Phát ngôn của Trác Thúy Miêu trước ngày 8/3 gây sốc: Đàn bà phải “luyện đứng luyện nằm” và “sửa soạn” để phục vụ đàn ông!
Trác Thúy Miêu cho rằng “khán giả của đàn bà chính là đàn ông” nên phải đẹp để không có “tội” với chồng.
Nữ quyền luôn là một vấn đề được nhắc đến lâu nay khi có quá nhiều phụ nữ còn phải thiệt thòi vì đàn ông cho rằng “phụ nữ là phải”. Ngoài việc để đàn ông biết tôn trọng phụ nữ, nữ quyền còn hướng tới giúp phụ nữ có thể “giải thoát” cho chính mình khỏi ý nghĩ phụ thuộc vào chồng để họ biết tự coi mình là 1 thực thể độc lập, tự tin, chứ không có nghĩa vụ để “phục vụ” đàn ông.
Thế nhưng, Trác Thúy Miêu gần đây đã có những phát ngôn đi ngược lại điều này bằng việc khơi dậy lại 2 từ “thiên chức”. Chị cho rằng “khán giả của đàn bà chính là đàn ông” vì vậy “đàn bà mà phủ lập luôn bản năng và kỹ năng chiều chuộng đàn ông của mình, nói thẳng ra, là thứ bình đẳng giới lệch lạc”.
Trác Thúy Miêu còn cho rằng đàn bà xấu là có “tội” với chồng mình. Thậm chí, chính chị cũng bàn đến bình đẳng giới và cho rằng việc phụ nữ “tự ý” sửa soạn thân thể theo ý mình mà không để ý tới cảm giác của đàn ông là “có lỗi”.
Khán giả của đàn bà chính là đàn ông?
Như phân tích của Trác Thúy Miêu thì chị cho rằng: ” Mỗi người đàn bà là một nghệ sĩ… Phải trưng trổ, phải sửa soạn, phải duyên dáng, luyện đứng luyện nằm, luyện cả nữ công gia chánh, phong thái xã hội, một nét son cũng nghiêm cẩn như một lớp hóa trang sân khấu. Thảm cảnh của nghệ sĩ chính là… không có khán giả. Khán giả của đàn bà chính là đàn ông!”.
Không phủ nhận rằng có nhiều phụ nữ làm đẹp vì thích thú với ánh nhìn ngưỡng mộ của đàn ông hoặc làm đẹp để được chồng yêu, điều đó cũng không có gì sai. Nhưng nếu cho rằng phụ nữ phải là “nghệ sĩ’” và “sửa soạn”, “duyên dáng”, “luyện đứng luyện nằm”, “luyện nữ công gia chánh” để chiều chuộng “khán giả” của mình là đàn ông thì… áp lực quá.
Cuộc đời của tôi phải là vì chính bản thân tôi trước nhất. Ai cũng chỉ có 1 đời để sống và nếu bạn sống 1 cuộc đời để “phục vụ” cho ánh nhìn cho sở thích của ai đó hoặc thậm chí là “cả một nửa thế giới” còn lại là đàn ông thì có phải quá uổng phí hay không?
Đàn ông các anh đã chiều chuộng phụ nữ như thế nào mà đàn bà phải 1 đời làm “nghệ sĩ”, diễn tròn chỉ vì “đàn ông muốn thế”. Phụ nữ đẹp đúng là có nhiều lợi thế và đàn ông thường yêu bằng mắt nhưng phụ nữ hãy đẹp vì chính bản thân họ muốn trước đã.
Lê Hoàng dưới góc nhìn một người đàn ông cũng không đồng tình rằng cả giới mình phải “tiến hóa giật lùi” như vậy. Anh đã từng nói: “Phụ nữ không có lý gì, không có nghĩa vụ gì phải làm đẹp để giữ chân đàn ông hết. Phụ nữ ạ, như thế các bạn đặt mình ở thế yếu rồi. Bạn chỉ nên làm gì để đàn ông lo giữ bạn thôi. Quyền lực của phụ nữ rất lớn. Phụ nữ không có nghĩa vụ sinh ra để làm đẹp hay làm gì hài lòng hay giữ chân đàn ông hết”.
