Phát súng đầu tiên trong xung đột Ukraine có thể ở trên… vũ trụ
Khi chiến tranh hiện đại ngày càng dựa vào các vệ tinh để thông tin tình báo và liên lạc, thì không gian có thể là một trong những chiến trường đầu tiên nếu xảy ra xung đột tại Ukraine.
Vào tháng 11 năm ngoái, Nga đã phá hủy một trong những vệ tinh có từ thời Liên Xô cũ bằng một quả tên lửa, làm phát tán hàng nghìn mảnh vỡ xuyên qua không gian, tạo nên một đám mây rác đe dọa các vệ tinh khác quay quanh quỹ đạo Trái đất, bao gồm cả những vệ tinh của Mỹ.
Các quan chức Chính phủ Mỹ nhanh chóng chỉ trích vụ phóng tên lửa là “liều lĩnh và nguy hiểm”, và quân đội Mỹ coi đó là dấu hiệu cho thấy Nga không e ngại việc nổ súng trong không gian.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, vụ phóng tên lửa có thể là một lời mở đầu, một lời nhắc nhở rằng, khi căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine vẫn chưa được tháo ngòi và chiến tranh hiện đại ngày càng dựa vào các vệ tinh để thông tin tình báo và liên lạc, thì không gian có thể là một trong những chiến trường đầu tiên.
Những thách thức mới là lý do khiến Mỹ thành lập Lực lượng Vũ trụ và Bộ Chỉ huy Vũ trụ (SpaceCom), đi đầu trong việc bảo vệ lực lượng vệ tinh của quốc gia khỏi bị tấn công.
Todd Harrison, Giám đốc Dự án An ninh Hàng không Vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết rất nhiều tài sản tình báo, giám sát và trinh sát của Mỹ có nguy cơ bị tấn công từ ngoài không gian. Và người Nga biết điều đó.
Video đang HOT
Theo ông Harrison, một cuộc xung đột tiềm tàng với Ukraine cũng có thể là cơ hội đầu tiên để nhánh lực lượng mới nhất trong quân đội Mỹ – Lực lượng Vũ trụ, cho công chúng trong nước thấy vai trò của họ quan trọng như thế nào.
“Đây có thể là cuộc xung đột đưa Lực lượng Vũ trụ vượt qua yếu tố gây cười thời ông Trump và cho thấy tầm quan trọng của sứ mệnh mà họ gánh vác”, quan chức này nói.
Vụ phóng tên lửa diệt vệ tinh vào tháng 11/2021 không phải là lần đầu tiên Nga thể hiện sức mạnh trong không gian.
Tướng David Thompson, Phó tư lệnh chiến dịch không gian đầu tiên của Lực lượng Vũ trụ Mỹ, nói với tờ Washington Post rằng Nga đã triển khai một vệ tinh nhỏ tới quá gần “vệ tinh an ninh quốc gia” của Mỹ vào năm 2019 nên không rõ liệu nó có ý định tấn công hay không.
Khi đó, vệ tinh của Nga đã lùi lại, tiến hành một thử nghiệm vũ khí bằng cách phóng ra một mục tiêu nhỏ rồi bắn phá huỷ.
“Nó di chuyển đến gần, di chuyển một cách nguy hiểm… Rõ ràng là người Nga đang gửi cho chúng ta một thông điệp”, ông Thompson nói với tờ báo
Các cuộc tấn công vật lý nhằm vào vệ tinh không được quân đội công bố rộng rãi. Nhiều vụ gây nhiễu thường không bao giờ được nhìn thấy, dưới dạng tấn công mạng, gây nhiễu sóng vô tuyến hoặc khiến thiết bị quân sự khó hoạt động hơn, theo Chiến lược Không gian Quốc phòng Mỹ 2020.
Bộ Chỉ huy Vũ trụ Mỹ không bình luận về việc liệu một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga có gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho một vệ tinh của Mỹ trong năm 2022 hay không và tuyên bố qua email rằng hệ thống vệ tinh của lực lượng này “tiếp tục hoạt động như thiết kế.”
Theo ông John Venable, nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách quốc phòng tại Quỹ Di sản – một tổ chức nghiên cứu của Washington, có những lo ngại rằng sự can thiệp vào các vệ tinh của Mỹ sẽ leo thang nếu một cuộc xung đột bùng nổ ở Ukraine.
