Phát triển các đáp ứng kháng thể chống lại các biến thể SARS-CoV-2

Theo dõi VGT trên

Hiện dữ liệu về tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch của vaccine COVID-19 trong nhóm phụ nữ mang thai còn hạn chế, trong khi nhóm này lại có nhiều nguy cơ mắc bệnh và tử vong do COVID-19.

Nghiên cứu về vaccine cho phụ nữ mang thai còn hạn chế

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có triệu chứng có nguy cơ phải nhập viện chăm sóc đặc biệt, phải thở máy và khả năng tử vong cao hơn so với những phụ nữ khác trong độ tuổi sinh đẻ. Gia tăng sinh nonthai chết lưu cũng đã được quan sát thấy ở những thai kỳ phức tạp với COVID-19.

Các vaccine hiện tại được chứng minh là an toàn, hiệu quả cao ở những người không mang thai. Về lý thuyết, các rủi ro của việc tiêm vaccine COVID-19 trong thời kỳ mang thai và trong thời kỳ cho con bú là rất hạn chế. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên được tiếp cận với các loại vaccine COVID-19 hiện có. Tại Mỹ, 11.087 phụ nữ mang thai đã được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không được tiêm vaccine trong thử nghiệm pha 3, do đó dữ liệu về tính an toàn của vaccine và khả năng sinh miễn dịch ở nhóm này vẫn còn hạn chế.

Phát triển các đáp ứng kháng thể chống lại các biến thể SARS-CoV-2 - Hình 1

Phát triển các đáp ứng kháng thể chống lại các biến thể SARS-CoV-2

Virus liên tục biến thể từ trình tự SARS-CoV-2 ban đầu. Biến thể D614G có khả năng lây nhiễm cao, đến biến thể B.1.1.7 có khả năng lây truyền cao hơn và biến thể B.1.351 còn có khả năng “trốn” miễn dịch tự nhiên… Do đó, trong nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh miễn dịch của vaccine COVID-19 RNA thông tin (mRNA) ở phụ nữ mang thai và cho con bú, bao gồm cả khả năng chống lại các biến thể SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 103 phụ nữ từ 18-45 tuổi, được tiêm vaccine COVID-19 mRNA-1273 hoặc BNT162b2, từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021. Trong đó 30 người đang mang thai, còn lại là phụ nữ không mang thai hoặc đang cho con bú; 28 phụ nữ đã xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021 (trong đó có 22 phụ nữ mang thai và 6 phụ nữ không mang thai).

Kết quả, sau liều vaccine thứ hai, sốt được ghi nhận ở 4 phụ nữ có thai, 7 phụ nữ cho con bú và 27 phụ nữ không mang thai. Các đáp ứng kháng thể liên kết, trung hòa và chức năng không trung hòa cũng như đáp ứng tế bào T CD4 và CD8 có ở tất cả những người tham gia. Các kháng thể liên kết và trung hòa cũng được thấy trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh và sữa mẹ. Hiệu giá kháng thể liên kết và trung hòa chống lại các biến thể SARS-CoV-2 B.1.1.7 và B.1.351 đã giảm xuống, nhưng các phản ứng của tế bào T vẫn được duy trì trước các biến thể của virus.

Như vậy, việc nhận được vaccine COVID-19 mRNA có khả năng sinh miễn dịch ở phụ nữ mang thai và các kháng thể tạo ra từ vaccine đã được vận chuyển đến máu cuống rốn trẻ sơ sinh và sữa mẹ. Tính sinh miễn dịch đã được chứng minh ở tất cả phụ nữ tham gia và các kháng thể sau tiêm vaccine được tìm thấy trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh và sữa mẹ. Những phụ nữ được tiêm vaccine có thai và chưa mang thai đã phát triển các phản ứng miễn dịch phản ứng chéo chống lại các biến thể SARS-CoV-2 đang được quan tâm.

Việc phát hiện các kháng thể liên kết và trung hòa trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh cho thấy việc truyền kháng thể mẹ qua nhau thai có hiệu quả. Việc tiêm phòng COVID-19 cho bà mẹ trong thai kỳ có thể mang lại những lợi ích tương tự cho trẻ sơ sinh không đủ điều kiện tiêm chủng. Tiêm phòng cũng tạo ra các kháng thể liên kết và trung hòa trong sữa mẹ, từ những người tham gia tiêm vaccine trong thai kỳ.

Video đang HOT

Dù kết quả khả quan, nhưng kết quả nghiên cứu này có một số hạn chế: Quy mô nghiên cứu nhỏ, do đó không thể đưa ra kết luận về tính an toàn và khả năng dung nạp vaccine trên diện rộng. Các mối tương quan giữa khả năng sinh miễn dịch và khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng COVID-19 vẫn chưa được xác định. Đây là một nghiên cứu thuần tập chứ không phải là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, khả năng tổng quát của các phát hiện có thể bị hạn chế. Các phản ứng miễn dịch được đánh giá trong một khoảng thời gian ngắn sau khi tiêm chủng. Vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu trong tương lai về vấn đề này.

