Phát triển 5G để củng cố hệ sinh thái kỹ thuật số mới
Các nhà nghiên cứu đang mong đợi việc triển khai 5G vào năm 2020, sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hơn cho môi trường số hóa rộng rãi trong tương lai.
Theo cuộc khảo sát mới của Rysavy Research về sự phát triển 5G vào năm 2020 tầm nhìn 2030, và ý nghĩa của công nghệ chuyển đổi từ 1G trong những năm 1980 lên 5G, đã được triển khai trên toàn cầu trong vài tháng qua, việc chuyển đổi sang 5G đã diễn ra đồng thời với những tiến bộ liên tục của công nghệ 4G LTE.
5G sẽ làm thay đổi mạng không dây bằng việc triển khai hạ tầng dày đặc, khai thác phổ tần chưa từng có cho các hệ thống di động, có thể sử dụng các kênh vô tuyến cực rộng, sử dụng các phương pháp ảo hóa và hỗ trợ các ứng dụng mới có độ tin cậy cao và độ trễ thấp.
Báo cáo trên cũng dự đoán rằng, 5G sẽ đóng vai trò là nền tảng của một môi trường hoàn toàn số hóa được tạo ra bởi những chiếc xe tự lái, thành phố thông minh, máy tính có thể đeo được và những đổi mới khác.
Các thiết bị IoT tiếp tục phổ biến hơn và việc triển khai công nghệ 5G trên toàn cầu vào năm 2020 sẽ thúc đẩy việc sử dụng và áp dụng rộng rãi hơn các hệ thống từ máy sang máy. Kế hoạch triển khai 5G vào giữa năm 2020 và các bản cập nhật tiếp theo dự kiến vào năm 2021-2022. Các điện thoại thông minh 5G đầu tiên sẽ có mặt vào cuối năm 2019. Các nhà cung cấp cũng đang lên kế hoạch sản xuất máy tính xách tay tích hợp công nghệ 5G.
5G sẽ đóng vai trò thúc đẩy tăng lượng truy cập mạng không dây cố định, tăng cường thực tế, thực tế ảo, các video độ phân giải cực cao, hệ thống chăm sóc sức khỏe, chơi game trên điện toán đám mây, hệ thống ô-tô, hệ thống trường học, thành phố thông minh, máy tính có thể đeo được và giám sát bằng video. Một số ứng dụng trong số này đã được xử lý bằng công nghệ 4G, nhưng chi phí của 5G thấp hơn, thông lượng cao hơn, độ tin cậy cao và độ trễ thấp hơn sẽ thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của công nghệ mới này.
Ngoài ra, 5G cũng rất quan trọng trong việc phủ sóng truy cập internet đến các khu vực nông thôn vẫn đang phải truy cập mạng dây truyền thống. Các nhà máy đang nhanh chóng kết hợp với các hệ thống thông minh, thiết bị IoT vào quy trình công việc của họ và 5G sẽ giúp giảm chi phí đáng kể. Ở các vùng nông thôn, các công nghệ không dây có thể được tạo ra và duy trì với một phần chi phí của mạng có dây, nhưng được mở rộng băng thông rộng đến nhiều người hơn.
Hiệp hội cung cấp dịch vụ internet không dây cho biết, chi phí đầu tư cho công nghệ không dây thấp hơn nhiều so với cáp dây và cáp quang hiện nay.
Video đang HOT
Một phần trong kế hoạch chuyển đổi sang 5G trở nên dễ dàng là do 4G LTE đang nhanh chóng được cải thiện và sẽ được tích hợp cùng với 5G để giúp cả hai hệ thống phát triển mạnh. 5G sẽ không thay thế LTE, trong nhiều trường hợp, cả hai công nghệ này sẽ được tích hợp chặt chẽ với nhau và cùng tồn tại ít nhất là vào cuối những năm 2020. Bệnh cạnh đó, công suất mạng không dây sẽ tăng gấp đôi sau ba năm và được phát triển bởi sự tăng cường truy cập vào phổ tần mới và đổi mới làm tăng hiệu quả những phổ tần này.
Dự báo của Cisco mới đây về mức tiêu thụ dữ liệu di động trên toàn cầu đến năm 2022, được đo bằng exabyte (tỷ gigabyte) mỗi tháng và thấy rằng lưu lượng truy cập đang tăng với tỷ lệ hằng năm là 46%.
Chỉ riêng tại Mỹ, dữ liệu di động năm 2018 đã tăng 82% so với năm 2017. Vào tháng 6-2019, có hơn 8,71 tỷ kết nối mạng GSM-HSPA-LTE lớn hơn cả 7,59 tỷ dân số trên thế giới.
Đến cuối năm 2023, thị trường băng rộng di động toàn cầu dự kiến sẽ có khoảng 9,9 tỷ thuê bao, chiếm hơn 99% thị phần.
Về tương lai, mạng 5G có thể cho phép các thành phố thông minh tối ưu hóa lưu lượng cho người đi bộ, các phương tiện xe cộ, kết nối các tiện ích của đồng hồ và triển khai những thùng rác thông minh có thể cảnh báo khi được dọn sạch.
Các thiết bị IoT sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe, vận chuyển và cung cấp hàng hóa. Những chiếc xe tự lái thông minh sẽ cần 5G và thậm chí để phục vụ cho hàng triệu ứng dụng chưa được tạo ra.
