khám chữa cho nhân viên trạm khí tượng, các phi công đã gửi một bức điện thông báo máy bay không thể cất cánh. Một lúc sau, một chiếc máy bay bay từ Svalbard với các bộ phận và phụ tùng cần thiết để sửa chữa thiết bị hạ cánh xuất hiện. Các thứ cần thiết đã được thả bằng dù xuống khu vực lân cận trạm khí tượng. Trong nửa ngày, các nhân viên trạm và các phi công đã kéo máy bay ra khỏi bãi lầy, sửa chữa thiết bị hạ cánh và đã rời bỏ vùng đất Alexandra mãi mãi. Thật ra vẫn có mưu đồ quay lại. Một nhóm các nhà khí tượng mới được phái đến đảo bằng tàu ngầm. Tuy nhiên, do tình hình băng đá cực kỳ khó khăn, họ đã không đạt được mục tiêu của mình.
Hồi sinh
Một trạm khí tượng bí mật được tình cờ được phát hiện vào năm 1947. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, những nỗ lực đầu tiên để khám phá trạm theo dõi thời tiết của phát xít Đức và rà mìn khu vực đã được thực hiện. Trong một thời gian, các nhà khí tượng Liên Xô đã sống tại trạm này. Nhưng không lâu sau đó, họ đã xây dựng lại trạm mới, và di sản của Đức đã bị phá hủy. Hầu hết những thứ của Đức Quốc xã còn sót lại đã bị thiêu hủy.
Hiện nay vùng đất của trạm Kladoiskatel được các nhân viên của Công viên quốc gia Bắc Cực (Nga) tích cực khám phá. Bất chấp việc trạm bị phá bỏ, nhiều cổ vật lịch sử của một thời chiến sự vẫn còn đâu đó. Các hiện vật khảo cổ mà các nhà nghiên cứu đang thu thập được là những bộ quần áo bảo hộ, những quyển sách có dấu thư viện Hải quân Đức, sổ ghi chép âm nhạc, tạp chí, hộp đựng rượu và nhiên liệu, đạn và hộp đạn,... v.v./.
CTV Lê NgọcVOV.VN
Theo vov.vn/Topwar.ru
NASA sẽ đưa robot tìm kiếm nước lên Mặt Trăng vào năm 2022 NASA có kế hoạch đưa robot lên Mặt Trăng vào năm 2022 nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của nước dưới bề mặt của hành tinh này, theo thông báo của cơ quan vào ngày 25/10. Đây là một phần quan trọng trong nỗ lực đưa con người lên Mặt Trăng vào năm 2024 của NASA. Ảnh: Reuters Các robot thăm dò nước...