Phát triển mạng “Internet nước sâu”
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Buffalo (New York, Mỹ) cho biết họ đang hoàn thành công nghệ để tạo ra một mạng “Internet trong lòng đại dương” nhằm chính xác và kịp thời phát hiện nguy cơ xuất hiện sóng thần.
Hiện nay, các nhà khoa học đang cố gắng để tạo ra một bộ tiêu chuẩn nhất quán trong việc thu thập và xử lý thông tin để tương tác hay chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc tế một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Không giống như mạng Wi-Fi thông thường, mạng “Internet nước sâu” sử dụng công nghệ sóng âm thanh.
(Ảnh minh họa – Nguồn: QTM)
Trong môi trường nước, sóng vô tuyến hoạt động không có hiệu quả. Liên lạc bằng radio dưới nước chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn nếu giải quyết được vấn đề tổ chức cho các hệ thống thông tin riêng biệt giao tiếp với nhau. Còn sóng âm thanh ngược lại-chúng hoạt động rất hiệu quả trong môi trường nước.
Video đang HOT
Thử nghiệm đầu tiên về hệ “Internet nước sâu” được tiến hành trong hồ Erie gần Buffalo bằng cách ngâm hai cảm biến đặc biệt xuống nước và dùng máy tính xách tay đặt trên bờ để nhận thông tin. Kết quả thử nghiện đã cho thấy, trong tương lai các cảm biến này, như những module chuẩn, có thể được sử dụng cho các vấn đề môi trường.
Vì chúng được tiêu chuẩn hóa ở mức quốc tế nên các module trên khi lắp ghép vào các thiết bị chức năng khác nhau đều có thể chuyển dữ liệu thu thập được thành “ngôn ngữ quốc tế” và do đó hữu ích trên bình diện quốc tế.
Theo Wi-Fi Science
Bổ sung "ngày chết" vào dữ liệu công dân
Thông tin cơ bản của công dân được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bổ sung thêm "ngày, tháng, năm chết".
Theo Dự thảo Nghị định mới mà Bộ Công an vừa công bố, một số thông tin như "tình trạng hôn nhân", "mã số thuế" sẽ được bỏ ra khỏi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công an vừa công bố để lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về công dân Việt Nam được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là nền tảng của việc cải cách thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân (Ảnh minh họa).
Nghị định cũ quy định, thông tin về công dân được thu thập đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm 22 thông tin cơ bản: số định danh cá nhân, ảnh chân dung, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, mã số thuế, họ tên cha mẹ, học vấn,...
Tuy nhiên, trong Dự thảo Nghị định mới, Bộ Công an đề xuất bớt đi nhiều thông tin. Do đó, số thông tin về một công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ còn 16 thông tin. Những thông tin công dân được quy định đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia trong Nghị định trước đây bị bỏ là: Tình trạng hôn nhân; Hộ chiếu; Thẻ bảo hiểm y tế; Mã số thuế cá nhân; Trình độ học vấn; Trình độ chuyên môn, kỹ thuật; nơi làm việc. Số Chứng minh nhân dân được thu thập vào Cơ sở dữ liệu là loại số CMND 9 số.
"Ngày, tháng, năm chết" là thông tin duy nhất mà Dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung vào thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Hiện nay, Bộ Công an vẫn đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khác xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có việc cấp mã số định danh cho công dân. Công việc trước mắt lâu nay cơ quan này vẫn đang thực hiện là cấp CMND mới có 12 chữ số.
Theo Khampha
Khi tội phạm công nghệ tìm đến ngân hàng Giới hacker đen chuyên nghiệp không chỉ tập trung vào việc ăn cắp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng mà có tổ chức các cuộc tấn công trực diện vào chính các dịch vụ ngân hàng. Trước đây, những hacker chỉ tạo ra các vụ scandal bằng cách đánh sập một trang web nào đó để đánh bóng tên tuổi của mình....