Phát ngôn viên tiếng Arab của Bộ Ngoại giao Mỹ từ chức
Phát ngôn viên tiếng Arab của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hala Rharrit đã từ chức để phản đối chính sách của Washington liên quan cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Đây là trường hợp thứ ba của Bộ Ngoại giao Mỹ từ chức liên quan vấn đề này.
Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Rafah, Dải Gaza, ngày 24/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bà Hala Rharrit cũng là Phó giám đốc Trung tâm truyền thông khu vực Dubai và bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ gần hai thập kỷ trước với tư cách nhân viên phụ trách vấn đề chính trị và nhân quyền.
Video đang HOT
Trong bài đăng trên trên LinkedIn ngày 25/4, bà Rharrit viết: “Tôi từ chức tháng 4/2024 sau 18 năm cống hiến để phản đối chính sách của Mỹ về Gaza”.
Một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Bộ có các kênh để nhân viên chia sẻ quan điểm khi họ không đồng tình với các chính sách của chính phủ.
Nhằm phản đối chính sách của Mỹ tại Gaza, gần một tháng trước, bà Annelle Sheline làm việc tại Văn phòng nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố từ chức. Vào tháng 10 năm ngoái, quan chức Bộ Ngoại giao Josh Paul cũng quyết định từ chức. Trước đó, hồi tháng 1, quan chức cấp cao của Bộ Giáo dục Mỹ Tariq Habash, người Mỹ gốc Palestine, cũng đưa ra quyết định tương tự.
Gần đây, nhiều nước đã chỉ trích Mỹ liên quan việc nước này hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Gaza. Chiến sự Hamas- Israel bùng phát ngày 7/10/2023 đã khiến khoảng 34.300 người thiệt mạng tại dải đất ven Địa Trung Hải này, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đẩy khu vực này vào cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.
Khủng hoảng ở Haiti: Nhiều công dân Mỹ yêu cầu chính phủ bảo hộ
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, khoảng 1.000 công dân Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti trong bối cảnh làn sóng bạo lực băng đảng đang tàn phá quốc gia nghèo nhất Mỹ Latinh này.
Cảnh sát Haiti tuần tra tại thủ đô Port-au-Prince ngày 6/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 18/3 thừa nhận đây là một "tình huống khó khăn", đồng thời cho biết Washington tiếp tục theo dõi tình hình, đánh giá nhu cầu của công dân, tình hình an ninh chung và nghiên cứu các phương án vận chuyển thương mại khác nhau.
Mỹ đã đưa hơn 30 công dân rời Haiti an toàn ngày 17/3 và kêu gọi những công dân khác giữ liên lạc với Bộ Ngoại giao.
Trong khi đó, Chính phủ Bahamas ngày 18/3 tuyên bố đã thực hiện "các biện pháp quan trọng" để bảo vệ biên giới trong bối cảnh khủng hoảng tại Haiti ngày càng nghiêm trọng.
Thủ tướng Bahamas Phillip Davis cho biết Lực lượng Phòng vệ Hoàng gia Bahamas (RBDF) đã thiết lập chiến dịch phong tỏa biên giới phía Nam và triển khai nhiều tàu bè, máy bay cùng 120 sĩ quan chuyên nghiệp. RBDF cũng đang hợp tác và chia sẻ thông tin tình báo với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ, Quần đảo Turks & Caicos, và Lực lượng Tuần tra biên giới Cuba.
Theo ông Davis, nhờ những nỗ lực chung nêu trên, nhiều tàu từ Haiti đã bị chặn và Bahamas sẽ sớm hồi hương những người di cư bất hợp pháp, ưu tiên sự an toàn của lực lượng Bahamas và tôn trọng nhân quyền của người di cư, vì an ninh của đảo quốc này và của cả khu vực.
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên Cộng đồng Caribe (Caricom), ông Davis nhận định cuộc khủng hoảng ở Haiti "phức tạp và đa chiều", đồng thời cho biết mặc dù đã có một số tiến bộ tích cực, nhưng vẫn còn những trở ngại lớn.
Trong một diễn biến liên quan, chính quyền chuyển tiếp của CH Chad bày tỏ sẵn sàng tham gia lực lượng quốc tế do Kenya dẫn đầu để hỗ trợ ổn định an ninh tại Haiti. CH Chad đã đàm phán với Kenya song chưa xác định số lượng cảnh sát cũng như phương thức triển khai.
Thủ tướng Haiti A.Henry từ chức Sáng 12/3 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Cộng đồng Caribe (CARICOM) xác nhận Thủ tướng Haiti Ariel Henry đã từ chức với tư cách là người người đứng đầu chính phủ của quốc gia Caribe. Ông Henry đã giữ chức vụ này kể từ khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát năm 2021. Thủ tướng Haiti Ariel Henry phát biểu tại lễ...