Có người phụ nữ hạnh phúc với ánh nhìn tán dương của người đàn ông, có người phụ nữ hạnh phúc khi soi mình trong gương và thấy mình xinh đẹp, nhưng cũng có những người phụ nữ hạnh phúc với sự xuề xòa, đơn giản của bản thân ở bề ngoài, nhưng lại chăm chỉ gọt giũa bên trong để cảm được… hạnh phúc.
Hạnh phúc với Trác Thúy Miêu là “ánh nhìn ngưỡng mộ” và “sự hài lòng” của đàn ông, điều đó cũng không ai dám cãi nếu chị nói từ góc nhìn cá nhân. Chị có thể chọn những chiếc áo dài bó chẽn khoe vòng eo con kiến vì chị nghĩ rằng đàn ông thích nhìn phụ nữ “thắt đáy lưng ong” điều đó cũng không sai. Nhưng nếu chị cho rằng những người phụ nữ chọn chiếc áo dài phom dáng rộng là thảm họa thì đó là góc nhìn phiến diện. Việc đưa cả “một nửa thế giới” phải vào cùng nhãn quan với chị thì e rằng việc chị bị ném gạch đá cũng là điều dễ hiểu.
Đàn bà phủ lập kỹ năng chiều chuộng đàn ông là thứ bình đẳng giới lệch lạc?
Trác Thúy Miêu viết: “Lâu lâu lại thấy phụ nữ hô hào san sớt cho nhau một thái độ mới, gọi là khai phóng bình đẳng gì đó, rằng thân thể của ta, quyền quyết định của ta, nếu muốn thẩm mỹ, đ-ập ph-á, ‘hạ giải’, trùng tu gì thì mình làm.
Vì nhan sắc của mình là để phục vụ cho mình, khiến mình tự tin và vui vẻ hơn, chứ chồng là giống vật ngoại thân, không có quyền quyết định cho việc vợ nên hay không nên chỉnh sửa thẩm mỹ.
Video đang HOT
Xin thưa mấy thím, là đàn bà mà phủ lập luôn bản năng và kỹ năng chiều chuộng đàn ông của mình, nói thẳng ra, là thứ bình đẳng giới lệch lạc”.
Cuộc sống hiện đại có ngày càng nhiều phụ nữ chọn lối sống độc thân, đàn ông cũng thế. Dù ai đó có thể nói rằng đàn ông, đàn bà là phải có nhau. Nhưng vẫn luôn có những người lựa cuộc sống 1 mình, vì với họ đây là cách sống tự do và hạnh phúc hơn. Đấy là còn chưa nói theo cách của chị Miêu thì “bản năng” của đàn bà phải là “chiều chuộng đàn ông” thì họ hẳn là quá có lỗi?
Có bao nhiêu người phụ nữ thế hệ xưa cả 1 đời làm vợ là để chiều chuộng các ông chồng, cứ cho rằng họ đang sống đúng “bản năng giới” như chị nói, nhưng thứ họ nhận lại là gì? Có phải là sự vũ phu, khinh rẻ của các ông chồng và 1 đời lầm lũi trong cái “hạnh phúc giả” sau vạt áo của chồng?
Lại hãy nghe Lê Hoàng nói: “Thiên chức là sự ép buộc, là khoác vào cổ người ta cái thòng lọng, phụ nữ không có nhiệm vụ phải sinh con, quan trọng là bạn có muốn sinh con hay không thôi, bạn có quyền lựa chọn làm hay không làm. Ngay cả những câu hỏi: “Bao giờ lấy chồng”, “Đẻ con đi không trễ đấy”… là những câu quá dã man, quá kinh khủng, nó khoác lên người phụ nữ những gánh nặng quá lớn”.
Một người đàn ông còn có cái nhìn đầy cảm thông và công minh với phụ nữ như vậy mà cớ sao chị lại đưa lại khái niệm “bản năng” để trói buộc phụ nữ vào “chiếc thòng lọng” của một thứ hạnh phúc có tính lệ thuộc?
Phụ nữ can thiệp thẩm mỹ quan trọng nhất là phải khiến khán giả VIP tức là chồng mình hài lòng?
