Phát triển cây dược liệu trên đất Quan Sơn
Những năm qua, dựa vào lợi thế, tiềm năng của địa phương (có độ che phủ rừng chiếm trên 87% đất tự nhiên), huyện Quan Sơn đã quan tâm phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Cây dược liệu được trồng tại xã Sơn Thủy.
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả công cuộc giảm nghèo bền vững; tháng 3-2018, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu tại huyện Quan Sơn, quy mô 5 ha (trong đó có 2 ha hà thủ ô đỏ, 2 ha thổ phục linh và 1 ha mã tiền) với 30 hộ dân tham gia. Kinh phí thực hiện dự án trên 3,5 tỷ đồng; trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng, số kinh phí còn lại tự huy động các nguồn hợp pháp khác. Để nhân rộng và phát triển cây dược liệu, huyện Quan Sơn đã quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung có chất lượng cao tại Vũng Cộp, bản Chanh, xã Sơn Thủy, quy mô 250 ha. Đồng thời, mời doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa vào đầu tư, liên kết sản xuất (là đơn vị hợp tác, liên kết đầu tư xây dựng vùng trồng cây dược liệu, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho bà con nơi đây)… Do vùng đất Vũng Cộp khí hậu ôn hòa, mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 18 độ C đến 25 độ C, độ cao khoảng 1.200m so với mặt nước biển, đất đai phù hợp, nên cây dược liệu trồng nơi đây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Sau hơn 3 năm xây dựng, người dân xã Sơn Thủy đã phát triển được hàng trăm ha cây dược liệu. Hàng năm, cung cấp khoảng 160 tấn quả sa nhân, 60 tấn mã tiền, 75 tấn hà thủ ô tươi, 60 tấn thổ phục linh… tạo nguồn dược liệu tươi có chất lượng cao cho các doanh nghiệp chế biến. Một số loại dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao, như: mã tiền, hà thủ ô đạt 400 triệu đồng/ha; thổ phục linh đạt 200 triệu đồng/ha… Việc áp dụng thành công dự án, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Thay đổi thói quen canh tác nhỏ lẻ, tự phát, trồng cây có giá trị thấp sang trồng theo mô hình công nghiệp có giá trị cao.
Phát huy kết quả đạt được từ mô hình trồng dược liệu tại xã Sơn Thủy, đầu năm 2021, dự án trồng cây quế dược liệu theo hướng công nghệ cao của gia đình ông Vi Văn Lợi, ở bản Khạn, xã Trung Thượng được triển khai thực hiện với tổng diện tích 30 ha. Dự án được hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh, về việc ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Ngoài hộ ông Lợi, tại bản Cha Lung, xã Tam Thanh còn có các hộ ông Lữ Văn Lý (trồng 10 ha), Hà Văn Nượng (trồng 15 ha), Hà Văn Thám (trồng 10 ha)… Hiện cây quế dược liệu đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt.
Quế là loại cây đa tác dụng, cung cấp tinh dầu làm dược liệu cho các ngành dược phẩm, mỹ phẩm. Đồng thời, cũng là nguyên liệu gỗ cho ngành chế biến lâm sản, sản xuất đồ mỹ nghệ và có tác dụng phòng hộ, có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Mặc dù vòng đời của cây quế là 15 năm nhưng việc thu hoạch sản phẩm có thể thực hiện từ năm thứ 5 khi tiến hành tỉa thưa và tỉa cành, lá. Tổng chi phí cho trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế cho mỗi ha trong 15 năm khoảng 160 triệu đồng. Còn tổng thu bắt đầu từ năm thứ 5 cho mỗi ha khoảng 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 1,05 tỷ đồng/ha; lợi nhuận bình quân 1 năm khoảng 70 triệu đồng/ha. So với cây keo lợi nhuận bình quân chưa đầy 2 triệu đồng/ha/năm thì rõ ràng trồng quế cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh tế vượt trội…
Kết quả đạt được từ những mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Quan Sơn bước đầu khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng và phát triển cây dược liệu. Qua đó giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, hợp lý. Nhiều mô hình được đầu tư hiệu quả cho thấy sự mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, tận dụng được lao động nông nhàn, khai thác tốt thế mạnh từng địa phương để phát triển một cách ổn định, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương… Để phát triển loại cây trồng này, thời gian qua huyện Quan Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp cùng chung tay tham gia phát triển các sản phẩm dược liệu. Đồng thời quy hoạch, bố trí đất đai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất; ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi và hệ thống điện… trong vùng sản xuất tập trung tại khu trồng dược liệu. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường tiêu thụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn. Có chính sách tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất.
