Phật thủ – quả tâm linh vị thuốc
Quả phật thủ có thể nấu thành rượu, chè, cháo, siro… tác dụng chữa ho đờm, viêm khí quản, đầy hơi, tức ngực, giảm thị lực…
Quả phật thủ hay còn gọi là tay Phật, là loại giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh, giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết đây là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật với cầu mong được Trời Phật ban phúc lộc. Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết. Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm, vào can vị phế, có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Quả dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Liều dùng: 2-10 g quả khô, dưới dạng nấu, hãm uống.
Quả phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả bàn thờ ngày Tết của người Việt. Ảnh: Coisas Do Japao
Món ăn, bài thuốc từ quả phật thủ:
Video đang HOT
Phật thủ 6 g, bán hạ chế 6 g sắc uống trong ngày chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính.
Phật thủ 3-10 g, sắc uống hoặc ngâm rượu chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa.
Rượu phật thủ làm từ phật thủ 30 g, rượu trắng 500 ml ngâm trong 7-10 ngày, uống không quá 40-50 ml một lần. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm, ức chế…).
Sirô phật thủ làm từ phật thủ 15 g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi chướng bụng.
Cháo phật thủ cần quả phật thủ 10-15 g, gạo tẻ 60-80 g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi, dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
Chè phật thủ: Phật thủ 10 g, rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
Chè phật thủ cốc tinh thảo từ phật thủ 60 g, cốc tinh thảo 15 g, chè 3 g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày một ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.
Ruột lợn hầm phật thủ: ruột non lợn một đoạn, Phật thủ 15-30 g, ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp ăn, dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư. Tuần dùng 2 – 3 lần, dùng liền trong 2 – 3 tuần.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Uống rượu hay bia độc hơn?
Trung bình trong 100 ml rượu 40 độ chứa 400 g ethanol, 100 ml rượu vang có 12 g ethanol, 100 ml bia chứa 5 g ethanol.
Bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, như vậy, nếu uống cùng một lượng bia hoặc rượu, thì bia nhẹ độ cồn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thường uống một lúc quá nhiều bia. Cơ thể vì vậy cũng đào thải nhiều chất vi khoáng tốt.
Do đó, "tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng cồn uống, cách thức uống, tần suất uống", bác sĩ Hào nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Sức khỏe tâm thần Trung ương, khó có thể nói uống bao nhiêu rượu bia là nhiều. Hiện không có bằng chứng khoa học nào chứng minh uống rượu với lượng vừa phải tốt cho sức khỏe. Thực tế, nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, đặc tính sinh học...
"Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn, cũng khó xác định rượu hay bia độc hơn. Nguy cơ sẽ tăng lên tương ứng với lượng cồn tiêu thụ và cơ địa mỗi người", ông Tuấn nói.
Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp gây nên hơn 30 bệnh lây nhiễm và 200 bệnh tật khác. Ảnh: Financial express
Liều lượng uống ít gây hại mỗi ngày đối với cơ thể là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol) hay 40 ml whisky (40% alcohol), pha kèm với đá lạnh, theo ông Tuấn. Phụ nữ mang thai hoàn toàn không nên uống bia rượu. Thai phụ vẫn sử dụng rượu thì nên dưới 1-2 đơn vị một tuần và không được say.
Thông thường, nồng độ cồn 0,16 - 0,2 g trong 100 ml máu là đủ làm một người say rượu, thị lực giảm. Từ 0,21 đến 0,3 g cồn trong 100 ml máu khiến người uống ngộ độc, nôn, không tự chủ được bản thân. Nồng độ cồn từ 0,5 g trong 100 ml máu có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt khi lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt.
Ngoài ra, chất cồn trong rượu bia gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính, tác động lên cấu trúc và dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương, làm giảm tỉnh táo, rối loạn ý thức, ảnh hưởng đến hành vi người uống. Người nghiện rượu, bia dễ suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, phản xạ chậm, ảo giác dẫn đến bạo lực gia đình, tai nạn giao thông...
Thùy An
Theo VNE
Người phụ nữ gặp họa hy hữu khi tập trung nghe điện thoại Một phụ nữ đang nghe điện thoại rồi uống luôn viên thuốc còn vỏ sắc nhọn kích thước 9 x 9mm nguy cơ gây thủng thực quản vừa được các bác sĩ cứu kịp. Sáng 3-1, Bệnh viện quận 11 - TP HCM cho hay vừa can thiệp cứa chữa một phụ nữ bị tai nạn uống thuốc còn cả nguyên bao phim....