Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành đoàn thể trong tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm và coi trọng vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Đội ngũ người có uy tín đã phát huy vai trò là “cầu nối” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Thượng tọa Tăng Sa Vông, chủ trì chùa Khmer ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi nhiều năm dạy chữ cho con em địa phương.
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có hơn 67 nghìn đồng bào Khmer sinh sống, tập trung tại các huyện như Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Hòa Bình, thị xã Giá Rai và một số xã, phường ven biển của TP Bạc Liêu. Chúng tôi đã đến ấp Giồng Giữa A, xã Vĩnh Trạch ông, TP Bạc Liêu để tìm hiểu về cuộc sống và sự đổi thay của đồng bào Khmer nơi đây. ược biết, ấp Giồng Giữa A hiện có 316 hộ dân, trong đó có hơn một phần hai là người dân tộc Khmer. Những năm qua, bằng các chính sách hỗ trợ của ảng và Nhà nước, cùng sự quan tâm của các cấp địa phương, sự cố gắng vươn lên trong lao động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Cả ấp hiện chỉ còn 11 hộ thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên khá nhanh; trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. áng chú ý, đồng bào Khmer sống rất đoàn kết, có tinh thần hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Ông Lâm Ngọc Tài là một trong những người có uy tín trong đồng bào Khmer ở ấp Giồng Giữa A chia sẻ: “Muốn người dân tin thì trước hết mình phải làm gương. Bản thân tôi nhiều năm qua luôn cố gắng lao động sản xuất, gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chính sách của ảng và Nhà nước. ồng thời, tích cực giúp đỡ mọi người, nhất là về kinh nghiệm sản xuất và thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ngoài ra, tôi vận động người dân trong ấp chủ động hiến đất để làm đường, xây dựng trường học, trụ sở ấp, vận động các gia đình cho trẻ đủ tuổi được đến trường. Nhờ vậy đến nay, tỷ lệ trẻ đến trường trên địa bàn ấp đạt gần 100%, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện…”.
Bên cạnh đó, tại Bạc Liêu, các vị sư trụ trì của gần 30 chùa Khmer trong toàn tỉnh rất có uy tín, được đông đảo cộng đồng người Khmer và người Kinh, người Hoa tin tưởng, quý trọng. iển hình như Hòa thượng Lý Sa Mouth (dân tộc Khmer) tại ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú ông, huyện Phước Long, Trụ trì chùa ìa Muồng, nguyên Chủ tịch Hội oàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu. Ông là người tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, điển hình là việc xây nhà tình thương, xóa nhà tạm của đồng bào Khmer. Ở xã Vĩnh Phú ông, nhiều hộ nghèo không có điều kiện sửa chữa nhà ở, Hòa thượng Lý Sa Mouth đã đứng ra vận động người dân đóng góp cây lá, tấm lợp để giúp họ có căn nhà ấm cúng che nắng, mưa. Ngoài ra, ông trực tiếp cùng các sư sãi đốn cây trong khuôn viên chùa cho người dân nghèo trong xã dựng lại nhà ở khang trang. Với tấm lòng nhân ái, yêu thương người nghèo khó, Hòa thượng Lý Sa Mouth đã tham gia cùng địa phương vận động xây hơn 70 căn nhà tình thương cho đồng bào dân tộc Khmer nghèo trong xã. Bên cạnh đó, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Hòa thượng Lý Sa Mouth tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân người Khmer hiến hàng chục nghìn mét vuông đất làm đường giao thông nông thôn; vận động các tổ chức từ thiện hỗ trợ nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, xây bốn cây cầu để người dân trong xã thuận tiện đi lại, giao thương buôn bán.
Trong cộng đồng người Hoa ở TP Bạc Liêu, nhắc đến ông Ngô Vũ ại ở phường 2, hầu như ai cũng biết. Ông Ngô Vũ ại hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo của tỉnh Bạc Liêu, đồng thời là người có uy tín trong cộng đồng người Hoa. Ông được nhiều cán bộ, nhân dân địa phương ngưỡng mộ, quý mến vì nhiều năm qua luôn hăng hái làm việc thiện. Không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động người Hoa thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng địa bàn dân cư an toàn, văn hóa, không có tội phạm và tệ nạn xã hội, ông ại còn phát huy tốt vai trò của người có uy tín. Từ năm 2010 đến nay, ông đã vận động ủng hộ các quỹ an sinh xã hội, quỹ vì người nghèo; vận động xây dựng cầu giao thông nông thôn, nhà đại đoàn kết, chữa bệnh cho người nghèo, tặng xe lăn cho người khuyết tật… với tổng trị giá gần 20 tỷ đồng.
