Phát hiện yếu tố có thể quyết định quá trình sinh tồn của HIV

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Mỹ cho thấy protein KLF2 và KLF3 giúp ức chế quá trình virus HIV nhân lên.

Theo bài báo vừa công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), nhóm chuyên gia tại Trường Y, Đại học Boston, Mỹ, phát hiện yếu tố quan trọng có thể quyết định quá trình sinh tồn của virus HIV.

Kết quả này được rút ra từ nghiên cứu nấm men, sàng lọc dữ liệu khổng lồ về các yếu tố khiến tế bào người liên kết với chuỗi axit deoxyribonucleic (DNA) của virus HIV.

Phát hiện yếu tố có thể quyết định quá trình sinh tồn của HIV - Hình 1

Hình ảnh quét tế bào T nhiễm virus HIV. Ảnh: NIAID.

Nghiên cứu thực hiện trên phôi thận người được cho nhiễm virus HIV. Kết quả, họ phát hiện protein KLF2 và KLF3 trong tế bào miễn dịch T CD4 giúp giảm 60-80% lượng virus nhân lên, góp phần ngăn chặn quá trình virus HIV-1, HIV-2 sinh sôi.

Từ phát hiện này, nhóm xác nhận việc ức chế quá trình HIV phát triển phụ thuộc vào việc tăng, giảm lượng nhân lên của nó trong tế bào con người. Bởi virus càng chiếm được nhiều tế bào, “đội quân” của nó càng mạnh, dễ dàng đánh bại hệ miễn dịch.

Giáo sư, tiến sĩ Andrew J. Henderson, Trường Y, Đại học Boston cho biết: “Một trong những thách thức trong việc chữa khỏi HIV là ổ chứa virus tồn tại dai dẳng. Các phương pháp điều trị kháng virus hiện tại khó nhắm trúng đích, nhất là khi chúng ở dạng tiềm ẩn, né khỏi hệ miễn dịch. Nếu việc điều trị bị gián đoạn, ổ chứa virus này cho phép HIV nhanh chóng nhân lên và hạ gục hệ miễn dịch”.

Vì vậy, hiểu được cơ chế kiểm soát này là yếu tố then chốt, giúp họ có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình HIV tồn tại dưới dạng tiềm ẩn, sinh sôi và gây bệnh trong cơ thể.

“Bằng cách hiểu được con đường các tế bào kiểm soát HIV, chúng tôi có thể nhắm trúng mục tiêu, thay đổi hành vi của những ổ chứa virus tiềm ẩn”, vị chuyên gia nói thêm.

Bất chấp những tiến bộ tích cực mà liệu pháp kháng virus ART hay HAART mang lại, HIV/AIDS vẫn là gánh nặng với thế giới. Bệnh nhân phải sống chung với nó suốt đời và phụ thuộc thuốc ức chế.

Video đang HOT

Tuy nhiên, một nhóm nhỏ bệnh nhân HIV có cơ chế tự ức chế virus. Thậm chí, nhiều người tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Đến nay, điều này vẫn chưa được các nhà khoa học lý giải hoàn toàn.

Do đó, nhóm tác giả nghiên cứu trên đặt kỳ vọng phát hiện mới sẽ là cơ sở để lý giải hiện tượng một số người tự kiểm soát được virus hay khỏi HIV không cần dùng thuốc.

Triệu chứng nhiễm HIV qua từng giai đoạn

Bệnh nhân nhiễm HIV sẽ trải qua các triệu chứng giống cúm. Sau đó, cơ thể họ trở về bình thường nhưng đây là lúc virus âm thầm phát triển, hạ gục hệ thống miễn dịch.

Việc nghiên cứu và đẩy lùi HIV/AIDS trong vài thập kỷ trở lại đây đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, đây vẫn là gánh nặng của các quốc gia, số người khỏi hẳn bệnh không phụ thuộc thuốc cũng không nhiều.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus HIV khi tiếp xúc một số loại dịch cơ thể mang trùng như máu, tinh dịch, dịch tiền tinh hoàn, dịch âm đạo, dịch trực tràng và sữa mẹ. Rủi ro lớn nhất gây nhiễm HIV là quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh.

Cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị nhiễm HIV hay không đó là xét nghiệm. Bởi nhiều người sau khi nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng hoặc dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác. Kết quả, khi phát hiện bệnh đã muộn, lây nhiễm cho nhiều F1, F2.

