Phát triển dịch vụ tài chính chính hỗ trợ chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh đại dịch đã và đang làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Việt Nam, hoạt động tư vấn thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam thông qua việc hỗ trợ tài chính, cải thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng sẽ giúp các DN nhanh hồi phục chuỗi cung ứng, mở rộng sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường mới và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Chú trọng phát triển dịch vụ tài chính chính hỗ trợ chuỗi cung ứng
Tại Hội nghị Thường niên lần thứ 8 – Mạng lưới phát triển cơ sở hạ tầng tài chính (FIDN) do Hội đồng tư vấn DN APEC (ABAC) và IFC với sự hỗ trợ của NHNN và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) phối hợp tổ chức ngày 26/11, ông Đỗ Hoàng Phong – Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, thực tế cho thấy, dịch vụ tài chính là một trong những yếu tố thiết yếu để cải thiện khả năng cạnh tranh của các chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng kết nối các nhà thu mua, các công ty cung ứng và các tổ chức tín dụng sẽ cho phép các nhà cung cấp và phân phối tối ưu hóa quản lý vốn lưu động bằng cách chuyển đổi các khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền mặt và tiếp cận tín dụng với chi phí thấp hơn. Các dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng còn cho phép các nhà cung ứng thực hiện nhiều giao dịch tài khoản mở hơn nữa, thu hút các nhà thu mua toàn cầu hơn.
Hội nghị Thường niên lần thứ 8 – Mạng lưới phát triển cơ sở hạ tầng tài chính (FIDN) của các quốc gia nền kinh tế thành viên APEC
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây, với các hiệp định thương mại tự do đang mở ra cơ hội thị trường mới cho các DN trong nước. Tuy nhiên, việc thiếu vốn lưu động và các dịch vụ ngân hàng tài trợ giao dịch như tài trợ chuỗi cung ứng đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn hoặc phát triển mối quan hệ mới với các đối tác trong chuỗi giá trị.
Theo thống kê của Hệ thống quốc gia Đăng ký giao dịch đảm bảo, số lượng các đăng ký giao dịch đảm bảo bằng các khoản phải thu và hàng tồn kho chỉ chiếm khoảng 30% tổng số các đăng ký, thấp hơn đáng kể so với các thị trường phát triển hơn.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của NHNN thời gian qua các chính sách tài chính có thể hỗ trợ khu vực DN sản xuất, kinh doanh thông qua việc NHNN hỗ trợ các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ hiện hành cho các khách hàng, miễn giảm lãi trong thời kỳ DN không có doanh thu, chủ động ban hành các văn bản và yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng để xây dựng chương trình, kịch bản hành động của ngân hàng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, tạo khuôn khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Hỗ trợ DN ổn định và phát triển chuỗi cung ứng
Tiềm năng của thị trường tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam được ước tính hiện có thể đạt hơn 33 tỷ USD. Tuy vậy, để khai thác được tiềm năng này, Việt Nam cần cân nhắc các giải pháp cần thiết để phát triển thị trường. Hệ thống chính sách và hướng dẫn thực hiện liên quan đến tài trợ chuỗi cung ứng, sự phát triển của các công ty tài chính thương mại như công ty tài chính bao thanh toán và tổ chức cho vay không nhận tiền gửi, sự tham gia của các công ty quản lý tài sản đảm bảo, và nền tảng công nghệ và số hóa tài trợ chuỗi cung ứng… là những lĩnh vực cần sớm được cải thiện để thiết lập hệ sinh thái giúp tài trợ chuỗi cung ứng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Kobsak Duangdee – Chủ tịch Nhóm Công tác về thị trường tài chính – Đồng Chủ tịch Nhóm làm việc về tài chính và các vấn đề về nền kinh tế của APEC – cho biết: Hiện nay, IFC cùng với sự hỗ trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), đang triển khai dự án tư vấn thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam thông qua cải thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng ngành, năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng và nhận thức của các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hiện nhóm đã hoạt động và hỗ trợ cho 140 quốc gia và nhận được 1.400 sáng kiến.
Bên cạnh đó, tác động từ dịch Covid- 19 cũng đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới. Đây thật sự là cơ hội giúp các DN Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thật sự, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến cố thị trường, tái cấu trúc DN theo hướng hiệu quả, phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả hơn – Ông Kobsak Duangdee nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế vẫn đang ẩn chứa nhiều biến động khó lường, việc thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững đang được coi là một trong các con đường có yếu tố quyết định để phục hồi và tạo đà bứt phá cho khu vực DN và tăng trưởng kinh tế đất nước. Vấn đề này cũng đã được đặt ra trong Luật Hỗ trợ DNNVV với một trong ba nội dung trọng tâm là hỗ trợ các DNNVV tham gia sâu vào mạng lưới liên kết, chuỗi cung ứng trong nước và toàn cầu.
Thị trường tài chính 24h: Nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh sau 3 tháng tăng mạnh
VN-Index chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm; "Nóng" chuyện cho vay qua ứng dụng; Tháng 7, tận dụng nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu; Đua vốn theo tin đồn, dễ mất; Thị trường chứng khoán kiểm nghiệm với làn sóng Covid thứ hai; Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng; Fed và Bộ Tài chính tuyên bố trái chiều về tình trạng phục hồi nền kinh tế Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 1/7 tăng 110.000 đồng/lượng chiều mua vào và 140.000 đồng/lượng chiều bán ra o với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và 320.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết ở mức 49,45 - 49,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 7,5 USD lên 1.780,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.790 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt đôi chút và về gần 1.785 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 4 USD lên 1.804,5 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,05% lên 97,44 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.235 đồng, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.290 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,11 USD ( 2,83%), lên 40,38 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,11 USD ( 2,69%), lên 42,38 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index chấm dứt chuỗi 6 phiên giảm, hồi phục hơn 18 điẻm
Trong phiên sáng, VN-Index chinh phục lại mốc 830 điểm nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm, nhưng thanh khoản thấp.