Phó Trưởng ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu Kim Miên khẳng định: “Từ nhiều năm nay, Tỉnh ủy, HND, UBND tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trong vùng đồng bào DTTS, đồng thời phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ vậy, chỉ tính từ năm 2018 đến nay, Ban Dân tộc và Tôn giáo các cấp trong tỉnh đã vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp xây dựng 91 căn nhà tình thương; tặng hơn 3.000 suất quà, khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trong các ngày lễ, tết, với kinh phí hơn năm tỷ đồng”.
ể đạt được những kết quả đáng mừng nêu trên, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể trong tỉnh Bạc Liêu đã phát huy tốt vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Video đang HOT
BÀI VÀ ẢNH: TRỌNG DUY
Theo NDĐT
Cùng đồng bào xây "cột mốc sống" nơi biên ải - Bài 1: Duy trì bữa sáng cho em
Nhiều năm qua, quân và dân tại khu vực biên giới Sơn La đã sát cánh cùng xây nhau dựng biên giới, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới.
LTS: Tỉnh Sơn La có hơn 270 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Tuyến biên giới trải dài qua địa bàn 17 xã, thuộc 6 huyện, với trên 300 bản. Các xã, bản biên giới ở Sơn La chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy thường lợi dụng hoạt động. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm mọi cách thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình", phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bằng nhiều việc làm thiết thực của những đảng viên biên phòng, của những phó bí thư xã mang quân hàm xanh, nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên khu vực biên giới Sơn La đã sát cánh cùng bộ đội biên phòng, cấp ủy địa phương bảo vệ đường biên, mốc giới. Để rồi giờ đây, trên dải đất quan san điệp trùng ấy, việc đảm nhận "trông coi" biên giới không còn là công việc của riêng lực lượng biên phòng mà đã trở thành phong trào rộng khắp trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chính bà con đã trở thành những "cột mốc sống" canh từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
Loạt phóng sự "Cùng đồng bào xây "cột mốc sống" nơi biên ải" gồm 3 kỳ của nhóm phóng viên Cơ quan thường trú Đài TNVN Khu vực Tây Bắc cho thấy sự sáng tạo, quyết tâm của cấp ủy Đảng các cấp ở Sơn La và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng trong việc củng cố hệ thống chính trị từ cơ sở, xây dựng biên giới - lòng dân vững chắc.
Còn đường đến trường của học sinh vùng cao Sơn La.
Hơn 4h sáng, khi mà nhiều người vẫn còn chưa tỉnh giấc Thiếu tá Chá A Của và các chiến sỹ tại đồn biên phòng Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã dậy để chuẩn bị công việc cho một ngày mới.
Để kịp bữa ăn sáng cho hơn 70 học sinh tiểu học và mầm non trước giờ lên lớp, thực đơn cho bữa sáng nhanh chóng được chế biến.
"4h là chúng tôi nấu cơm cho các cháu rồi. Thường là bộ đội nấu cơm sáng cho các cháu. Hôm nay thứ Hai các cháu cuối tuần về nhà và sẽ xuống muộn hơn nên để các cháu ăn mì tôm. Từ thứ 3 trở đi là cho các cháu ăn cơm. Bữa sáng của các cháu thường bắt đầu từ 6 rưỡi đến 7 giờ. Có hôm thì chúng tôi gửi gạo và mì tôm để cô giáo giúp", Thiếu tá Của nói.
Những suất cơm sau khi được chuẩn bị xong được các anh mang theo hai hướng. Một phần mang đến điểm trường mầm non Buốc Pát cách trung tâm hơn 4km, phần còn lại mang đến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, trung học cơ sở Lóng Sập tại khu trung tâm xã cho 44 học sinh.
Quanh co qua 3 con dốc đất cao hiểm trở cuối cùng cũng đến điểm trường Buốc Pát. Đây là bản nghèo, có 14 hộ đồng bào dân tộc Mông nhưng có đến 12 hộ vướng vào ma túy. 7h sáng, chiến sỹ Vì Văn Tùng cùng cô giáo mầm non Hà Thị Xuyến và thiếu tá Tăng Ngọc Đảm nhanh chóng dọn bữa, lớp học rộn ràng và ấm áp.
Bữa sáng ấm áp của học sinh vùng cao Sơn La.
"Đưa bữa sáng cho các em chúng tôi còn thấy nhiều em mặt mũi còn nhọ nhem, chân tay còn chưa rửa. Thế là các chú bộ đội lại rửa cho từng cháu một rồi mới cho các cháu vào ăn sáng. Ở đây nhiều gia đình có bố, mẹ nghiện ma túy nên các em không được quan tâm, không được bố mẹ nấu cơm cho ăn, nhiều lúc cô giáo đến nhà các cháu vẫn còn đang ngủ. Trước đây chúng tôi sáng nào cũng phải đến từng nhà vận động trẻ đi học. Từ khi có bữa sáng cho em của các chú bộ đội thì các cháu tự giác lắm, sáng nào cũng đến đủ, có hôm còn đến trước cả cô để đợi được ăn cơm no để còn học và hoạt động trong ngày. Các cháu rất phấn khởi", chiến sĩ Tùng cho hay.
