Phát triển kinh tế số, Việt Nam phải đối mặt với loạt thách thức về an ninh thông tin
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực trong phát triển kinh tế số, Việt Nam có thể phải đối mặt với loạt thách thức về an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao…
Kinh tế số, TMĐT đang phát triển mạnh tại Việt Nam
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, tại phiên thảo luận về “Thị trường số, Cơ hội toàn cầu” trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định: Xu hướng số hoá đang xuất hiện ở mọi lĩnh vực và ngành kinh tế.
Sự thay đổi của khoa học và công nghệ dẫn đến thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như phương thức và cách thức tổ chức của các doanh nghiệp.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, ứng dụng các công nghệ số tiên tiến mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet, đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Video đang HOT
Lấy ví dụ với thương mại điện tử (TMĐT), Việt Nam đang chứng kiến mức tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2014, doanh thu bán lẻ TMĐT ước tính đạt 2,97 tỷ USD, chiếm khoảng 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
Với mức tăng trưởng trung bình khoảng 29% mỗi năm, đến năm 2017, thống kê ban đầu cho thấy quy mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2016, chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Dự kiến vào năm 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; doanh số TMĐT B2C sẽ đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với một số thách thức như sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống; thách thức về an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao.
Để phát triển kinh tế số, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất các nhà hoạch định chính sách ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số không những ở cấp quốc gia, mà còn chung cho toàn khu vực ASEAN.
Trong đó, cần chú trọng những vấn đề như đẩy mạnh an ninh mạng và luồng dữ liệu xuyên biên giới, tạo điều kiện sự phát triển của TMĐT và tài chính di động, tăng cường tiếp cận số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số…
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị WEF tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương trong xây dựng và thực thi các sáng kiến về kinh tế số và TMĐT.
Ngoài ra, với việc WEF có số lượng thành viên đồ sộ là các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất – kinh doanh khác nhau, Bộ trưởng đề nghị WEF mở rộng triển khai hợp tác trong những lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm và còn nhiều tiềm năng như năng lượng mới và năng lượng tái tạo, công nghiệp hỗ trợ…
Theo ITCNews
Các nhà nghiên cứu phát triển ứng dụng đo huyết áp cho iPhone, không cần cảm biến như của Galaxy S9
Các nhà phát triển đã tận dụng camera selfie và 3D Touch để tạo ra ứng dụng đo huyết áp cho iPhone.
Đầu năm nay, Samsung đã tung ra thị trường bộ đôi Galaxy S9 và Galaxy S9 với một cảm biến mới được thêm vào - một giải pháp để đo huyết áp. Tuy nhiên, theo thử nghiệm của PhoneArena, đây chỉ là một tính năng bổ sung và bạn không nên quá tin tưởng nó như là đối với các thiết bị y tế chuyên dụng. Dù vậy, cảm biến này vẫn đủ tốt cho nhu cầu theo dõi huyết áp hàng ngày của bạn.
Điều đáng ngạc nhiên là một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Michigan (Anand Chandrasekhar, Keerthana Natarajan, Mohammad Yavarimanesh và Ramakrishna Mukkamala) đã tìm ra cách để phát triển một ứng dụng iPhone có thể làm điều tương tự mà không cần bất kỳ cảm biến nào. Ý tưởng cũng khá thú vị - người dùng cần đặt ngón tay lên phía trước iPhone của họ, cố gắng che camera selfie và sử dụng một chút lực lên màn hình (như hình minh họa). Sau đó, ứng dụng sẽ sử dụng các dữ liệu từ cảm biến camera và cảm biến lực 3D Touch.
Chúng ta cũng đã từng thấy một số ứng dụng sử dụng cảm biến camera của điện thoại để đo huyết áp. Tuy nhiên, việc sử dụng 3D Touch ở đây là sáng tạo và dường như có lợi cho độ chính xác của phép đo. Theo nghiên cứu, trong quá trình thử nghiệm, ứng dụng cho thấy sự chênh lệch cao hơn khoảng 2mmHg so với một chiếc vòng đeo tay chuyên dụng. Nói cách khác, nó không phải là siêu chính xác, nhưng sử dụng cho mục đích theo dõi nhịp tim hàng ngày là phù hợp.
Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ phát hành chính thức ứng dụng này vào đầu năm 2019. Vì iPhone rất phổ biến, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng họ sẽ giúp cải thiện rất nhiều cho việc chăm sóc sức khỏe của người dùng.
Apple có vẻ như đang ở trong thế cân nhắc có nên loại bỏ 3D Touch trên iPhone 2019 của mình hay vẫn tiếp tục giữ lại. Tại sao? Các màn hình cảm ứng lực rất đắt tiền nhưng phần lớn người dùng lại không quan tâm đến việc sử dụng 3D Touch. Việc có vài nhà phát triển tìm thấy cách để tận dụng 3D Touch cũng không thể trở thành lí do thuyết phục Apple giữ lại công nghệ này.
Theo Genk
Google Assistant đã hiểu được cùng một lúc 2 ngôn ngữ Google mới đây vừa giới thiệu thêm cập nhật mới cho trợ lý ảo Assistant của mình, cho phép nó hiểu được hai ngôn ngữ cùng lúc. Theo đó, nếu bạn hỏi Google Assistant một câu hỏi ngẫu nhiên thì nó sẽ tự động nhận biết đó là ngôn ngữ nào và trả lời nhanh chóng. Điều này giúp loại bỏ những thao...