Phát sợ vì mẹ chồng ăn ở bẩn, nàng dâu không cam chịu sống chung với lũ nên đã nghĩ ra diệu kế này
Quá hãi hùng với thói ăn ở bẩn của mẹ chồng, nàng dâu liền nghĩ ra kế để bà tự nguyện chừa tật.
Nhung về làm dâu nhà bà Hoan mới được 6 tháng, nhưng ngay từ khi cô có bầu đã được nghe mẹ chồng rào trước sẽ phải về quê ở với bà. Thật ra đã đi lấy chồng, sống phận làm dâu con thì về ở với mẹ chồng cũng là hợp tình hợp lý. Nhưng phải cái mẹ chồng Nhung ăn ở quá bẩn khiến cô hãi hùng.
Từ trước khi về làm dâu, thời còn làm người yêu của chồng cô, một vài lần Nhung được đưa về đây và ở qua đêm. Chính từ những lần đó cô mới chứng kiến tận mắt cách mẹ chồng mình dọn dẹp nhà cửa và chăm lo ăn uống. Nhung từng thề sẽ không bao giờ ăn cùng mâm với bà nếu như bà nấu cơm. Nhưng giờ đây, mọi sự hơi khó rồi.
Cuối cùng cũng đến ngày Nhung chuẩn bị lâm bồn. Chồng cô hồ hởi đưa cô về với mẹ chồng, bà cũng tỏ ra vui mừng khi sắp có cháu để ẵm bồng. Qua ngày Nhung sinh, bà kiêng cữ cho cô rất kỹ, thậm chí còn kỹ hơn cả mẹ đẻ Nhung lo cho Nhung nữa. Điều này cũng khiến Nhung cảm kích vô cùng.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhưng điều mà Nhung lo sợ cuối cùng cũng đến. Bà nấu cơm cữ cho con dâu kiểu gì mà Nhung không tài nào ăn được. Hôm thì thịt lợn toàn mỡ, hôm thì thịt gà có mùi, hôm thì cà quá chua… Mặc dù khó ăn và toàn ôm bụng đói đi ngủ nhưng Nhung cũng không dám nửa lời than vãn với bà. Cô chỉ nhắn tin than thở cùng chồng, nhưng chồng cô lại ở xa, cũng chỉ biết an ủi vợ câu một câu hai rồi chạy mất dép.
Sau khoảng hai tuần ở cữ, Nhung cảm thấy không thể tiếp tục tình trạng này, cô bèn nghĩ ra kế sách để đối phó với mẹ chồng. Cụ thể, biết mẹ chồng thường hay luộc gà rồi tống vào ngăn mát tủ lạnh dành cho ăn 2-3 ngày. Nhung mới nhân sự kiện con đi xì xoẹt hoa cải, bèn nhờ mẹ đẻ gọi vào nhà một bác sĩ nhi.
Khi thấy bác sĩ nhi tới thăm khám cho cháu nội, mẹ chồng Nhung sợ xanh mặt, bà cứ khúm na khúm núm hỏi dò xem cháu làm sao. Đến lúc bác sĩ phán do mẹ bé ăn uống không đủ chất, thậm chí ăn đồ ăn không được sạch sẽ tươi ngon nên sữa cung cấp cho em bé cũng bị ảnh hưởng, làm cho đường tiêu hoá của bé có vấn đề.
(Ảnh minh họa)
Sau khi được nghe bác sĩ căn dặn xong, mẹ chồng Nhung gật đầu lia lịa như bổ củi. Tiện đà thấy mẹ chồng đang lo lắng cuống quýt cho cháu đích tôn, Nhung nhỏ nhẹ nhắc bà vài lời về vệ sinh nhà cửa xung quanh:
“Mẹ ơi, con nghe bác sĩ dặn không chỉ kỹ cho bé về ăn uống, mà môi trường sống xung quanh cũng phải sạch, tránh bé bị ảnh hưởng thì tội bé. Chẳng hạn như mẹ dọn cái đống chai bia lọ nước mà mẹ tích vào bán đồng nát ấy, chỗ ấy có nước đọng dễ sinh muỗi mòng, mùa này nó đốt cu Tí thì khéo bị sốt xuất huyết cũng nên.”
Mẹ chồng Nhung gật gù, ra chừng cô nói đúng. Nhung được đà thắng xông lên:
“Mẹ ơi, con về ở với mẹ thì sao cũng được, con mà khỏe là con phụ mẹ ngay. Nhưng con đang kiêng cữ thế này nên mẹ hộ con, giữ cho cháu chút mẹ nhé. Cháu ốm thì con xót mà mẹ cũng thương, bố nó đi làm xa cũng sốt ruột, nên mẹ cố gắng mẹ nha!”
Con dâu nói lời ngọt như mía lùi thì có bà mẹ chồng nào nỡ phản bác. Vậy là từ đấy, mẹ chồng Nhung cứ ăn chín uống sôi, đồ ăn để tủ không quá một ngày, lại lắng nghe nhu cầu của con dâu để chăm bữa cơm cữ tới nơi tới chốn.