Thiếu tá Tăng Ngọc Đảm chia sẻ: "Từ "bữa sáng cho em" bà con cũng nhìn nhận ra là bộ đội làm toàn những việc tốt. Những việc như bắt đối tượng buôn bán ma túy là để ngăn chặn những hậu quả về sau cho bà con. Từ đó ở mỗi bản có tổ tự quản đường biên mốc giới khi có vấn đề gì xảy ra là bà con kịp thời báo cho chúng tôi. Xuất phát từ chính tình thương của "bữa sáng cho em", sau đó mới tạo được niềm tin cho dân tin tưởng vào bộ đội, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước".
Các chiến sỹ tại đồn biên phòng Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã dậy sớm để chuẩn bị những bữa cơm sáng cho học sinh đến trường.
Bữa cơm (không độn) được nấu từ những hạt gạo rẻo thơm và những thức ăn đơn giản như rau, trứng được tăng gia sản xuất chứa đầy tình cảm của những người lính biên phòng giành cho con em đồng bào nghèo nơi biên giới này. Bữa sáng hôm là cơm, bữa khác thay đổi là mì tôm, nhưng cũng là những thứ quý giá cho con em đồng bào dân tộc Mông còn nhiều nhọc nhằn.
Em Hảng Thị Cư (nhà ở bản Buốc Quang, xã Lóng Sập" cho biết: "Bản con ở xa lắm nhưng con được xuống trường học cái chữ. Xuống đây hàng sáng có thêm bữa ăn của các chú bộ đội rất ngon".
Em Tráng A Trung (học lớp 5) cho biết: "Nhà con có 4 chị em, cả 4 chị em đều được đi học hết. Nhờ có các chú bộ đội nuôi mà chúng con mới được đi học đấy".
Cô giáo Phạm Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, Trung học cơ sở Lóng Sập cho biết, nhà trường hiện có gần 90 em học bán trú tại điểm trường trung tâm. Trong số này có hơn 40 em sinh sống ở các bản đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ ăn, ở bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ. Còn lại 44 em không được hưởng chế độ này, nên bộ đội biên phòng đã hỗ trợ bữa sáng cho các em.
Chiến sỹ Vì Văn Tùng - Đồn Biên phòng Lóng Sập ân cần chăm sóc em nhỏ trong bữa sáng ở điểm trường Mầm non Buốc Pát.
"Để thành công được của nhà trường về công tác bán trú thì công đầu tiên phải kể đến là của bộ đội biên phòng. Bởi vì chính việc bộ đội biên phòng giúp các em tại bản Buốc Pát sau đó là lan đến hỗ trợ cho các em học sinh tiểu học về thực hiện công tác bán trú. Nếu không có sự hỗ trợ của bộ đội biên phòng thì các thầy cô giáo còn gặp rất nhiều khó khăn để huy động học sinh ra lớp vì hiện nay nhà nước cũng không thể hỗ trợ hoàn toàn cho học sinh nghèo về trường. Bữa sáng của bộ đội biên phòng không chỉ hỗ trợ các em về mặt vật chất mà mang ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần, giúp truyền lửa đến phụ huynh học sinh tin yêu hơn về các thầy cô giáo, nhất là bộ đội biên phòng ở nơi biên giới", cô Huệ cho hay.
Quản lý địa bàn 2 xã biên giới có 7 dân tộc anh em sinh sống, những người lính đồn biên phòng Lóng Sập, Sơn La đã "nhường cơm sẻ áo" ươm mầm tương lai nơi biên ải./.
7 năm trước, ý tưởng thiện nguyện của người lính biên phòng Lóng Sập hình thành khi cán bộ, chiến sĩ đơn vị thấy nhiều học sinh con em đồng bào dân tộc vì gia đình quá khó khăn có thể bỏ học giữa chừng.
Sau khi bàn bạc từ Đảng ủy, chỉ huy đồn tới các cán bộ chiến sĩ đều thấy rằng phải giúp các cháu nhiều hơn. 100% cán bộ, chiến sĩ thống nhất tự nguyện nhường khẩu phần ăn một bữa trong hai ngày nghỉ cuối tuần để các cháu có đồ ăn sáng.
Đồng thời, mỗi cán bộ đóng góp 100.000 đồng, chiến sĩ 50.000 đồng mỗi tháng để duy trì bữa sáng cho em.
Theo Thanh Thủy, Thu Thùy/VOV-Tây Bắc
Hỗ trợ tiền để cải thiện bữa cơm cho học sinh nghèo vùng cao Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei là trường vùng sâu, học sinh phần đông là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trường cũng không thuộc diện bán trú nên không có chế độ nấu ăn trưa cho học sinh. Hàng chục giáo viên của trường đã tự góp tiền, góp gạo, mì tôm,...kêu gọi thêm mạnh thường quân cùng ủng hộ...