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 "đáng kinh ngạc" sau khi tiêm vaccine Covid-19

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch quan trọng sẽ tồn tại lâu dài trong tủy xương của những người từng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine Covid-19.

Miễn dịch SARS-CoV-2 kéo dài trong bao lâu?

Theo 2 nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau khi tiêm vaccine. Các phát hiện này có thể giảm lo ngại về việc hiệu quả bảo vệ chống lại virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 đáng kinh ngạc sau khi tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt sau khi tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)

Hai nghiên cứu mới cho thấy, phần lớn những người đã phục hồi sau khi mắc Covid-19 và những người sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm liều vaccine tăng cường. Tuy nhiên, vẫn có 2 nhóm có thể cần tiêm vaccine tăng cường là những người đã tiêm vaccine nhưng chưa bao giờ nhiễm virus, và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature hôm 24/5, các tế bào có khả năng ghi nhớ virus sẽ tồn tại trong tủy xương và có thể tạo ra kháng thể khi cần thiết.

Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv, một trang web nghiên cứu sinh học, cho thấy những tế bào được gọi là tế bào nhớ B tiếp tục phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.

"Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch được tạo ra do lây nhiễm virus và tiêm chủng có thể sẽ tồn tại lâu dài", Scott Hensley, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết.

Trên thực tế, các tế bào nhớ B được tạo ra để phản ứng với sự lây nhiễm SARS-CoV-2 và trở nên mạnh mẽ khi con người tiêm chủng. Tế bào nhớ B có thể ngăn chặn các biến thể của virus và giúp không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường, theo Michel Nussenzweig, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller (Mỹ).

"Những người mắc bệnh và sau đó tiêm chủng sẽ có kháng thể tuyệt vời và cơ thể họ sẽ tiếp tục phát triển các kháng thể. Tôi hy vọng chúng sẽ tồn tại trong thời gian dài", ông Nussenzweig nói.

Khi lần đầu tiên gặp virus, tế bào B nhanh chóng sinh sôi và sản xuất kháng thể với số lượng lớn. Sau khi cơ thể trải qua tình trạng lây nhiễm cấp tính, một số lượng nhỏ tế bào B sẽ ở lại trong tủy xương và sản xuất đều đặn một lượng kháng thể.

Để xem xét các tế bào nhớ B đặc trưng cho virus SARS-CoV-2, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Ali Ellebedy của Đại học Washington đứng đầu đã phân tích mẫu máu của 77 người, bắt đầu từ một tháng sau khi họ mắc Covid-19. Chỉ 6 trong số 77 người phải nhập viện vì Covid-19, số còn lại có triệu chứng nhẹ.

Mức độ kháng thể ở những người này giảm nhanh sau 4 tháng lây nhiễm virus và tiếp tục giảm dần trong nhiều tháng sau đó. Theo NY Times, kết quả này thống nhất với kết quả từ các nghiên cứu khác.

Một số nhà khoa học giải thích rằng, sự sụt giảm kháng thể này là dấu hiệu của khả năng miễn dịch suy giảm, nhưng đó chính xác là những gì nằm trong nghiên cứu, các chuyên gia khác cho biết. Nếu phải mang lượng lớn kháng thể chống lại mọi mầm bệnh cơ thể từng gặp, máu sẽ trở nên dày đặc.

Lượng kháng thể trong máu sẽ giảm mạnh sau lây nhiễm cấp tính, trong khi đó, các tế bào nhớ B vẫn nằm yên trong tủy xương và sẵn sàng hoạt động khi cần thiết.

Từng mắc Covid-19 có cần tiêm vaccine không?

Nhóm của Tiến sĩ Ellebedy đã lấy mẫu tủy xương từ 19 người khoảng 7 tháng sau khi họ nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 15 người có tế bào nhớ B có thể phát hiện được, 4 người còn lại không có. Điều này cho thấy một số người có thể mang rất ít hoặc không mang tế bào nhớ B.

"Điều này cho thấy, ngay cả khi bạn đã nhiễm virus, không có nghĩa là bạn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ", Tiến sĩ Ellebedy nói. Kết quả này cũng củng cố ý kiến cho rằng những người đã phục hồi sau Covid-19 vẫn nên tiêm chủng, ông Ellebedy nói thêm.