Ngay khi bước vào phiên chiều, dòng tiền tự tin giải ngân, nhất là tại nhiều mã thị trường, trong đó có hàng chục mã lên trần và nhiều bluechip tăng điểm khá mạnh đã kéo VN-Index tăng hơn 18 điểm lên gần 845 điểm khi đóng cửa.
Nhóm cổ phiếu thị trường như FLC ITA, HQC, DLG, HAI, HHS, AMD, LDG, DAH, TNI, HBC đồng loạt tăng trần.
Trong nhóm bluechip ấn tượng có VRE 6,65%, VPB 5,62%, GVR 4,55%, STB 4,19%; BID 3,4%; CTG 3,5% và CTD tăng hết biên độ.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2,13 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 106,52 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 1/7: VN-Index tăng 18,38 điểm ( 2,23%), lên 843,49 điểm; HNX-Index tăng 1,92 điểm ( 1,75%), lên 111,69 điểm; UPCoM-Index tăng 0,53 điểm ( 0,95%), lên 56,05 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Theo dữ liệu vừa công bố, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 6 của Trung Quốc tăng lên mức 50,9 từ mức 50,6 của tháng 5, cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hồi phục tốt sau đại dịch.
Trong khi đó, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 tăng hơn dự kiến.
Với những dữ liệu trên, giới đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế nên rót tiền vào chứng khoán, bất chấp số ca lây nhiễm Covid mới gia tăng mạnh tại Mỹ.
Kết thúc phiên 30/6, chỉ số Dow Jones tăng 217,08 điểm ( 0,85%), lên 25.812,88 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 47,05 điểm ( 1,54%), lên 3.100,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 184,61 điểm ( 1,87%), lên 10.058,77 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, sau khi kết quả của một cuộc khảo sát hàng quý của Ngân hàng trung ương cho thấy, tâm lý hoạt động sản xuất kinh doanh giảm xuống mức tồi tệ nhất trong 11 năm.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,75% xuống 22.121,73 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,29% xuống 1.538,61 điểm.
Cuộc khảo sát Tankan của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cho thấy, tâm trạng của các nhà sản xuất lớn đã giảm xuống âm 34 điểm vào tháng 6 từ mức dương 8 điểm vào tháng 3.
Nhóm cổ phiếu lớn ô tô bị ảnh hưởng và suy yếu với Suzuki Motor Corp giảm 4,51%, Honda Motor Co Ltd giảm 2,03% và Nissan Motor Co Ltd giảm 1,63%.
Tâm lý nhà đầu tư đã bị giáng một đòn mạnh khác sau khi Bộ trưởng Nội các, ông Yoshi DA Suga nói rằng tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 có thể được áp dụng trở lại trong trường hợp xấu nhất.
Tokyo đã tìm cách khống chế các trường hợp nhiễm mới Covid-19 mới dưới 20 ca mỗi ngày kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 5, nhưng đã có sáu ngày liên tiếp gần đây có hơn 50 ca nhiêm mới mỗi ngày.
Chứng khoán Trung Quốc leo lên mức cao nhất trong 4 tháng qua, sau khi ngân hàng trung ương có động thái cắt giảm lãi suất.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,38% lên 3.025,98 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,01% lên 4.247,78 điểm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) tuyên bố rằng sẽ cắt giảm lãi suất tái chiết khấu và cho vay lại 25 điểm cơ bản kể từ ngày 1/7 nhằm giảm chi phí lãi vay cho các doanh nghiệp nhỏ và tại khu vực nông thôn.
Phiên hôm nay, đáng kể có cổ phiếu của nhà sản xuất rư ợu lớn nhất Trung Quốc Kweichow Moutai Co Ltd tăng 2,15% lên mức cao kỷ lục 1.494,27 CNY/cổ phiếu.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch nhân ngày được trao trả về Trung Quốc
Chứng khoán Hàn Quốc đảo chiều về dưới tham chiếu, do lo ngại căng thẳng Trung-Mỹ sau khi Luật an ninh mới chính thức có hiệu lực ở Hồng Kông.
Dữ liệu mới cho thấy, Xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 6 chỉ đạt 39,2 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4 và tháng 5, xuất khẩu cũng sụt giảm lần lượt 25,5% và 23,6%.
Bình quân xuất khẩu theo ngày trong tháng 6 lao dốc 18,5% so với một năm trước, tỷ lệ sụt giảm tương đương tháng 5.
Kết thúc phiên 1/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 166,41 điểm (-0,75%), xuống 22.121,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 41,31 điểm ( 1,38%), lên 3.025,98 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 1,63 điểm (-0,07%), xuống 2.106,70 điểm.
ĐHCĐ Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT): Dự báo 2020 khó khăn, TCT vẫn chia cổ tức 15% ĐHCĐ thường niên CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT - sàn HOSE) diễn ra ngày 30/6 đã thông qua đề xuất mức chia cổ tức năm 2019 là 15%. Tại phần thảo luận Đại hội, cổ đông đã đề nghị nâng mức chia cổ tức lên 20% như năm 2018 do tình hình hoạt động kinh doanh trong năm khá hiệu...