Phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi
Thời gian qua, để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành Ngân hàng đã vào cuộc tích cực cùng với hàng loạt chính sách về cơ cấu nợ, giãn nợ… Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi khi dịch bệnh đã được đẩy lùi, vừa qua, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành lần thứ hai, các ngân hàng đã có động thái tích cực là giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Thực tế cho thấy, tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng khá nặng nề. Bởi vậy, việc hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới.
Mặt khác, việc hạ lãi suất cũng giúp thanh khoản thị trường tiền tệ được dự báo tiếp tục duy trì ở trạng thái dồi dào, mặt bằng lãi suất ổn định. Trong bối cảnh giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều nút thắt, chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ kịp thời nền kinh tế. Đặc biệt, động thái trên cho thấy, ngành Ngân hàng đã thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Hội nghị đối thoại Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp về việc hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ngày 9-5 vừa qua.
Vấn đề quan trọng hiện nay đối với các tổ chức tín dụng là phải bảo đảm nguồn vốn ưu đãi lưu thông dễ dàng, hiệu quả. Trong đó, yêu cầu đặt ra là các ngân hàng cần đẩy mạnh rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính… để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn. Các ngân hàng cũng cần phối hợp với các địa phương để triển khai mạnh mẽ hơn chương trình kết nối doanh nghiệp – ngân hàng. Việc tương tác để “hiểu nhau” trong mối quan hệ này cũng như sự sát sao trong khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng sẽ quyết định đến kết quả vay/cho vay vốn.
Video đang HOT
Nhìn vào mặt bằng giảm lãi suất cho vay lần này có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ giảm trần lãi suất huy động ở kỳ hạn ngắn từ qua đêm đến dưới 6 tháng. Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu vay vốn trung và dài hạn. Do đó, để có thể hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19, thời gian tới, việc giảm thêm lãi suất cho vay nguồn vốn trung và dài hạn cũng là điều các ngân hàng nên tính toán, cân nhắc, vì suy cho cùng “ sức khỏe” của các khách hàng cũng là “sức khỏe” của chính các ngân hàng.
Về phía các doanh nghiệp, bên cạnh sự chủ động tìm đến nguồn vốn vay ưu đãi cũng cần tích cực phối hợp để đáp ứng nhanh chóng các quy định cho vay hiện hành của ngân hàng. Ví như, xây dựng những kế hoạch, phương án kinh doanh khác nhau, phù hợp với các mức lãi suất để dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Và quan trọng hơn cả, đó là các doanh nghiệp phải tranh thủ, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; tận dụng nguồn vốn vay này để đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin…. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trả nợ ngân hàng đúng hạn để có thể tiếp tục được vay thêm.
Với sự tập trung quyết liệt, cả về nghiệp vụ tín dụng và trách nhiệm xã hội của các tổ chức tín dụng cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, tin rằng, nguồn vốn ưu đãi sẽ được sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại.
Shark Đặng Hồng Anh: Doanh nghiệp đã "thấm" rồi, và 2 tháng nữa sẽ đến lượt ngân hàng
Ông Đặng Hồng Anh cho biết, các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang sụt giảm doanh thu, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. Trong đó, 2 tháng tới sẽ đến lượt ngành ngân hàng, cũng sẽ rất "thấm" tác động của Covid-19.
Cuối tháng 3, Tổng cục Thống kê đã ghi nhận con số gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, là con số kỷ lục từ trước đến nay. Bên cạnh đó, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng lớn hơn số lượng thành lập mới.
Cũng theo khảo sát mới đây của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, có đến 82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 sẽ bị sụt giảm so với năm 2019 và nếu dịch bệnh căng thẳng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.
Ông Đặng Hồng Anh Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công nhận định, doanh nghiệp đã bắt đầu "thấm" và 2 tháng nữa sẽ tới ngành ngân hàng.
Theo ông Hồng Anh, các con số thống kê của VCCI rất gần với thực tế vì Hiệp hội Doanh nhân trẻ cũng đã có một số thống kê tương tự. "Tôi nghĩ tất cả doanh nghiệp trên thế giới đàn lần đầu tiên gặp phải cảnh này và chúng ta không có kinh nghiệm đối phó. Thực sự là dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp đã bắt đầu "thấm" rồi", ông chia sẻ.
Các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang sụt giảm doanh thu, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. Ông Hồng Anh dự báo, 2 tháng tới sẽ là đến lượt ngành ngân hàng, cũng sẽ rất "thấm" tác động của Covid-19.
Các ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ khách hàng, nhưng về thực tế, ngân hàng cũng là những doanh nghiệp, phải cân nhắc các rủi ro khi giãn nợ hay giảm lãi suất đều tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do đó, bộ phận lớn doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng.
Shark Đặng Hồng Anh chia sẻ thực tế: "Doanh nghiệp muốn giảm lãi, có gửi văn bản yêu cầu hỗ trợ, nhưng cũng kéo dài khoảng hơn 1 tháng, nếu không tác động thì ít khi được trả lời. Hầu như phía ngân hàng sẽ nói là cũng có nhiều doanh nghiệp đăng ký và đang xem xét tiêu chí". Với giãn nợ cũng vậy, ngân hàng đồng ý giãn nợ cho doanh nghiệp, nhưng nếu giãn nợ thì rất dễ có khả năng bị chuyển nhóm nợ và khó vay mới. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp cũng tự nhủ "thôi để đó, cố gắng trả để còn được vay mới".
Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền tảng, điều kiện, tích lũy tư bản chưa có nhiều. Trong mùa dịch mà không có kế hoạch hậu dịch phát triển công ty thì đi vay ngân hàng sẽ trở thành gánh nặng cho chính họ, và lại ảnh hưởng đến ngân hàng.
"Tôi khuyên doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kế hoạch tốt hậu dịch thì không nên vay. Doanh nghiệp có nền tảng, điều kiện ổn định hơn, tốt hơn, thanh khoản hơn thì kiếm dự trữ mới thật tốt, trong nguy có cơ, sau dịch thị trường ổn định rồi thì hồi phục lại. Giải pháp tài chính tốt sẽ như lò xo bật lại, phát triển tốt hơn, cân bằng lại giai đoạn khó khăn", ông Hồng Anh nêu kiến nghị.
Chính sách cho vay của các ngân hàng, theo ông Hồng Anh là khá tốt, nhưng các doanh nghiệp phải có tiếp cận từ 2 phía. Bản thân doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuẩn bị mọi điều kiện để khi dịch đi qua có thể bắt tay vào kinh doanh và phục hồi trở lại.
Ông cũng kỳ vọng các ngân hàng sẽ có chỉ thị quyết liệt hơn để quá trình hỗ trợ diễn ra nhanh hơn. Trong đó, ông đề xuất NHNN có tổng đài SOS cho doanh nghiệp. Nếu các điều kiện chính đáng của họ mà NHTM không giải quyết thì xử lý như thế nào.
PV
Không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông ngân hàng để giảm lãi suất cho vay: Có thực sự cần thiết? Ngành ngân hàng đang tìm mọi cách để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay. Và NHNN cho rằng, các ngân hàng nên tạm thời không chia cổ tức bằng tiền mặt để hỗ trợ mục tiêu này... Cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 02 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân...