Miếng dán sticker được quảng cáo là diệt nCoV không cần rửa tay: Nhiều người lao vào mua nhưng chuyên gia chỉ rõ sự thật không ngờ
Sản phẩm được quảng cáo diệt khuẩn, diệt virus, khử mùi, trong đó có khả năng diệt SARS-CoV-2 nhưng thực tế không có khả năng thần thánh như nhiều người đang nghĩ.
Một sản phẩm được quảng cáo có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, diệt cả SARS-CoV-2…
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta. Đợt dịch lần thứ 4 này được nhận định phức tạp, khó khăn hơn cả so với những đợt dịch trước vì chủng mới nguy hiểm hơn. Thế nên, việc phòng chống dịch Covid-19 cũng được cảnh báo đến người dân, cần nâng cao mức độ phòng chống lây nhiễm bệnh lên một bước mới.
Bộ Y tế vẫn luôn nhắc nhở rằng cần phải nghiêm túc thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bao gồm đeo khẩu trang – rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn – Không tụ tập đông người – Khoảng cách tối thiểu 2m – Khai báo y tế đầy đủ… để phòng bệnh. Mặc dù không bỏ qua khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng gần đây, nhiều người bị thu hút bởi 1 sản phẩm được quảng cáo có tác dụng diệt khuẩn.
Như lời quảng cáo, sản phẩm này là một miếng dán được làm từ nguyên liệu Airpurity có công dụng diệt khuẩn/diệt virus/khử mùi. Miếng dán này đặc biệt được quảng cáo có khả năng “diệt virus corona tới 99,99%, để bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên và làm quà tặng đối tác, khách hàng… trong thời kỳ dịch bệnh nguy hiểm khó lường. Thời hạn diệt khuẩn, diệt virus lên tới 12 tháng” và dẫn kèm theo rất nhiều chứng nhận sáng chế cả ở trong nước lẫn quốc tế.
Theo mô tả, sản phẩm ở dạng sticker dán vào điện thoại, laptop, ipad, dán vào cửa nhà, bàn làm việc… siêu dễ dàng. Theo đó sản phẩm này được quảng cáo là rất dễ sử dụng, chỉ cần xoa tay vào những miếng dán này khi ngồi làm việc, cầm điện thoại, hay ngay cả ở nhà… là đã có hiệu quả diệt virus SARS-CoV-2 đến 99,99%, gần như tuyệt đối.
Những “lời có cánh” ấy đang khiến nhiều người, nhất là chị em phụ nữ sốt xình xịch, muốn mua gấp vài miếng dán để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong mùa dịch Covid-19.
Không có sản phẩm nào diệt khuẩn bàn tay, nhất là virus SARS-CoV-2 tốt bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn…
BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) khẳng định, không có bất cứ sản phẩm thần thánh nào chỉ cần đặt tay vào là có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, bao gồm cả virus SARS-CoV-2. “Chỉ có nước sát khuẩn, dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng được sử dụng khi rửa tay mới đảm bảo công đoạn rửa tay sạch sẽ, ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tốt nhất”, chuyên gia khẳng định.
Trả lời thêm về vấn đề này, BS Khanh nhận định, khi rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn mới có khả năng luồn lách không chỉ bề mặt của bàn tay mà còn các kẽ ngón tay. Đây là những vùng mà miếng dán diệt khuẩn dù có cố áp mọi ngón tay vào để ngăn chặn nCoV cũng không thể đảm bảo làm được 100%. Trong khi đó, dưới vòi nước xối mạnh, đôi bàn tay được rửa đúng theo các bước với xà phòng, dung dịch sát khuẩn sẽ đảm bảo diệt khuẩn tốt nhất.
“Ở góc độ chuyên gia, tôi không tin những sản phẩm này có thể thay thế xà phòng hay dung dịch sát khuẩn cũng như không cần rửa tay theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tất nhiên, quyền sử dụng là ở bạn nhưng chắc chắn không đảm bảo tránh lây nhiễm nCoV, thậm chí tạo tâm lý chủ quan, có thể dẫn đến những chuyện đáng tiếc. Nếu bạn vẫn muốn thử thì có thể mua dùng để yên tâm hơn, song song với đó vẫn cần rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn”, chuyên gia khẳng định.
Video đang HOT
Để đảm bảo rửa tay đúng cách, bạn cần chú ý thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần.
Dấu hiệu nhận biết người có khả năng sống thọ trên 100 tuổi: Bạn có bao nhiêu trong số 8 đặc điểm này?
"Sống lâu trăm tuổi" chính là mong ước của tất cả mọi người. Để xem cơ thể có khỏe mạnh và sống thọ hay không, hãy cùng kiểm tra xem bạn có 8 đặc điểm này không nhé!