Trác Thúy Miêu nói rằng phụ nữ “can thiệp thẩm mỹ không chỉ để bằng chị bằng em mà quan trọng nhất là phải khiến vị khán giả VIP, tức chồng mình hài lòng”. Và: “Thân thể, nhan sắc phụ nữ là cội nguồn nuôi nấng bản năng đàn ông. Đặt đàn ông ra bên ngoài sự cân nhắc về chỉnh sửa thẩm mỹ, là tự phủ nhận thiên chức đàn bà của mình”.
Như luận điểm trên chị Miêu cho rằng “khán giả của đàn bà chính là đàn ông” nên tư tưởng làm đẹp vì chồng cũng là điều dễ hiểu.
Từ lâu người ta đã đồng tình rằng phụ nữ làm đẹp là vì chính mình trước nhất chứ không phải vì ông bà nào sất. Phụ nữ đẹp sẽ tự tin hơn, được chồng yêu cũng không sai. Nhưng nếu sửa cái này sửa cái kia đều là vì “chồng em muốn thế”, thì chẳng phải bạn đã tự biến mình thành công cụ, thành nô lệ phục vụ cho 1 người đàn ông hơn là để ý đến chính cảm nhận của mình rồi sao?
Phụ nữ xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng xã hội, mà tội nhất chính là chồng?
Vẫn cùng mạch tư tưởng này và chị Miêu chê trách phụ nữ xấu rằng ” xấu từ hồn tới xác thì vừa có lỗi với cộng đồng, xã hội, mà tội nhất chính là chồng”.
Sống cả 1 đời chỉ vì để ý đến ánh nhìn của người khác chẳng phải mệt mỏi lắm sao? Hơn nữa khái niệm về cái đẹp lại không có một quy chuẩn thực thụ, đẹp với người này nhưng là xấu với người kia, vậy phụ nữ “gọt” thế nào cho thuận mắt tất cả thiên hạ?
Đúng là phụ nữ nên đừng xuề xòa bên ngoài, đừng quên gọt giũa bên trong. Nhưng có những người họ chọn vẻ đẹp của tự nhiên, họ thấy mình đẹp khi mình được là chính mình, đó mới là điều quan trọng hơn cả.
“Xã hội” muốn hãy cứ đi ngắm những người phụ nữ 3 vòng đồng hồ cát, những khuôn mặt thẩm mỹ cùng khuôn mà số đông cho là đẹp, nhưng không có nghĩa là anh được chê bai người phụ nữ đang sống theo cách họ muốn.
Mark Zuckerberg có 1 cuộc hôn nhân viên mãn dù vợ được nhận xét là kém sắc
Mark Zuckerberg lấy vợ xấu, đó là theo cái nhìn số đông. Nhưng vì sao anh ta không chọn một người phụ nữ xinh đẹp để xã hội tán tụng mà lại chọn người cô vợ xấu để yêu thương mà nâng niu? Ắt hẳn là vì trong mắt người đàn ông vợ mình là đẹp nhất. Người phụ nữ ấy cũng không làm gì “có lỗi” với cộng đồng xã hội, cô ấy chỉ đang hưởng thứ hạnh phúc mà nhiều phụ nữ đẹp có khi cũng không biết hưởng mà thôi!
Hãy nhớ vẻ đẹp của phụ nữ không hẳn lúc nào cũng chỉ là đường cong, của mắt mũi miệng chuẩn, còn có thể là góc khác của “giản dị”, “khiêm nhường” “tự tin”. Phụ nữ hô hào nhau phải đẹp lên cũng đúng, ai đó cho rằng đẹp để chồng yêu cũng không có gì sai. Nhưng nếu phải đẹp theo cách của Trác Thúy Miêu để phục vụ “khán giả đàn ông” thì tôi thà ở vậy và đẹp theo cách chọn của mình.
Nhìn lại loạt phát ngôn của bà Lê Hoàng Diệp Thảo mới thấy vợ cũ "vua cà phê" ngày càng mạnh mẽ hơn sau ly hôn: "Tôi tin công lý sẽ bảo vệ công bằng cho phụ nữ"
Sau biến cố ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo ngày càng mạnh mẽ hơn, tập trung phát triển thương hiệu cà phê của riêng mình.