Theo WebMd , bệnh nhân nhiễm HIV sẽ trải qua 3 giai đoạn. Triệu chứng của từng giai đoạn cũng không giống nhau. Chúng ta phát hiện càng sớm, khả năng kiểm soát bệnh càng cao. Bởi nếu rơi vào giai đoạn cuối (AIDS), hệ miễn dịch của bệnh nhân bị phá hủy, không thể chống chọi virus, vi khuẩn.

Triệu chứng nhiễm HIV qua từng giai đoạn - Hình 1

Cách duy nhất để xác định một người có nhiễm HIV hay không là xét nghiệm máu. Ảnh: Getty Images.

Giai đoạn đầu - nhiễm HIV cấp tính

Hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV không biết mình bị virus tấn công. Các triệu chứng cấp tính ở giai đoạn đầu có thể xuất hiện trong vòng 2-6 tuần sau khi tiếp xúc nguồn lây. Đây là lúc hệ miễn dịch đang tích cực chiến đấu với loại virus cứng đầu và nguy hiểm. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng retrovirus cấp tính hoặc nhiễm HIV nguyên phát.

Trong 2-6 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết người bệnh (80-90%) có các triệu chứng tương tự cúm hoặc bệnh bạch cầu đơn nhân. Chúng kéo dài trung bình 28 ngày, ngắn nhất thường là một tuần. Sau đó, nó biến mất nên nhiều người thường bỏ qua hoặc cho rằng đó là cảm cúm thông thường.

Theo tài liệu của Bộ Y tế, triệu chứng của giai đoạn này gồm sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu. Triệu chứng ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn và nôn, có phản ứng gan to, lá lách to. Tùy từng trường hợp, tình trạng trên có thể xuất hiện chỉ một hoặc nhiều hay cũng có trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Nếu bạn có các triệu chứng trên và từng tiếp xúc người nhiễm HIV trong vòng 2-6 tuần, hãy đi khám và xét nghiệm HIV để kịp thời phát hiện. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo ngay cả khi không tiếp xúc nguồn lây nhưng có nghi ngờ với các triệu chứng bất thường, người dân cũng nên làm xét nghiệm để chủ động phòng ngừa hoặc điều trị.

Thử nghiệm và phát hiện sớm HIV được xem là rất quan trọng vì hai lý do. Đầu tiên, ở giai đoạn này, tải lượng virus HIV trong máu và dịch cơ thể rất cao. Nó khiến virus đặc biệt dễ lây lan. Thứ hai, càng điều trị sớm, cơ hội giúp người mắc tăng cường hệ miễn dịch, giảm bớt các triệu chứng, khả năng ức chế bệnh càng cao,

Triệu chứng nhiễm HIV qua từng giai đoạn - Hình 2

Ở giai đoạn đầu nhiễm HIV, bệnh nhân gặp phải các triệu chứng tương tự cúm. Ảnh minh họa: Freepik.

Giai đoạn 2 - nhiễm trùng không triệu chứng

Giai đoạn một trôi qua, hầu hết người nhiễm HIV sẽ trở lại bình thường, cảm thấy khỏe hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa virus biến mất. Sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch trên mỗi cá thể sẽ làm giảm số lượng các hạt virus trong máu và chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng. Các bác sĩ còn gọi đây là giai đoạn nhiễm HIV mạn tính hay tiềm ẩn.

Có thể mất 10-15 năm, các triệu chứng khác mới xuất hiện. Trong thời gian này, nếu virus không được điều trị, nó vẫn hoạt động và lây nhiễm sang các tế bào mới trong cơ thể.

Trong cơ thể, các tế bào T-CD4 có nhiệm vụ điều phối phản ứng của hệ miễn dịch. Suốt giai đoạn này, HIV hoạt động trong hạch bạch huyết, làm cho chúng sưng to, do phản ứng với một lượng lớn vius kẹt trong mạng lưới tế bào hình sao. Các mô giàu tế bào T-CD4 cũng có thể bị nhiễm bệnh. Các hạt virus tồn tại trong các tế bào bị nhiễm và ở dạng tự do trong dịch cơ thể.

Ở giai đoạn nhiễm HIV mạn tính, virus giết chết các tế bào CD4 và phá hủy hệ thống miễn dịch - lớp khiên bảo vệ duy nhất. Số lượng tế bào CD4 có thể kiểm tra bằng xét nghiệm máu. Nếu không được điều trị, lượng tế bào CD4 sẽ giảm xuống. Khi đó, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Bước vào giai đoạn không triệu chứng, bệnh nhân tiếp tục có nguy cơ lây lan bệnh. Các tế bào CD4 mang tải lượng virus nhiều nhất. Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV có thể cải thiện đáng kể thời gian sống của bệnh nhân.