Ông nói: “Nếu Nga thực sự tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, bạn sẽ thấy những tác động tạm thời đó sẽ tăng lên theo một mức độ lớn. Họ có khả năng tấn công tinh vi để làm nhiễu các cảm biến trong không gian và vô hiệu hoá chúng.”
Còn ông Harrison cho rằng, một động thái như vậy có thể không mấy gây chú ý. “Chúng tôi có thể không biết về nó [vụ tấn công vệ tinh] ngay lập tức, và có thể không bao giờ biết về nó. Nó có thể rất lặng lẽ và ở sau hậu trường với những hoạt động không được công chúng biết đến”.
Căng thẳng đã leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, chính việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Ngày 15/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo một số lực lượng mà nước này triển khai gần biên giới Ukraine đã bắt đầu rút về các căn cứ. Động thái này đã được các đại diện của Ukraine và NATO ủng hộ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba nói với các nhà báo: “Ngoại giao đang tiếp tục phát huy tác dụng”. Tuy nhiên, ông Kuleba nhấn mạnh rằng căng thẳng vẫn ở mức cao và Ukraine vẫn đang chờ Nga rút lực lượng còn lại.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng nhận xét tổ chức này lạc quan thận trọng về các tín hiệu từ Nga, nhưng cho biết ông chưa nhận thấy dấu hiệu thực sự của việc giảm leo thang xung quanh Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức Nga tuyên bố việc họ rút quân là bằng chứng cho thấy phương Tây đã sai lầm khi đồn đoán về cuộc tấn công quân sự. Trong một tuyên bố ngày 15/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nói: “Ngày 15/2/2022 sẽ đi vào lịch sử với tư cách là ngày tuyên truyền chiến tranh của phương Tây thất bại”. Bà nói thêm rằng phương Tây đã “bị bẽ mặt và bị tiêu diệt mà không cần một phát súng nào”.
Ngoại trưởng Nhóm G7 họp khẩn tại Đức bàn về tình hình Ukraine
Hãng tin Kyodo ngày 16/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết Ngoại trưởng nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ có phiên họp khẩn trong tuần này tại Đức.
Ngoại trưởng các nước G7 dự kiến sẽ nhóm họp tại Đức trong tuần này để thảo luận về tình hình Ukraine. Ảnh: Reuters
Nhiều khả năng, cuộc họp được tổ chức bên lề Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 56. Nguồn tin cho biết, tình hình Ukraine sẽ là chủ đề thảo luận chính tại cuộc gặp Ngoại trưởng G7 lần này. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi sẽ tham dự cuộc họp trên.
Hội nghị An ninh Munich ra đời năm 1963, khởi nguồn là một diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng nhất đối với mối quan hệ châu Âu - Mỹ. Sau đó MSC mở rộng ra nhiều chủ đề an ninh lớn trên toàn cầu. Hội nghị thường quy tụ các chuyên gia quan hệ quốc tế, các tổ chức nghiên cứu chiến lược và chính trị gia.
Hội nghị năm nay diễn ra từ 18-209/2, dự kiến quy tụ 35 nhà lãnh đạo thế giới. Theo kế hoạch, phái đoàn Mỹ sẽ do Phó Tổng thống Kamala Harris dẫn đầu, đi cùng đoàn có Ngoại trưởng Antony Blinken. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng có kế hoạch tham dự sự kiện này
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 9/2 tuyên bố Nga sẽ không dự MSC 2022 trong bối cảnh tình hình Ukraine leo thang căng thẳng. Nga tham dự MSC từ năm 1999. Những năm gần đây, phái đoàn Nga do Ngoại trưởng Sergey Lavrov dẫn đầu. Tổng thống Vladimir Putin từng dự hội MSC 2007 và có bài phát biểu chỉ trích nhằm vào Mỹ, NATO.
Sự 'khó đoán' của Tổng thống Nga Putin với phương Tây Moskva báo hiệu rằng họ đang rút một số binh sĩ đóng quân gần biên giới, nhưng đồng thời tăng cường thúc đẩy công nhận các khu vực đòi độc lập ở miền Đông Ukraine. Theo Politico.eu, vốn luôn là người khó hiểu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi những tín hiệu trái chiều vào ngày 15/2 về việc liệu Moskva có...