Theo Trí Thức Trẻ
Mẹ chồng tuyệt vời chăm con dâu ở cữ
Hồi chưa lấy chồng, tôi nghe thấy nhiều câu chuyện về mẹ chồng, nàng dâu kiểu "khác máu tanh lòng", nhưng mẹ chồng của tôi thì tuyệt vời hơn tất cả những gì mà tôi có được. Nhất là lúc tôi sinh con, ở cữ, mẹ yêu thương, chăm lo cho tôi chẳng khác nào con mẹ sinh ra.
"Mẹ yêu thương tôi như mẹ là người đã sinh ra tôi vậy". (Ảnh minh hoạ)
Chị Trần Thu Thuỷ (quê ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) vui vẻ cảm xúc về mẹ chồng đáng yêu của mình: Tôi sinh 2 bé rồi, mà sinh đứa nào tôi cũng ở cữ nhà chồng luôn. Mẹ chồng hiền hậu, dịu dàng chăm tôi từ việc rửa vết thương, xông hơi đến gội đầu, ngâm chân... Thậm chí, mẹ còn ngồi xổm xoa chân, mát-xa nước gừng cho con tôi. Là con dâu, tôi cứ ngạc nhiên, xúc động không tả hết khi bàn tay mẹ mềm mại, nhẹ nhàng chăm sóc cho tôi lúc sinh con.
4 năm về làm dâu mẹ, chưa bao giờ mẹ nặng lời với tôi. Mẹ cứ hễ thấy con dâu buồn xụ mặt là chưa biết chuyện gì đã mắng át chồng tôi đừng có cậy làm đàn ông mà về nhà bắt nạt phụ nữ, nhất là bắt nạt vợ nhé.
Tôi ngồi ghế cúi đầu xoã tóc, mẹ chồng vừa 1 tay gãi đầu cho tôi, 1 tay dội nước, không cho tôi tự làm. Tôi thủ thỉ bảo mẹ: "Ở quê con, phụ nữ đẻ 1 tháng là con đi làm đồng được rồi mẹ à. Giờ cháu cũng đã cứng cáp hơn nên mẹ không phải lo cho con đâu, con làm được hết rồi mẹ ạ". Mẹ nghiêm giọng: "Con không đi đâu hết, cứ nằm nhà luôn vài ba tháng trên giường cho sướng, để chồng nó làm". Rồi mẹ tiếp lời: "Đời người phụ nữ, mỗi cái đoạn đẻ này là nguy hiểm, vất vả nhất mà chẳng chồng nào đau đẻ hộ được. Vì vậy, con cứ tranh thủ nghỉ ngơi, xông hơi cho ngày một đẹp ra con ạ. Giờ con nằm nghỉ vài tháng, nhưng con khỏe cả 1 đời. Mẹ trải qua rồi, mẹ biết, nên con cố nghỉ dưỡng, giữ sức khỏe cho mình con ạ".
Lần nào cũng vậy, tôi đẻ xong được vài tháng là mẹ đi cắt thuốc Bắc, bắt ăn gà tiềm, rồi đủ thứ loại sữa và các loại thuốc chức năng cho con dâu khoẻ và xinh tươi hơn.
Cũng thật may mắn là nhà chồng tôi cũng khá giả hơn nhà ngoại rất nhiều. Thế nhưng tôi được nhà chồng rất nâng niu, trân trọng chứ không rẻ rúng, phân biệt. Hơn thế nữa, tôi còn chả có nghề nghiệp gì, lại là người ở thôn quê ra thành phố lấy chồng. Không chỉ được mẹ chồng thương yêu, tôi còn được cả bố chồng và 2 em gái của chồng cũng thương chị dâu hết mực.
Trong mắt nhà chồng, tôi là cô gái thiệt thòi, đáng thương vì sinh ra trong gia đình nghèo, đông con. Vì thế, từ khi đi làm dâu, cả nhà chồng luôn ưu ái, bù đắp cho tôi. Tôi chỉ biết cảm ơn chồng, cảm ơn bố mẹ chồng, các em chồng đã luôn dành cho tôi tình cảm ấm áp, trân quý và thiêng liêng.
Theo Phunuvietnam
Mẹ chồng mớm cho cháu nhỏ 5 tháng bị con dâu nói một câu khiến bà giận tím mặt Bữa ăn thằng cháu nhỏ nằm bên nhìn, bà vội vàng mớm để đấm mồm cho cháu, không ngờ con dâu nói một câu khiến bà giận tím mặt. Hai vợ chồng Thịnh cùng làm ở Hà Nội nên lấy nhau rồi cũng không có cảnh mẹ chồng nàng dâu. Thịnh cũng thấy may, khỏi phải thấy cảnh mẹ cau có mặt mày,...