Phát ớn vì vợ tôi bắt “yêu” theo lịch
Tôi năm nay 32 tuổi, còn vợ 28 tuổi. Chúng tôi cưới nhau được gần 3 năm và đã có một con trai 2 tuổi.
ảnh minh họa
Tuy là vợ chồng trẻ, có con nhỏ nhưng cuộc sống của vợ chồng tôi không phải quá vất vả, thiếu thốn và đầu tắt mặt tối gì với chuyện chăm sóc con, bởi gia đình tôi khá giả và có người giúp việc.
Tôi quản lý công ty của gia đình còn vợ làm ở phòng kinh doanh của một hãng du lịch lữ hành. Ngoài giờ làm việc ở công ty, thỉnh thoảng có những chuyến công tác để khảo sát tour hay thăm dò thị trường, vợ tôi về nhà không hề phải đụng chân mó tay gì vào công việc dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng bếp núc hay chăm sóc con cái.
Việc duy nhất khi cô ấy ở nhà là chơi với con và mở ra đóng lại cái tủ quần áo để xem ngày mai mặc bộ gì, đeo cái túi nào, đi đôi giầy nào cho phù hợp.
Vợ chồng trẻ lại khỏe mạnh, đầu óc cũng chẳng phải nặng nề vật vã gì với chuyện cơm áo gạo tiền nên chuyện sinh hoạt vợ chồng của chúng tôi cũng rất đều đặn và thoải mái. Tôi còn là người có nhu cầu khá cao trong chuyện này nhưng tính đến thời điểm trước khi sinh con trai đầu lòng, vợ chồng tôi rất hòa hợp.
Video đang HOT
Thế nhưng từ khi sinh con xong, hết thời gian kiêng cữ, trong khi tôi rất háo hức, mong chờ đến ngày được “yêu” lại vợ thì vợ tôi tỏ thái độ không hề muốn “yêu” chồng, thậm chí nhiều lần cô ấy còn từ chối thẳng thừng khi tôi âu yếm vợ.
Nghĩ là do vợ mới sinh, tâm lý và cơ thể cũng nhiều thay đổi, tôi cố gắng động viên và chăm sóc cô ấy hơn nhưng đi ngược lại những mong muốn của tôi, cô ấy vẫn dửng dưng với chuyện quan hệ vợ chồng.
Sức trai trẻ, lại kiêng kem đã lâu, tôi có thể tìm vui “ngoài luồng” nhưng tôi lại tuyệt nhiên không hề có ý nghĩ đó.
Hết cách, tôi lựa khi hai vợ chồng vui vẻ, hỏi cô ấy về chuyện “lẩn như trạch” khi chồng muốn “yêu”. Cô ấy bảo cũng chẳng có vấn đề gì về sức khỏe, tâm lý, nhưng không hiểu sao cô ấy không còn ham muốn chuyện đó.
Cuối cùng cô ấy phán một câu xanh rờn “vợ chồng thì chẳng thể tránh mãi chuyện đó được, thôi thì bây giờ mỗi tuần em sẽ cho anh yêu một lần vào tối chủ nhật”.
Nghe xong lời “phán quyết” ấy của vợ mà tôi chán ngán. Tình yêu là sự thăng hoa, chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng bắt nguồn từ tình yêu, từ tâm sinh lý của hai con người có tình cảm, chứ có phải rô bốt đâu mà vợ tôi bắt lập trình đúng ngày đúng giờ để “yêu” như thế được.
Từ ngày vợ lên lịch “yêu” đến giờ đã gần 2 tháng, tôi không hề động vào người vợ và cô ấy cũng không hề hỏi han tôi một câu lý do không “trả bài” đúng lịch. Không biết tình cảnh này còn kéo dài đến bao giờ nữa, nhưng tôi thực sự mệt mỏi với sự thay đổi này của vợ và cũng không biết hạnh phúc gia đình tôi liệu có lung lay vì câu chuyện này không nữa?
Theo TienPhong
Nước mắt chảy xuôi
Đoàn người đưa tang mỗi lúc một dài hơn, có lẽ phần vì bà cụ Tầm ăn ở hiền lành, phần để xem thái độ của chị Hoan, cô con dâu nanh nọc cụ thế nào. Hình như chị ta có khẽ chấm nước mắt, khẽ thôi vì sau đó vẫn bộ mặt lạnh tanh, bất cần.
Có người tiếc thương bà nhưng cũng có người chép miệng " thôi, chết đi có khi lại sướng cái thân". Đám trẻ chăn bò là buồn hơn cả, thường ngày chúng nghịch như quỷ sứ khiến bà kêu la khản cả giọng, giờ đứa nào cũng buồn thiu đi theo đoàn người, có đứa còn đăm chiêu khẽ thở dài như ông cụ non. Vậy là từ nay chẳng còn ai bầu bạn với chúng, không còn được nghe kể chuyện đánh nhau hấp dẫn như xem phim chiến đấu.