Triệu chứng nhiễm HIV qua từng giai đoạn - Hình 3

Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chưa có cách điều trị tận gốc mà phải sống phụ thuộc thuốc. Ảnh: Getty Images.

Giai đoạn 3 - nhiễm trùng có triệu chứng và AIDS

Khi số lượng tế bào T CD4 giảm xuống mức dưới 200 tế bào/1 mm3 máu, quá trình miễn dịch bị vô hiệu hóa và xuất hiện các nhiễm trùng do vi sinh vật cơ hội gây ra. Giai đoạn này còn được gọi là AIDS - hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

Các triệu chứng đầu tiên là giảm cân không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm họng, viêm tuyến tiền liệt, phát ban trên da và loét miệng.

Đặc trưng dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân AIDS đó là luôn cảm thấy mệt mỏi; sưng hạch bạch huyết ở cổ, bẹn; sốt kéo dài trên 10 ngày; đổ mồ hôi đêm; hụt hơi; tiêu chảy kéo dài; vết bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân; loét âm đạo, cổ họng...

Bệnh nhân có thể gặp một số bệnh nhiễm trùng cơ hội như sarcoma Kaposi (một dạng ung thư da); nhiễm nấm Cadida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn hiếu khí Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Sau đó, các virus Herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tái phát ngày càng nặng những tổn thương do Herpes simplex, bệnh zona thần kinh, ung thư hạch bạch huyết do virus Epstein-Barr hoặc ung thư Kaposis sarcoma.

Viêm phổi do nấm Pneumocystis jirovecii cũng phổ biến và thường gây tử vong. Những người bị AIDS không dùng thuốc thường chỉ sống khoảng 3 năm hoặc ít hơn nếu họ bị nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn có thể điều trị. Do đó, yếu tố quan trọng nhất đó là sử dụng thuốc như phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Đến nay, bệnh nhân nhiễm HIV vẫn phải sống chung với thuốc và virus cả đời. Để phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này, chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và không tiêm chích ma túy.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thứcBé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thức
18:38:48 02/12/2024
Tác hại khi đốt nến thơm trong nhàTác hại khi đốt nến thơm trong nhà
10:57:35 02/12/2024
Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?
10:51:25 02/12/2024
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhấtMẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất
08:52:37 03/12/2024
Đừng chỉ ăn quả, hạt của quả này ví như 'thuốc quý' chị em ít biếtĐừng chỉ ăn quả, hạt của quả này ví như 'thuốc quý' chị em ít biết
11:00:14 02/12/2024
Đang ngủ đột ngột đau nhói ngực, đi viện mới biết mắc bệnh hiếmĐang ngủ đột ngột đau nhói ngực, đi viện mới biết mắc bệnh hiếm
18:50:42 02/12/2024
Trẻ gặp nguy hiểm từ 'nụ hôn tử thần'Trẻ gặp nguy hiểm từ 'nụ hôn tử thần'
19:19:41 02/12/2024
Hết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vúHết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vú
07:41:31 03/12/2024

Tin đang nóng

Bắt khẩn cấp 5 người vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc SơnBắt khẩn cấp 5 người vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc Sơn
20:10:40 03/12/2024
Tiết lộ về phần mộ NSND Thanh Kim Huệ: Khu đất đắt đỏ, có tiền cũng không mua đượcTiết lộ về phần mộ NSND Thanh Kim Huệ: Khu đất đắt đỏ, có tiền cũng không mua được
18:19:43 03/12/2024
Hari Won gặp tai nạn thang cuốn, Trấn Thành cập nhật hình ảnh gây lo lắngHari Won gặp tai nạn thang cuốn, Trấn Thành cập nhật hình ảnh gây lo lắng
21:33:34 03/12/2024
Sao nữ đã có bạn trai vẫn muốn "xào couple" với Hoàng Cảnh Du, tài tử cự tuyệt gây sốcSao nữ đã có bạn trai vẫn muốn "xào couple" với Hoàng Cảnh Du, tài tử cự tuyệt gây sốc
17:41:31 03/12/2024
Dũng Taylor: "Bạn bè làm ăn với tôi thấy Thu Phương đều rất sợ"Dũng Taylor: "Bạn bè làm ăn với tôi thấy Thu Phương đều rất sợ"
21:08:06 03/12/2024
MC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con traiMC Mai Phương VTV: Lắp 2 camera vẫn không ngờ điều giúp việc làm với con trai
23:16:48 03/12/2024
Nam ca sĩ sang Mỹ từ 7 tuổi: "Đến nước mắm cũng không có mà ăn"Nam ca sĩ sang Mỹ từ 7 tuổi: "Đến nước mắm cũng không có mà ăn"
20:43:22 03/12/2024
Ngọc Trinh khiến netizen rần rần vì bộ ảnh "hở bạo"Ngọc Trinh khiến netizen rần rần vì bộ ảnh "hở bạo"
19:50:54 03/12/2024