1. Các vết thương rất mau lành
Nếu các vết thương dễ lành có nghĩa là khả năng đông máu cũng như khả năng diệt khuẩn của bạch cầu rất tốt. Nếu da bạn dễ để lại các vết bầm tím hoặc các vết thương rất lâu để lành lại, hãy đến gặp bác sĩ sớm.
2. Cân nặng được giữ ở mức ổn đinh
Theo Đông y, những người thừa cân sẽ thiếu khí, nhiều đờm, âm thấp; những người gầy sẽ thiếu âm, thêm hỏa. Cân nặng được duy trì ở mức ổn định chính là dấu hiệu để nhận biết một cơ thể khỏe mạnh. Việc tăng hoặc giảm cân đột ngột có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
3. Có một giấc ngủ ngon
Trạng thái ngủ lành mạnh nhất là ít mơ sảng, không bị thức dậy vào giữa đêm. Chất lượng giấc ngủ kém kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
4. Móng tay hồng hào
Màu sắc của móng tay phản ảnh tình trạng sức khỏe của cơ thể cũng như trạng thái thải độc. Móng tay hồng hào chứng tỏ máu cũng như lượng canxi, nội tiết vẫn ở mức bình thường. Bên cạnh đó, móng tay chính là một phần của gan. Sức khỏe của móng tay cũng sẽ phản ứng sức khỏe của lá gan.
5. Mái tóc bóng mượt
Y học cổ truyền tin rằng "tóc là khí huyết". Cơ thể càng khỏe mạnh thì lượng máu sẽ được bổ sung nhiều hơn, tóc sẽ được dưỡng ẩm tự nhiên. Ngược lại, khi bị thiếu máu, mái tóc sẽ dễ bạc trắng và gãy rụng.
6. Không có quá nhiều mỡ thừa ở bụng
Mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn báo hiệu tình trạng huyết áp cao, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc tiểu đường,...
Một nghiên cứu của Viện Lão hóa Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ bị béo bụng có nguy cơ tử vong cao hơn 20% so với người bình thường.
Hãy chú ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn quá muộn cũng như thường xuyên tập thể dục để kiểm soát cân nặng cũng như số đo vòng bụng.
7. Luôn có một tâm trạng vui vẻ, tích cực
Khi tâm trạng của bạn vui vẻ, tích cực cũng là lúc những enzym của cơ thể hoạt động ở trạng thái tốt hơn và giúp kéo dài tuổi thọ.
8. "Đi ngoài" 1-2 ngày một lần
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa và bài tiết. Táo bón lâu ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nội tiết cũng như khiến tinh thần căng thẳng.
Hãy uống một ly nước vào mỗi buổi sáng để thúc đẩy bài tiết và ngăn ngừa táo bón. Việc này cũng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn.
Mách bạn những thói quen lành mạnh để sống khỏe từ tuổi 20
1. Thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoài trời
Tạp chí y khoa của Anh "Journal of Epidemiology and Public Health" đã chứng minh được rằng những người thường xuyên vận động, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ không gặp phải tình trạng căng thẳng tinh thần hay các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.
2. Thường xuyên nấu ăn tại nhà
Việc tự nấu ăn sẽ giúp kiểm soát tốt các thành phần và độ tươi ngon của thực phẩm, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ đại học Cambridge cho thấy những người thường xuyên tự nấu ăn tại nhà có tuổi thọ trung bình cao hơn những người hay ăn ở ngoài. Việc tự nấu ăn sẽ giúp kiểm soát tốt các thành phần và độ tươi ngon của thực phẩm, đồng thời cũng dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
3. Không nên ngồi quá nhiều
Nếu bạn phải ngồi làm việc 8 tiếng/ngày, hãy đứng lên và vận động ít nhất 7,5 phút/ giờ hoặc đi bộ xung quanh văn phòng. Ngồi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cột sống cũng như các dây thần kinh ở cổ.
4. Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài
Bạn nên duy trì thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15-20 phút ngay cả trong mùa đông hoặc những ngày nhiều mây. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng có thể làm giảm tỷ lệ mặc ung thư da đến 50% và góp phần làm chậm quá trình lão hóa.
5. Tập thể dục mỗi tuần
Các chuyên gia khuyên mỗi chúng ta nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên tập các bài như nâng tạ, chống đẩy ít nhất 2 lần/tuần đề giúp trái tim khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ mặc bệnh tiểu đường.
Bài 3: "Bệnh nhân" và "thầy" trong các video quảng cáo dều... được thuê để diễn Câu chuyện về quảng cáo thực phẩm chức năng hoặc thuốc Đông Nam dược theo kiểu gia truyền không phải bây giờ mới xuất hiện. Mà trước đó, cách đây vài ba năm, việc quảng cáo này được trá hình bằng những bài viết đầy "tâm tư" của những "bệnh nhân" kể về "hành trình" chữa bệnh trên các tờ báo giấy. Trong...