Những phát ngôn của bà về phụ nữ, bình đẳng giới cũng như những hành động giúp phụ nữ khởi nghiệp mang rất nhiều ý nghĩa.
Chiều ngày 13/1, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao vừa có Kiến nghị về việc xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Theo đó, Viện trưởng VKSND Tối cao Kiến nghị hủy các bản án, quyết định vụ Tranh chấp hôn nhân gia đình giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo để xét xử lại.
Thông tin này khiến những ai đã từng quan tâm, theo dõi vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo cách đây hơn 1 năm không khỏi bất ngờ.
Cũng vì vậy mà phát ngôn mới đây của bà Thảo liên quan đến vụ ly hôn này cũng như những quan điểm về phụ nữ, sự bình đẳng... được đào mộ lại khiến nhiều người quan tâm. Đặc biệt, mới đây, sau khi VKS ND Tối cao có Kiến nghị đề nghị hủy bản án ly hôn đã tuyên tại phiên Giám đốc thẩm, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Đặc biệt, người phụ nữ nằm trong trong "top nữ" doanh nhân giàu nhất Việt Nam đã một lần nữa khẳng định về Bản án sai trái đã tuyên cũng như thể hiện quan điểm của mình về công bằng cho phụ nữ.
Trên trang cá nhân, bà Thảo viết: "Bản án sai trái trên có thể sẽ thành án lệ xấu cho rất nhiều người có hoàn cảnh như tôi, vì vậy, Quyết định của Viện trưởng VKSND Tối cao khiến tôi rất cảm kích.
Nhóm thao túng Trung Nguyên dùng rất nhiều tiền và công sức để đưa tin sai lệch, hòng cướp hết sản nghiệp của gia đình tôi.
Nhưng, Tôi tin tưởng có ngày công lý phải bảo vệ lẽ phải và công bằng cho Phụ nữ!"
Đây không phải là lần đầu tiên bà Thảo thể hiện quan điểm của mình về Quyết định tại phiên Giám đốc thẩm trong vụ tranh chấp giữa bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ xảy ra tại Công ty Trung Nguyên. Đồng thời cùng với đó, bà Thảo một lần nữa nhấn mạnh quyền bình đẳng và công bằng cho phụ nữ trong mọi hoàn cảnh.
Cách đây 3 năm, cuộc ly hôn giữa vợ chồng ông chủ Trung Nguyên đã khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Trải qua biến cố hôn nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo ngày càng mạnh mẽ hơn, tiếp tục theo đuổi giấc mơ mang cà phê Việt vươn ra thế giới. Bằng tham vọng đó, bà làm việc không ngừng nghỉ và trở thành nguồn cảm hứng cho phụ nữ trên con đường tự khẳng định năng lực bản thân.
Trên trang cá nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng đã đăng một bài viết bàn về bình đẳng giới tính. Bài viết khẳng định ý chí và sự mạnh mẽ của người phụ nữ tự cường và có bản lĩnh sẽ làm nên thành công.
Trong bài viết, bà Thảo cũng nhắc về chuyện hôn nhân của bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tan vỡ và khẳng định: "Tôi là người phụ nữ của chính tôi, Lê Hoàng Diệp Thảo, tự lập, tự chủ và giống như dòng nước, tôi sẽ dâng trào và chảy xiết, không bao giờ chấp nhận bị đánh bại".
Theo bà Thảo, dù bản thân là một người phụ nữ truyền thống nhưng bà không hề yếu đuối, "không cho phép bản thân trở thành một quân tốt thí trên bàn cờ của một người đàn ông, để rồi bị hy sinh một cách tùy hứng".
Bài viết một lần nữa khẳng định sự kiên định và mạnh mẽ thường thấy của người từng là bà chủ Trung Nguyên.
Trên thực tế, sau cuộc ly hôn ồn ào nhất Việt Nam với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn dành tâm huyết của mình cho cà phê, tập trung toàn lực vào việc phát triển thương hiệu cà phê của riêng mình, đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Cùng với những phát ngôn ấn tượng về sự bình đẳng của phụ nữ trên con đường kinh doanh khởi nghiệp, mang lại động lực cho phụ nữ thì những hành động mang tính chứng minh của "nữ tướng cà phê" như dự án xây dựng cộng đồng phụ nữ khởi nghiệp hậu Covid-19 có ý nghĩa rất lớn trong thời điểm hiện tại. Không chỉ là cần câu cơm cho người phụ nữ mà còn là sự khẳng định, chứng minh về năng lực của họ.