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 đáng kinh ngạc sau khi tiêm vaccine Covid-19 - Hình 2

Tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần. (Ảnh minh họa: Getty Images)

5 trong số những người tham gia nghiên cứu của Tiến sĩ Ellebedy đã hiến tặng mẫu tủy xương 7-8 tháng sau khi họ nhiễm virus và hiến một lần nữa vào 4 tháng sau đó. Ông Ellebedy và các đồng nghiệp nhận thấy rằng số lượng tế bào nhớ B vẫn ổn định trong khoảng thời gian trên.

Jennifer Gommerman, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch tại Đại học Toronto, cho biết, kết quả của nghiên cứu đặc biệt đáng chú ý vì rất khó để lấy mẫu tủy xương.

Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, trên lý thuyết các kháng thể có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ, thậm chí có thể vượt xa tuổi thọ trung bình. Điều này gợi ý rằng tế bào B có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Nghiên cứu mới của Tiến sĩ Ellebedy đã đưa ra bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của tế bào nhớ B, Tiến sĩ Gommerman nói.

Nhóm của Tiến sĩ Nussenzweig đã xem xét quá trình các tế bào nhớ B phát triển theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã phân tích máu của 63 người đã khỏi Covid-19 khoảng một năm trước. Phần lớn những người tham gia xuất hiện các triệu chứng nhẹ khi mắc bệnh và 26 người đã tiêm ít nhất một liều vaccine Moderna hoặc Pfizer/BioNTech.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra những kháng thể trung hòa, cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm virus, không thay đổi trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Trong khi đó, những kháng thể có liên quan nhưng ít quan trọng hơn từ từ biến mất.

Khi các tế bào nhớ B tiếp tục phát triển, các kháng thể do chúng tạo ra đã phát triển khả năng vô hiệu hóa nhiều biến thể hơn.

Một năm sau khi lây nhiễm SARS-CoV-2, hoạt động vô hiệu hóa của kháng thể trong cơ thể những người tham gia nghiên cứu chưa được tiêm vaccine sẽ suy giảm trước mọi biến chủng của virus.

Việc tiêm vaccine sẽ khiến lượng kháng thể trong cơ thể được khuếch đại ở mức đáng kể. Ngoài ra, việc tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần.

Rand Paul, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky hôm 23/5 cho biết, ông sẽ không tiêm vaccine Covid-19 vì ông đã miễn dịch sau khi nhiễm virus vào tháng 3/2020.

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng khả năng miễn dịch đó sẽ đủ mạnh để bảo vệ ông Rand Paul trong nhiều năm, đặc biệt là khi các biến thể mới xuất hiện có thể vượt qua sức đề kháng của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nussenzweig cho thấy, những người đã hồi phục sau Covid-19 và sau đó đã được tiêm chủng sẽ tiếp tục có mức độ bảo vệ cực cao trước các biến thể mới, ngay cả khi không tiêm vaccine tăng cường.

"Phản ứng của tế bào nhớ B rất tốt, giống như những gì chúng tôi hy vọng", Marion Pepper, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch thuộc Đại học Washington (Mỹ) nói./.

*Loạt bài/bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025
Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"
15:38:20 21/02/2025
3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan
09:37:08 22/02/2025

Tin đang nóng

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025

Tin mới nhất

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...
Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

10:39:01 22/02/2025
Trong lá ngải cứu chứa đựng một lượng lớn các vitamin và khoáng chất quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

10:15:05 22/02/2025
Tuy vậy, tôi khuyến cáo không nên sử dụng tùy tiện những cách này do tinh dầu nóng trong lá trầu không có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc và nhiễm khuẩn nặng hơn.
Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

10:02:58 22/02/2025
Thông thường, triệu chứng cúm sẽ xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng nhiều trường hợp biến chứng viêm phổi, thường gặp ở trẻ nhỏ, người có tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim hay tiểu đường.
Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?

09:55:01 22/02/2025
Đặc biệt, các nhà khoa học thông qua nghiên cứu mới nhất còn phát hiện ra rằng loại virus vừa dược phát hiện có khả năng gắn kết với thụ thể ACE2, cơ chế tương tự như SARS-CoV-2, virus gây ra đại dịch Covid-19.
Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

09:51:23 22/02/2025
Mặc dù có nhiều loại bệnh tim khác nhau nhưng tất cả chúng đều có thể khiến máu lưu thông kém và khiến các sản phẩm trao đổi chất (chủ yếu là axit lactic) tích tụ trong các mô, có thể kích thích các đầu dây thần kinh và gây mệt mỏi.
Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

09:47:25 22/02/2025
Acid béo là thành phần của chất béo có trong thực phẩm. Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của chúng, acid béo có thể được chia thành các nhóm khác nhau: acid béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

09:41:29 22/02/2025
Theo đó, một số loại thuốc có hiệu quả hơn khi uống vào những thời điểm nhất định trong ngày, trong khi một số khác sẽ tăng nguy cơ tác dụng phụ bất lợi nếu uống không đúng thời điểm.
Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

09:32:02 22/02/2025
Đứng trên thảm, hai chân dang rộng hơn vai, xoay bàn chân phải ra ngoài sao cho các ngón chân hướng về phía cạnh ngắn của tấm thảm, bàn chân trái đặt nằm ngang.
Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

09:26:19 22/02/2025
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trước hết, mọi người nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và tuân thủ nguyên tắc 70% đến 80% no . Theo đó, no 70% làm cảm giác chưa no hẳn, ham muốn ăn giảm, tốc độ ăn cũng chậm lại đáng kể.
Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

09:21:32 22/02/2025
Cỏ sữa lá nhỏ vốn là một loại cỏ dại phổ biến ở các vùng nông thôn. Nó còn có tên gọi là "cỏ nghìn rễ" vì bộ rễ phát triển tốt, sinh sôi nhanh. Chúng thậm chí có thể xuất hiện trong các khe nứt trên sàn xi măng cũ, ở ven tường.
Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

09:14:53 22/02/2025
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp xét nghiệm khi phân tích 15 chủng HPV nguy hiểm nhất. Nghiên cứu này khẳng định rằng xét nghiệm tự lấy mẫu có độ chính xác tương đương với phương pháp truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Xem lại ảnh thời thơ ấu của chồng, người vợ nhận ra sự thật bất ngờ từ nhiều năm trước

Xem lại ảnh thời thơ ấu của chồng, người vợ nhận ra sự thật bất ngờ từ nhiều năm trước

Netizen

13:06:22 22/02/2025
Một người vợ đã vô cùng bất ngờ khi xem lại những bức ảnh thời thơ ấu của chồng và phát hiện mình từng chụp ảnh chung với chồng từ hồi mẫu giáo.
Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô

Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô

Lạ vui

13:05:45 22/02/2025
Mạng xã hội ở Trung Quốc đã vô cùng thích thú trước câu chuyện tình của đôi vợ chồng đến với nhau sau một vụ sự cốô tô tông vào xe đạp điện.
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?

Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?

Sao việt

13:01:34 22/02/2025
Netizen phát hiện ra vợ của Vũ Cát Tường có một điều lạ chính là dù thoải mái đăng bài nhưng lại khoá chế độ cho cư dân mạng bình luận.
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?

Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?

Hậu trường phim

12:54:00 22/02/2025
Thời điểm hiện tại, bộ phim Nữ Tu Bóng Tối đang thu hút nhiều sự chú ý. Lý do là bởi tác phẩm này có sự tham gia của dàn cast đình đám, bao gồm minh tinh hàng đầu Hàn Quốc là Song Hye Kyo.
Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo

Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo

Sao châu á

12:50:44 22/02/2025
Sáng 22/2, tờ Sports Kyunghyang khiến công chúng châu Á dậy sóng khi đưa tin nữ ca sĩ hàng đầu xứ Hàn Sunmi hiện dính cáo buộc lừa đảo liên quan tới 1 dự án NFT
Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27

Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27

Nhạc quốc tế

12:43:55 22/02/2025
Doechii - nữ rapper cực slay vừa kết hợp cùng Jennie trong single mới có hành trình sự nghiệp không hề dễ dàng.
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới

Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới

Nhạc việt

12:05:22 22/02/2025
Sau nhiều năm, Binz đã để lộ điểm yếu của mình theo cách không ngờ. Tuy chưa thể bằng được những Anh Tài có chuyên môn về vũ đạo nhưng nỗ lực của Binz vẫn đáng ghi nhận.
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?

Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?

Làm đẹp

11:48:38 22/02/2025
Mặc dù được đánh giá là lành tính, nhưng alpha arbutin vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ nhỏ như kích ứng da, phát sinh mụn trứng cá mức độ nhẹ, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc trở nên mẫn cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Pháp luật

11:33:48 22/02/2025
Liên tiếp các vụ côn đồ đường phố xảy ra ở nhiều nơi dù đã được lực lượng chức năng xử nghiêm theo hướng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp nhưng kiểu hành xử tự hung hãn vẫn cứ tái diễn khiến người dân bức xúc, bất bình.
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Sao thể thao

11:28:43 22/02/2025
Thần đồng bóng đá của Barca và Tây Ban Nha, Pau Cubarsi, vừa tiết lộ hình mẫu lý tưởng của anh. Theo đó, Virgil van Dijk chính là idol của cầu thủ 18 tuổi này.
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Thế giới

11:22:25 22/02/2025
Nghị sĩ Stanislav Balabanov của đảng ITN trong liên minh cầm quyền ở Bulgaria giải thích: Mục đích của tuyên bố là để trấn an người dân Bulgaria và nhấn mạnh rằng sẽ không có một binh lính Bulgaria nào được đưa đến Ukraine .