Để phát huy kết quả đạt được, thời gian tới huyện Quan Sơn tiếp tục triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện các mô hình như: cải tạo giống cây dược liệu, nhân rộng các giống cây chất lượng và giá trị cao, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình; chú trọng giới thiệu, biểu dương những gương điển hình tiên tiến, sáng kiến, bài học kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ lồng ghép tất cả các nguồn vốn theo phương châm, đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức huy động vốn từ bên ngoài. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của xã, huyện; đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích, có hiệu quả; tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu.
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang): Bứt phá trong xây dựng nông thôn mới
Cuối tháng 10/2021, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã vinh dự được Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1812/QĐ-TTg công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Với kết quả 16/16 xã về đích; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 4 thôn NTM kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí của tỉnh Bắc Giang
Mô hình trồng dư lưới của HTX nông nghiệp Yên Dũng đã và đang mang lại hiểu quả cao.
Video đang HOT
Vượt qua khó khăn
Những ngày này về Yên Dũng, chúng ta dễ cảm nhận được niềm vui, sự tự hào, phấn khởi của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Yên Dũng, sau khi nhận được Quyết định số 1812/QĐ-TTg của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh ký công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
10 năm trước, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn muôn vàn khó khăn. Đường sá đi lại khó, các công trình thể thao, văn hóa, giáo dục, y tế... chưa được đầu tư, thì nay, tất cả các công trình trên đã đạt chuẩn.
Còn nhớ, năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM, huyện Yên Dũng được đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, kinh tế cơ bản độc canh cây lúa, còn địa hình thấp trũng, thường xuyên phải gánh chịu sự khắc nghiệt của thiên tai, bão lũ. Với tỷ lệ lao động làm nông nghiệp chiếm tới 65%, 19% lao động làm công nghiệp - xây dựng, lao động ngành nghề mới qua đào tạo chỉ chiếm 36%.
Biết rõ khó khăn, nên ngay từ đầu lãnh đạo huyện đã nhiều lần họp bàn và quyết định đưa ra 3 vấn đề trọng tâm cần giải quyết đó là: Phải nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Trong đó, việc dồn điền đổi thửa, được xác định là việc rất quan trọng, nên phải được tính toán kỹ, chi tiết, nhằm quy hoạch vùng sản xuất cây, con hợp lý, phù hợp địa hình và tập quán canh tác của nông dân địa phương. Tập trung giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh thu hút mạnh đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Để đạt mục tiêu đề ra, huyện chỉ đạo các thành viên BCĐ huyện chủ động xuống cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn đối với các xã được phân công phụ trách (ít nhất 01 lần/tháng); quan tâm, ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn vốn do ngành mình quản lý để đầu tư, hỗ trợ xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2021 và các tiêu chí của huyện NTM.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang thăm HTX nông nghiệp Yên Dũng.
Đối với công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn, huyện cũng đặt ra kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM theo hướng vai trò chủ thể người dân trong thực hiện Chương trình. Sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện thôn NTM, NTM kiểu mẫu nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, khơi dậy, phát huy năng động sáng tạo của người nông dân trong tổ chức thực hiện.
Tiếp tục đưa phong trào thi đua: "Yên Dũng chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2017- 2020", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" và các phong trào thi đua của ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương đi vào chiều sâu; nhân rộng các phong trào, mô hình đã đem lại hiệu quả, nhất là phong trào hiến đất, đóng góp tiền, ngày công xây dựng công trình công cộng; kịp thời tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM .
Đẩy mạnh tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tham mưu chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đối với cán bộ làm công tác xây dựng NTM; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm đề học hỏi cách làm hay, sáng tạo để vận dụng vào địa phương.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng NTM, cần sơ kết, tổng kết hằng năm để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, bảo đảm đạt hiệu quả cao, đưa chủ trương lớn của ảng, Nhà nước trở thành hiện thực cuộc sống.
Yên Dũng bứt phá về đích NTN
Với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, cùng đồng tâm đoàn kết, sáng tạo trong cách làm, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nông thôn huyện Yên Dũng đã thay đổi, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng khang trang, nhất là hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục.
Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vinh dự là 1 trong 3 huyện được Bộ GTVT tặng bằng khen vì có thành tích cao trong phát triển giao thông nông thôn.
Sự đồng tâm hiệp lực cao trong nhân dân, được thể hiện rất sinh động, khi Yên Dũng đã huy động gần 4.000 tỷ đồng để hoàn thiện kết cấu hạ tầng văn hóa, giáo dục, phát triển sản xuất, đồng thời vận động người dân hiến trên 21,3 ha đất thổ cư, 180 ha đất nông nghiệp, trên 216 nghìn ngày công lao động, phá dỡ 46,8 km tường rào để xây dựng công trình công cộng...
Từ sự đóng góp đó, Yên Dũng đã cứng hóa, cải tạo, nâng cấp được hơn 664km đường giao thông với kinh phí thực hiện trên 835,5 tỷ đồng, cứng hóa trên 445km đường giao thông nông thôn nội đồng với tổng nguồn lực trên 381 tỷ đồng... Nhờ đó, Yên Dũng đã vinh dự trở thành 1 trong 3 huyện trên toàn quốc được Bộ Giao thông Vận tải tặng Bằng Khen về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Về sản xuất nông nghiệp, Yên Dũng đặt ra nhiệm vụ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Cụ thể, thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gắn với xây dựng NTM. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hạ tầng HTX...
Có cơ chế khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm trên địa bàn nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện như: Khoai tây Yên Dũng, các sản phẩm rau củ quả...
Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của 39 HTX nông nghiệp trên địa bàn, nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả, để HTX thực sự là cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp...
Nhờ những cách làm sáng tạo, hiệu quả, đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên gần 50 triệu đồng/1 ha và thu nhập của người dân đạt 43 triệu đồng/người/năm, tăng 26,42 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Xuân Phú và Lãng Sơn và 4 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo tiêu chí của tỉnh.
Với đặc thù là địa phương có điều kiện phát triển kinh tế cao, có bề dày truyền thống phát triển từ lâu đời, xã Lãng Sơn, đã đưa ra những mô hình phát triển kinh tế hợp lý; đồng thời xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí NTM.
Sau khi dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa đã giải phóng cơ bản gánh nặng trên đôi vai của người nông dân, góp phần tăng năng xuất, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Chia sẻ thành công trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương, ông Vũ Trí Văn - Phó Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn cho biết, từ thực tế triển khai chương trình, xã nhận thấy phát huy dân chủ, tích cực tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay chính là "chìa khóa" để địa phương hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
"Khi triển khai, chúng tôi luôn coi việc xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp uỷ, chính quyền, MTTQ đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trình thực hiện, người dân vừa là chủ thể vừa là người trực tiếp thụ hưởng thành quả" - ông Văn chia sẻ.
Ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết, để có được kết quả trên, công tác tuyên truyền đóng một vai trò rất quan trọng, nhờ làm tốt công tác truyên truyền, dân vận khéo, mà các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được cụ thể hóa và đến với người dân một cách dễ hiểu nhất, kịp thời nhất.
"Yên Dũng đã vinh dự được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2021, đây là vinh dự, tự hào, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với toàn cán bộ, Đảng viên và nhân dân Yên Dũng. Việc phấn đấu đạt chuẩn NTM đã khó, việc giữ và phát triển hơn nữa để đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu lại còn khó hơn gấp bội. Bởi tiềm lực kinh tế của huyện chưa đủ mạnh, việc huy động sức dân có giới hạn, trong đó chất lượng các tiêu chí ngày càng nâng cao, đòi hỏi cần nhiều vốn. Do đó, Yên Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của tỉnh, trung ương và các bộ ngành, nhằm giúp Yên Dũng sớm hoàn thành huyện NTM kiểu mẫu" - ông Huy chia sẻ.
Hà Giang: Đồng Văn bảo tồn, phát triển vùng chè Shan tuyết Lũng Phìn Chè Shan Tuyết, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là giống chè nổi tiếng, mang hương vị đặc trưng của vùng núi đá, có giá trị kinh tế cao. Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn hướng dẫn người dân chăm sóc chè. Ảnh tư liệu Ông Nguyễn Thanh Viễn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đồng Văn cho biết:...