Tin mới nhất

Cơn ho lâu ngày cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Cơn ho lâu ngày cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

21:17:25 03/12/2024
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, lây qua đường không khí và thường ảnh hưởng đến phổi. Chỉ khoảng 5-10% người nhiễm vi khuẩn lao phát triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời.
Bộ Y tế: Kiểm soát triệt để bệnh sốt xuất huyết không đơn giản

Bộ Y tế: Kiểm soát triệt để bệnh sốt xuất huyết không đơn giản

21:15:13 03/12/2024
Ông Đức cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là sản xuất ra được vaccine để giúp cơ thể kháng lại virus. Trong những năm gần đây, thế giới đã có vaccine sốt xuất huyết và Việt Nam đã cấp phép cho loại vaccine này.
Nguồn dinh dưỡng 'không ngờ' từ vỏ của nhiều loại rau củ và trái cây

Nguồn dinh dưỡng 'không ngờ' từ vỏ của nhiều loại rau củ và trái cây

20:26:18 03/12/2024
Theo National Geographic, các nghiên cứu cho thấy vỏ của một số loại trái cây và rau củ chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn và hóa chất chống bệnh tiểu đường, tình trạng viêm và ung thư.
Xét nghiệm máu hứa hẹn cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer

Xét nghiệm máu hứa hẹn cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Alzheimer

20:22:19 03/12/2024
Trong quá trình kiểm tra hơn 1.200 bệnh nhân có vấn đề trí nhớ, các nhà khoa học nhận thấy rằng, xét nghiệm máu APS2 xác định đúng bệnh Alzheimer trong 88%-92% trường hợp.
Ghi nhận trường hợp tử vong thứ 4 do bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh

Ghi nhận trường hợp tử vong thứ 4 do bệnh sởi tại TP Hồ Chí Minh

20:19:30 03/12/2024
Trong đó, đa số quận, huyện báo cáo đã hoàn thành trên 100% chỉ tiêu tiêm chủng. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo cần tiếp tục rà soát để đảm bảo không bỏ sót trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đầy đủ.
Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?

Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?

20:17:26 03/12/2024
Dầu cá Omega-3 có thể xem là loại chất béo có lợi, tốt cho sức khỏe ở mọi độ tuổi. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của loại axit béo nào đối với cơ thể.
4 nhóm người 'đại kỵ' với mật ong

4 nhóm người 'đại kỵ' với mật ong

20:14:41 03/12/2024
Đối với một số người đang dùng thuốc hạ sốt, thuốc cảm có thành phần hạ sốt, mật ong sẽ tương tác với thuốc khiến cơ thể giảm tốc độ hấp thụ thuốc và ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác

20:12:38 03/12/2024
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và với người mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Bổ sung vitamin A liều cao cho gần 80.000 trẻ ở Quảng Bình

Bổ sung vitamin A liều cao cho gần 80.000 trẻ ở Quảng Bình

20:06:48 03/12/2024
Thực hiện chiến dịch, cán bộ y tế sẽ sàng lọc các trường hợp trẻ cần uống vitamin A, đảm bảo trẻ được uống trực tiếp tại cơ sở y tế, không tự ý cấp phát thuốc về nhà.
Phân biệt probiotic - prebiotic và cách bổ sung có lợi nhất

Phân biệt probiotic - prebiotic và cách bổ sung có lợi nhất

20:06:05 03/12/2024
Chúng được tìm thấy tự nhiên trong một số sản phẩm từ sữa như sữa chua nuôi cấy sống, một số loại pho mát và thực phẩm lên men chứa nhiều men vi sinh như kim chi, miso, dưa cải bắp, kombucha.
Viêm dây thần kinh thị giác: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị

Viêm dây thần kinh thị giác: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị

20:01:00 03/12/2024
Phòng ngừa viêm dây thần kinh thị giác phụ thuộc vào việc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý và yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này, bởi viêm dây thần kinh thị giác thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn và một số nhiễm trùng.
5 lý do bạn nên hạn chế uống cà phê nếu đang gặp các vấn đề sức khỏe này

5 lý do bạn nên hạn chế uống cà phê nếu đang gặp các vấn đề sức khỏe này

19:58:08 03/12/2024
Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như bồn chồn, tim đập nhanh và khó ngủ. Đối với những người dễ bị lo âu, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến họ khó thư giãn.

Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?

Làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?

