Phát hiện vụ hợp nhất thiên hà lớn nhất trong lịch sử Dải Ngân hà
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Anh, Đức và Mỹ vừa công bố khám phá ra cái mà họ gọi là sự hợp nhất thiên hà lâu đời nhất và lớn nhất trong lịch sử của Dải Ngân hà.
Các nhà nghiên cứu cho biết đã sử dụng một mô phỏng máy tính để phân tích các cụm sao cầu, một tập hợp các ngôi sao hình cầu quay quanh lõi thiên hà. Những cụm này là “hóa thạch” của các thiên hà cổ đại mà Dải Ngân hà của chúng ta đã nuốt chửng trong quá khứ.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp ch í Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng về 5 vụ sáp nhập thiên hà, mỗi vụ sáp nhập liên quan đến 100 triệu ngôi sao trở lên.
Video đang HOT
Các nhà khoa học nói rằng trong số năm thiên hà, có một thiên hà cổ đại sáp nhập chưa được ghi nhận trước đây. Nó thực ra là vụ va chạm lớn nhất và lâu đời nhất của các thiên hà. Vì kích thước ấn tượng của nó, các nhà khoa học đã đặt tên cho sự hợp nhất này là “Kraken”, theo tên con quái vật biển thần thoại.
“Vụ va chạm với Kraken là sự hợp nhất quan trọng nhất mà Dải Ngân hà từng trải qua. Sự hợp nhất với Kraken diễn ra cách đây 11 tỷ năm, khi Dải Ngân hà có khối lượng nhỏ hơn 4 lần so với ngày nay. Do đó, vụ va chạm đã làm biến đổi Dải Ngân hà vào thời điểm đó”, tác giả chính của nghiên cứu Diederik Kruijssen, nhà thiên văn học tại Đại học Heidelberg ở Đức, cho biết.
Khám phá này được cho không chỉ giúp các nhà khoa học tạo ra một “cây phả hệ” cho Dải Ngân hà mà nó còn làm sáng tỏ thiên hà của chúng ta trông như thế nào trong những ngày đầu tiên.
Các nhà khoa học nói rằng có khả năng Kraken chỉ là một mảnh nhỏ của câu đố hình thành thiên hà và ít nhất 15 vụ sáp nhập thiên hà khác có thể đã xảy ra với thiên hà của chúng ta.
“Các mảnh vụn của hơn năm thiên hà tiền thân hiện đã được xác định. Với các kính thiên văn hiện tại và sắp tới, có thể tìm thấy bằng chứng của tất cả chúng”, Diederik Kruijssen nhấn mạnh.
Hình ảnh tuyệt đẹp về 'bông tuyết' vũ trụ trong ảnh chụp của NASA
NASA vừa công bố hình ảnh tuyệt đẹp về các ngôi sao từ cụm sao hình cầu cách trung tâm Dải Ngân hà khoảng 13.000 năm ánh sáng.
Cụm sao này được gọi là NGC 6441. Nó xuất hiện như những bông tuyết trong hình ảnh được Kính viễn vọng Không gian Hubble chụp lại.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu đề cập tới NGC 6441 như "bông tuyết vũ trụ". Chúng được cho là có khối lượng gấp 1.6 triệu lần Mặt trời. Khối lượng "khủng" này khiến NGC 6441 trở thành một trong những cụm sao cầu lớn nhất và phát sáng nhất trong Dải Ngân hà.
Hình ảnh tuyệt đẹp về NGC 6441. (Ảnh: NASA)
NGC 6441 cũng là "nhà" của JaFu 2, một trong bốn tinh vân duy nhất được biết là sống trong các cụm sao cầu trong Dải Ngân hà.
Dải Ngân hà hiện có khoảng 150 cụm sao.
"Các cụm sao cầu có chứa một số ngôi sao đầu tiên được tạo ra trong thiên hà, nhưng chi tiết về nguồn gốc và sự tiến hóa của chúng vẫn lảng tránh các nhà thiên văn học", NASA cho hay.
Hơn 100 tỷ "hành tinh giả mạo" bí ẩn đang trôi qua Dải Ngân hà Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng có thể có hơn 100 tỷ "hành tinh giả mạo" đang trôi qua Dải Ngân hà của chúng ta. Các hành tinh trôi nổi tự do được cho di chuyển không mục đích trong không gian, bởi vì chúng không kết nối với bất kỳ Mặt trời hoặc ngôi sao nào. Giáo sư Scott Gaudi, một...