Các khả năng phát triển 5G được mong đợi trong năm 2020, kết hợp với sự phát triển của máy tính thu nhỏ và trí tuệ nhân tạo, sẽ tăng cường về trải nghiệm của con người và có thể tương tác với thiết bị thông qua giao tiếp bằng giọng nói hoặc cử chỉ tự nhiên của con người. Các thiết bị đeo sẽ trở nên phổ biến như: đồng hồ và các thiết bị suy đoán có thể được cấy vào cơ thể hoặc gắn vào tai con người.
Tương lai của công nghệ không dây, bao gồm cả LTE và 5G, rất tươi sáng, khả năng phát triển liên tục và mở rộng năng lực, cũng như sự đổi mới về dịch vụ, sáng tạo và không giới hạn ứng dụng mà các công nghệ này cho phép.
Theo Nhân Dân
Mạng 5G của Vodafone gây thất vọng, tốc độ thường chậm hơn cả 4G
Mạng 5G của Vodafone có lẽ sẽ còn rất nhiều điều phải làm để thực hiện được lời tuyên bố về một thế hệ mạng không dây tiếp theo.
Cuộc đua mạng 5G tại Anh đang nóng hơn bao giờ hết khi dịch vụ 5G của Vodafone vừa được ra mắt tại nhiều thành phố của nước này. Tuy nhiên, tốc độ mạng 5G của Vodafone là điểm gây nhiều tranh cãi sau khi hãng tin CNET "review" mạng mới tại hai địa điểm London và Manchester.
"Với tốc độ thường chậm hơn mạng 4G và độ chênh lệch lớn về kết quả thử nghiệm giữa các thiết bị di động, chúng tôi chỉ có thể mô tả mạng 5G hiện tại của Vodafone giống như một mớ hỗn độn", trích dẫn từ bài viết của CNET.
Tại thành phố Manchester, mạng 5G còn chậm hơn cả 4G!
Nhìn nhanh vào bản đồ mạng lưới phủ sóng của Vodafone, các điểm phủ sóng chính hầu như không nằm ở trung tâm thành phố mà nằm rải rác ở các vùng ngoại ô xung quanh trung tâm thành phố. Có lẽ đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc mạng 5G chậm hơn cả mạng 4G.
Tốc độ 5G đáng lo ngại tại một số địa điểm thử nghiệm do CNET thử nghiệm.
CNET còn cho biết ở các thiết bị di động khác nhau, tốc độ mạng 5G của Vodafone cũng rất khác biệt. CNET đã làm một thí nghiệm giữa Galaxy S10 Plus thông thường chạy SIM 4G và Galaxy S10 Plus 5G, với SIM Vodafone 5G tại nhiều địa điểm khác nhau.
Kết quả không hề như mong đợi, mạng 5G ở cả ba địa điểm thử nghiệm đều chậm hơn so với 4G. Tại một địa điểm tổ chức âm nhạc lớn của Manchester, tốc độ tải xuống của mạng 5G chỉ đạt 41,3Mb/giây trong khi mạng 4G sẽ dàng vượt qua mức này với tốc độ lên tới 216Mb/giây. Trên một con phố khác, 5G của Vodafone lại một lần nữa gây thất vọng khi chỉ đạt tốc độ tải xuống là 142Mb/giây trong khi mạng 4G đạt tới 216Mb/giây.
Buổi thử nghiệm mạng mới tại Manchester kết thúc ở một địa điểm thuộc vùng ngoại ô Salford, mặc dù nằm trong lợi thế phủ sóng tốt nhưng chiếc điện thoại 5G lại hoàn toàn không kết nối được với mạng 5G. Đây thực sự là một kết quả đáng buồn cho mạng 5G của Vodafone.
Mạng 5G tại London là một "mớ hỗn độn"
Tại lần thử nghiệm ở London, kết quả cũng tương tự như ở Manchester với tốc độ 4G thường xuyên vượt xa 5G. Ngoài ra, khi CNET cùng thử nghiệm mạng 5G ở cùng một địa điểm, trên hai thiết bị giống nhau, chiếc Galaxy S10 Plus 5G thì một trong đó lại có tốc độ nhanh hơn chiếc còn lại trong khi cả hai chiếc đều không có bất cứ lỗi phần cứng nào. Điều này thực sự đã gây ra sự khó hiểu vì sự không nhất quán trong mạng mới.
Mạng của Vodafone thực sự đang gặp vấn đề gì?
Có vẻ như có một số vấn đề cần được Vodafone sớm giải quyết bởi qua thử nghiệm so sánh mạng 5G mới và 4G, tốc độ của 4G thường xuyên vượt xa 5G. Nó chỉ ra rằng 5G không được như quảng cáo, không nhanh hơn 4G. Đáng thất vọng hơn, các điện thoại thông minh cũng không thể chuyển đổi một cách "thông minh" sang thế hệ mạng mạnh nhất và nhanh nhất này.
Vodafone cần xem xét lại quá trình triển khai từ đó cải tiến và tối ưu hóa dịch vụ 5G của mình nếu không muốn nó trở thành một khoản đầu tư kém hấp dẫn trong mắt người dùng.
Theo VietTimes
Viettel tuyên bố đã phát sóng 1.000 trạm NB-IoT, phủ kín 100% địa bàn TP Hồ Chí Minh Ngày 12/9/2019, Viettel đã phát sóng 1.000 trạm sử dụng công nghệ NB-IoT, phủ kín 100% địa bàn TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ kết nối Internet cho vạn vật và đưa thành phố này trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng IoT diện rộng. Viettel tuyên bố đã phát sóng 1.000 trạm NB-IoT, phủ kín 100% địa bàn...