Sáng tạo

00:19:33 04/12/2024
Theo quan niệm phong thủy, cây hạnh phúc ra hoa là dấu hiệu của tài lộc, may mắn và sự viên mãn; vậy làm thế nào để cây hạnh phúc nở hoa?
Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện

Hoa hậu Kỳ Duyên 'vừa ngầu vừa xinh', Nhã Phương múa cột điêu luyện

Sao việt

23:21:48 03/12/2024
Trong khi hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh vừa ngầu vừa xinh thì diễn viên Nhã Phương khoe khả năng múa cột điêu luyện.
5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?

5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam là ai?

Nhạc việt

23:14:16 03/12/2024
Những gương mặt thường được dự đoán cát-sê cao là Sơn Tùng M-TP, Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn... Cái tên cuối top 5 gây bất ngờ.
Nhan sắc của Jisoo, mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2024

Nhan sắc của Jisoo, mỹ nhân đẹp nhất thế giới 2024

Sao châu á

23:07:06 03/12/2024
Chị cả nhóm nhạc BlackPink, Kim Jisoo năm thứ ba liên tiếp được độc giả tạp chí Nubia bình chọn là Người phụ nữ đẹp nhất thế giới 2024.
Nam diễn viên 10X vào top Diễn viên nam ấn tượng VTV Awards 2024 là ai?

Nam diễn viên 10X vào top Diễn viên nam ấn tượng VTV Awards 2024 là ai?

Hậu trường phim

22:59:03 03/12/2024
Trong danh sách 10 Diễn viên nam ấn tượng tại giải thưởng VTV Awards 2024, nam chính Long Vũ của phim Đi giữa trời rực rỡ là gương mặt nhỏ tuổi nhất.
Taylor Swift mời gia đình bạn trai về nhà

Taylor Swift mời gia đình bạn trai về nhà

Sao âu mỹ

22:55:22 03/12/2024
Taylor Swift tiếp đón bạn trai Travis Kelce cùng nhiều thành viên gia đình anh tại nhà của nữ ca sĩ ở thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ trong dịp lễ Tạ ơn năm nay.
Thanh Vân Hugo xúc động trước nỗi lòng của thiếu tá khi con gọi bằng 'chú'

Thanh Vân Hugo xúc động trước nỗi lòng của thiếu tá khi con gọi bằng 'chú'

Tv show

22:53:33 03/12/2024
Trong tập đặc biệt của Vợ chồng son , Thanh Vân Hugo và nhiều khán giả xúc động trước chuyện tình giữa anh bộ đội lính đảo Trung Hiếu và cô giáo Nguyễn Thị Hằng.
Cảnh nóng trong 'The Trunk' có Gong Yoo bị phản ứng

Cảnh nóng trong 'The Trunk' có Gong Yoo bị phản ứng

Phim châu á

22:48:49 03/12/2024
The Trunk gây chú ý nhờ sự góp mặt của dàn diễn viên Gong Yoo, Seo Hyun Jin, Jung Yun Ha... Sau khi ra mắt, bộ phim gây tranh cãi bởi một số cảnh ân ái quá táo bạo, nhịp phim chậm khó xem.
Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ

Cụ ông dắt xe... bỏ chạy sau khi tặng "quà quê" cho cô gái, biết lý do ai cũng bất ngờ

Netizen

22:25:45 03/12/2024
Ông cụ với chiếc lưng còng đặt túi gạo lên trên tủ kính rồi nhanh chóng cùng chiếc xe đạp rời đi sau khi thấy cô gái chạy theo để... biếu tiền.
Người phụ nữ làm giả thông tin ngân hàng, lừa đảo hơn 39 tỷ đồng ở TPHCM

Người phụ nữ làm giả thông tin ngân hàng, lừa đảo hơn 39 tỷ đồng ở TPHCM

Pháp luật

22:02:43 03/12/2024
Làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần, Đỗ Kim Mai đưa ra các thông tin gian dối nhằm lừa đảo một người phụ nữ ở TPHCM hơn 39 tỷ đồng.
Siêu sao Messi và Ronaldo lại là đối thủ ở giải thưởng hay nhất của FIFPro

Siêu sao Messi và Ronaldo lại là đối thủ ở giải thưởng hay nhất của FIFPro

Sao thể thao

21:57:40 03/12/2024
Danh sách rút gọn Cầu thủ nam và nữ xuất sắc nhất thế giới FIFPro năm 2024 đã được công bố, trong đó gồm hai kình địch quen thuộc chínhlà siêu sao Messi và Ronaldo, đáng chú ý không có chân sút đang tỏa sáng Salah của Liverpool.