Cũng những tiết đầu Đông như thế này, khi cánh đồng làng vừa gặt xong còn trơ gốc rạ, bà Tầm và lũ trẻ lại co ro rúm ró trong những tấm ni lon, lùa đàn bò ra đồng, chỗ gốc cây gạo xù xì, thân nó chi chít vết đạn từ thời chiến tranh nhưng lạ thay nó không chết và cũng không ai hiểu nó có từ bao giờ... Từ lâu cây gạo và bà đã trở nên thân thiết như hai người bạn tâm giao, hình như giữa họ có mối đồng cảm. Cô độc, trơ trọi dù cho cuộc sống có xoay vần đến đâu.
Ngày cả làng đi sơ tán thì bà xin ở lại phục vụ chiến đấu giữ làng. Cái tuổi thanh xuân đẹp nhất đã hoá vào từng trận đánh, hoà vào mỗi chiến công nên câu chuyện chiến đấu của bà thường sinh động. Ngày trở về bà mới giật mình nhận ra mình thực sự cô độc sau cuộc chiến, ngay cả một mái ấm nhỏ nhoi mà cái bụng thì ngày một phưỡn ra. Người ta quy kết cho bà đủ thứ tội trời ơi, thực tình bà cũng không biết người lính ấy còn sống hay đã hi sinh, may mà có bản thành tích chiến đấu gỡ gạc...
Bà quý anh Tâm hơn bất cứ thứ gì trên thế gian này, cuộc sống một mẹ một con nên dù không dư dả nhưng cũng thuộc hàng ổn định, thậm chí anh ăn diện còn hơn mấy vị đi học bên Tây về. Ngày cưới dâu về bà mừng vì từ nay nhà bớt neo người, đi đâu cũng khoe, nhưng chưa đầy ba bảy hai mốt ngày chị ta hiện hình là người đàn bà nanh nọc, từ đó cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu nổ ra liên miên, xóm làng không lúc nào được yên ổn, tiếng chị đánh chó, chửi mèo, rít lên nghe mà phát hãi...
Bốn người, một mái nhà mà đến hai nồi cơm. Mỗi buổi chiều về ngang nhà lại thấy bà lếch thếch bê niêu đất cơm với ruốc hấp ngồi ngoài hiên nhai trệu trạo. Chỉ thằng Bột là khoái, lúc nào bà đi chợ có thức ăn ngon là sang quấn bà, thương bà đặt lên trên đầu, bà khóc, những giọt nước mắt ứa ra từ cặp mắt mờ đục, nếp nhăn xô lại càng thảm thiết...
Chị Hoan chạy chọt xin chuyển cho anh Tâm lên tỉnh công tác vừa tránh cảnh "đá thúng đụng niêu" lại dễ bề thăng tiến. Bà Tầm lại lủi thủi một mình, bà dành dụm khoản tiền trợ cấp thương binh dựng túp lều, mua thêm con bò cái chiều chiều đi chăn với lũ trẻ...
Không biết bao nhiêu thế hệ trẻ con làng đã từng chăn bò với bà, đi với bà có cái sướng là cứ để bò cho bà trông, tha hồ mà đi chơi, phá phách. Mùa nào thức ấy khi thì ngô, lạc khi thì khoai lang đào về nướng, bà ngăm nghe mắng mỏ nhưng rồi đâu lại vào đấy, nếu bị chủ vườn bắt bà lại đứng ra nhận tội, đến khổ.
Bẵng đi một thời gian không thấy bà chăn bò nữa, ai cũng mừng "trẻ cậy cha, già cậy con, anh chị ấy ăn nên làm ra, nghĩ lại nên rước mẹ vào thành phố báo hiếu tuổi già". Vậy mà giờ bà chết thui thủi trong túp lều rách. Ra họ rước bà lên cốt chiếm miếng đất mặt tiền mà bà được ưu tiên. "Trước sau gì tôi cũng cho thằng Bột chứ có mang theo được đâu. Nó mắng chửi đồ ăn bám, bẩn thỉu, bữa cơm nó mang lên không bằng con Milu nhà nó". Bà cười mà miệng méo xệch như mếu.
Cánh đồng, gốc gạo già nua giờ vắng bà buồn thăm thẳm. Cây gạo rũ xuống, lâu nay người ta sợ ma nên không dám chặt nhưng giờ đất chỗ đó đang chuyển đổi, mét đất mét vàng thì có ma nào hơn ma lực đồng tiền. Đoàn người vẫn nối dài, phường bát âm tấu điệu nhạc buồn khiến chiều quê càng ảm đạm.
Theo VNE
Vượt qua nỗi sợ Hầu như ai cũng có những nỗi sợ thường trực, như tôi, bé thì sợ cô giáo, sợ mẹ, lớn hơn một chút thì sợ sếp, sợ thất nghiệp, sợ chết... Đến khi lấy chồng thì lúc nào cũng sợ chồng có người khác, rồi có con thì chỉ sợ con sẽ không ở bên mình. Tôi từng được bạn tặng một đôi...