Phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại
Từ tháng 7-2019 đến nay, các lực lượng thuộc BCĐ 389 TP. Hà Nội đã chủ động tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tập trung phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Theo ông Chu Xuân Kiên – Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ 389 TP. Hà Nội, thời gian qua, BCĐ 389 TP tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị Quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 31/01/2019 của BCĐ 389 Quốc gia về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đồng thời chỉ đạo các sở, ngành thành viên và BCĐ 389 quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch số 35/KH-BCĐ 389/TP ngày 30/01/2019 của BCĐ 389/TP về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Lực lượng liên ngành thuộc BCĐ 389 TP. Hà Nội xử lý cơ sở kinh doanh bóng cười
BCĐ 389 TP. Hà Nội cũng đã tổ chức thành công hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm.
Trong tháng 7-2019, các lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã tổ chức thanh, kiểm tra trên 2.100 vụ; xử lý gần 2.000 vụ; với các dấu hiệu vi phạm hàng cấm, hàng lậu; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; và gian lận thương mại. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu trên 238 tỷ đồng…
Với vai trò thành viên chủ công của BCĐ 389 Thành phố, Công an Thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an quận, huyện, thị xã tăng cường công tác nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng vận chuyển, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu trên địa bàn Thành phố; xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm ATTP tại các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), chợ Hòa Bình (Hai Bà Trưng), ga Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, một số kho, bến bãi thuộc quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì…
Video đang HOT
Trong tháng, Công an Thành phố đã kiểm tra 185 vụ, xử lý: 179 vụ, phạt hành chính số tiền gần 1,4 tỷ đồng; truy thu thuế gần 2,9 tỷ đồng. Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT triển khai các kế hoạch chuyên đề về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; chống các hành vi kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa nhập lậu, hàng cấm và gian lận thương mại; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đấu tranh, ngăn chặn các hành vi kinh doanh các mặt hàng pháo trái phép, mũ bảo hiểm, kem giá rẻ, tôm hùm càng đỏ, tôm có tạp chất, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi…
Trong tháng, Cục QLTT Hà Nội kiểm tra 901 vụ, xử lý 861 vụ với 963 hành vi vi phạm; qua đó ra quyết định phạt hành chính hơn 4,6 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu và hàng buộc tiêu hủy, chuyển đổi mục đích sử dụng trên 4 tỷ đồng.
Một số vụ việc tiêu biểu trong thời gian qua được các đơn vị thành viên của BCĐ 389 TP. Hà Nội thực hiện:
Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan – Cục Hải quan TP Hà Nội, Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an TP Hà Nội… tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa không xác định chủ hàng (do người nhận hàng trên vận đơn đã có công văn giải trình từ chối nhận hàng). Hàng hóa vi phạm: 322 cá thể Vẹt lory đỏ (Eos bornea) thuộc phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Đội Kiểm soát phòng chống ma túy – Cục Hải quan TP. Hà Nội phối hợp với Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh – Cục Hải quan TP. Hà Nội; Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an)… tiến hành kiểm tra Bưu gửi từ Anh và Canada về Hà Nội; phát hiện 3 túi nilon chứa 795,6 gam ma túy (cần sa) không xác định được chủ hàng.
Kiểm tra Bưu gửi từ Anh, Canada và Mỹ về Nội Bài; phát hiện 8 túi nilon chứa 514 gam ma túy (cần sa) không xác định được chủ hàng.
Đội QLTT số 1 – Cục QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở gia công và kinh doanh hàng hóa thuộc Công ty TNHH GUSTO tại Lô số 3, Cụm Công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Ngà – Giám đốc Công ty. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở có 1.100 chiếc áo lót nữ các loại, nhãn giấy treo trên sản phẩm có chữ LOVOZA, Made in Việt Nam có dấu hiệu trên nhãn sản phẩm hàng hóa giả mạo về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nơi sản xuất hàng hóa và 3.400 chiếc nhãn giấy có chữ chữ LOVOZA, Made in Việt Nam, có nhãn giống như nhãn sản phẩm được treo trên sản phẩm áo lót nữ trên.
Theo anninhthudo
Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nói gì về vụ Asanzo?
Chánh Văn phòng Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia sáng nay đã thông tin tiếp theo về vụ Asanzo đang được dư luận quan tâm.
Ông Đàm Thanh Thế thông tin về vụ Asanzo tại họp báo sáng 30/7
Tại buổi họp báo chuyên đề về kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm sáng nay (30/7), ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã thông tin ban đầu về vụ việc Asanzo.
Ông Thế cho biết: "Liên quan tới thông tin ban đầu về vụ việc Asanzo, hiện Ban Chỉ đạo 398 Quốc gia đã giao cho các lực lượng chức năng là Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung phối hợp xác định làm rõ những hành vi đúng sai của doanh nghiệp này. Đến nay, các lực lượng chức năng đang tập hợp thông tin, tài liệu. Kết quả về vụ việc sẽ được thông báo rộng rãi với tinh thần làm nghiêm túc, quyết liệt một cách khách quan, toàn diện. Nếu có hành vi vi phạm sẽ xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu Việt Nam và lợi ích người tiêu dùng. Chứ không phải không thấy thông tin là vụ việc lắng xuống".
Chánh Văn phòng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 398 Quốc gia cũng thông tin thêm, hàng hóa giả không rõ nguồn gốc mang tên Việt Nam vừa qua cũng được các cơ quan truyền thông phát hiện.
"Văn phòng đã có công văn yêu cầu cơ quan thường trực của 63 tỉnh, thành tập trung rà soát, đánh giá cùng với Ban chỉ đạo 398 Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Trên cơ sở này, mới đây Ban chỉ đạo đã có kế hoạch đấu tranh, tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài chính, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia ký ban hành".
Cũng liên quan tới vụ việc Asanzo, trước đó tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138) và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia sáng 25/7, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, cố gắng trong 2 tuần (kể từ ngày 25/7) sẽ sớm đưa ra kết luận về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan đến nhóm hàng điện tử, điện lạnh.
Ông Cẩn cũng thông tin, mới đây đã khởi tố vụ án liên quan đến hành vi một công ty con của công ty này nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam đưa hàng vào tiêu thụ nội địa.
"Đối với nhãn hiệu Asanzo, chúng tôi đã khởi tố vụ án và chuyển cho cơ quan công an, về các hành vi thuộc công ty con, nhập khẩu, giả mạo xuất xứ Việt Nam để mà đưa hàng vào tiêu thụ, giả mạo nhãn mác. Và tiếp tục đang xác minh, điều tra sâu", ông Cẩn nói.
"Các ngành cho rằng cơ sở pháp lý không đủ để xử lý hành vi này, nhưng chúng tôi đánh giá sẽ làm sâu và đủ cơ sở. Bởi như giải thích của một số bộ, ví dụ nhập khẩu một con lợn từ Trung Quốc và xẻ làm đôi, một phần xuất khẩu ra nước ngoài và một phần tiêu thụ tại Việt Nam, mà lại lấy xuất xứ Việt Nam thì không có nước nào giải thích như vậy, các văn bản giải thích, chế tài xử lý hiện nay phải thống nhất", Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nói.
C.Sơn
Theo baogiaothong
Làm rõ vụ Asanzo, xem xét trách nhiệm vụ Nhật Cường Sáng 25/7, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban 138) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Ban Chỉ đạo 389 cho biết sẽ xem xét làm rõ...