Nếu như trên thương trường, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là một người phụ nữ mạnh mẽ trải qua sóng gió hôn nhân thì đến sau cùng với tư cách một người vợ, một người mẹ, bà vẫn giành sự tôn trọng cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ - người đã từng tố bà tham vọng chiếm đoạt tài sản, trong khi chính bà cũng góp phần xây dựng nên.
Vào ngày TAND TP.HCM xử bà thắng kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong vụ tranh chấp liên quan tới tập đoàn Trung Nguyên kéo dài nhiều năm, với tư cách là 1 người chiến thắng, nhưng bà vẫn giành sự tôn trọng cho người mình đã đi cùng suốt hơn 20 năm: "Biết tôi yêu hoa hồng, anh đã từng trồng cả vườn hồng rực rỡ dành riêng cho tôi. Tôi sẽ mãi trân trọng những kỷ niệm tuyệt vời ấy", bà Thảo viết trên trang cá nhân ngày "trở về Trung Nguyên".
Tuy nhiên, trở về Trung Nguyên chưa được bao lâu, bà Thảo đã phải nhường lại quyền quản lý cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ sau quyết định tại phiên Giám đốc thẩm diễn ra sau đó.
"Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng" là những gì mà "nữ tướng cà phê" đã viết lên trang cá nhân để động viên bản thân không được gục ngã sau quyết định bất ngờ từ Giám đốc thẩm.
Và bà Thảo đã làm được điều đó. Bà bắt tay vào khởi nghiệp cà phê lần 2 với thương hiệu của riêng mình và tiếp tục hành trình mang cà phê Việt chinh phục thế giới.
Hiện tại, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được xem là "nữ tướng" trong ngành cà phê Việt Nam với sự nghiệp đang trên đà phát triển vượt bậc. Bà vẫn tiếp tục mang thương hiệu của mình vươn ra thế giới kể cả những thị trường "khó tính" với quyết tâm phải phục vụ bằng được.
Ngoài "duyên nợ" với cà phê, bà Diệp Thảo còn đóng vai trò như một người truyền lửa cho chị em phụ nữ bước vào hành trình khởi nghiệp. Năm 2020 bà đã triển khai dự án Women Can Do với tham vọng giúp 100.000 phụ nữ khởi nghiệp. Với mong muốn có nhiều phụ nữ hơn nữa xây dựng được giá trị của mình trong việc khởi nghiệp, làm chủ chính mình vừa phát huy được trí tuệ của mình, tạo được giá trị và làm chủ cuộc đời. Bà cho rằng: "Người phụ nữ ổn thì thế giới sẽ ổn".
Hơn 20 năm cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ nỗ lực gây dựng thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam để rồi không thể cùng nhau phát triển vươn xa hơn nữa nhưng bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn mang trong mình nhiệt huyết như ngày đầu để xây dựng thương hiệu cà phê của riêng mình. Và "quyết định cống hiến với tư cách vợ của anh Vũ đã khiến bản thân phải trả một cái giá không thể chấp nhận được, một cái giá tôi không bao giờ muốn đánh đổi nữa..." chính là động lực để người phụ nữ ấy có được thành công như hôm nay. Trên thương trường cũng như trong cuộc sống, người phụ nữ ấy vẫn luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định bản thân dù đã từng vấp ngã.
Trường học ở Anh kêu gọi nam sinh mặc váy để thúc đẩy bình đẳng giới Trường Tiểu học Castleview (Edinburgh, Scotland) mong muốn lan tỏa thông điệp xóa bỏ phân biệt giới tính và tất cả học sinh đều được làm theo điều mình thích. Đầu tháng 10 vừa qua, trường Tiểu học Castleview gửi mail đến phụ huynh, kêu gọi tất cả học sinh nam và giáo viên mặc váy đến trường để thúc đẩy bình đẳng...