Phát hiện virus bại liệt trong nước thải, Anh tuyên bố sự cố quốc gia
Giới chức y tế Anh đã công bố một sự cố quốc gia sau khi phát hiện dấu vết của virus bại liệt trong mẫu nước thải tại khu vực London.
Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) ngày 22.6 thông báo đã xét nghiệm mẫu nước thải tại trạm xử lý Beckton ở khu Newham, London hồi tháng 2 với kết quả dương tính với virus gây bại liệt bắt nguồn từ vắc xin. Các mẫu kiểm tra tiếp sau đó cũng cho kết quả tương tự, theo báo The Guardian.
Mẫu virus bại liệt đã được tìm thấy tại khu xử lý chất thải Beckton. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Phát hiện này gây báo động vì các mẫu xét nghiệm có liên quan với nhau và chứa những đột biến cho thấy virus có thể đã tiến hóa khi lây từ người sang người.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vụ việc lần này có thể do một người được uống vắc xin bại liệt ở nước khác đã quay về Anh và làm lây lan. Hiện chưa rõ mức độ lây lan nhưng có thể chỉ giới hạn trong một hộ gia đình.
Các mẫu xét nghiệm chất thải tại Anh mỗi năm thường phát hiện một vài trường hợp virus bại liệt không liên quan, chủ yếu từ người uống vắc xin từ nước khác sau đó về nước. Virus sống được sử dụng trong vắc xin có thể tồn tại trong phân của người uống vắc xin trong nhiều tuần.
Virus bại liệt có thể lây lan do thiếu vệ sinh tay, thực phẩm và nước nhiễm bẩn hoặc do ho và hắt hơi. Đường lây lan phổ biến là người nhiễm sau khi đi vệ sinh sau đó chạm tay vào thức ăn của người khác.
Hầu hết người mắc bại liệt không có triệu chứng nhưng một số có biểu hiện như cúm và kéo dài đến 3 tuần. Virus có thể tấn công dây thần kinh xương sống và não dẫn đến liệt, hầu hết là ở chân. Một số trường hợp hiếm virus tấn công các cơ làm chức năng thở, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Video đang HOT
Đến nay, chưa có ca bệnh nào liên quan đến những mẫu thử ở Newham được báo cáo và nguy cơ đối với người dân được đánh giá ở mức thấp. Tuy nhiên, các quan chức y tế công cộng kêu gọi người dân nên tiêm vắc xin để giảm nguy cơ.
UKHSA cũng đang phân tích mẫu nước thảu tại các khu vực khác dẫn đến cơ sở Beckton để khoanh vùng lây lan.
Sốt bao nhiêu độ mới nên uống thuốc hạ sốt?
Sốt là vấn đề sức khỏe cực kỳ phổ biến nhưng không phải ai cũng biết xử lý đúng cách. Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. (Ảnh minh họa)
Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:
Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 - 38C.
Sốt mức độ trung bình: Thân nhiệt khoảng 39C.
Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên đến 39 - 40C.
Lưu ý, khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40C trở lên, lúc này người bệnh được xem là sốt rất cao, họ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.
Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số nhóm người chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Ưu điểm của loại này là tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.
Khi nào nên uống thuốc hạ sốt?
Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ. Khi trong gia đình có người trưởng thành sốt từ 39 độ C thì có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
Làm gì khi sốt nhẹ?
Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bị sốt. Thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn. Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.
Chườm khăn mát lên trán
Một kỹ thuật dùng để hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như ở ngoài nắng quá lâu, sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ,...
Bổ sung Vitamin C
Nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt... Đây là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Tắm bằng nước ấm
Một trong những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp cơ thể cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.
Sai lầm phổ biến khi hạ sốt nhanh tại nhà
Tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm nhau với nhau có thể dẫn đến sử dụng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.
Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Do đó, tuyệt đối không nên đắp chăn khi sốt, phải mở cửa thoáng phòng cửa hoặc sử dụng quạt thoáng người (không thốc quạt vào người) và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.
Thuốc hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt như uống thuốc, dùng thuốc kết hợp, ngâm người vào bồn nước ấm...có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ từ.
Chườm lạnh bằng túi nước đá là quan niệm sai lầm của nhiều người khi tìm cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Cách làm này sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, do đó tuyệt đối không nên dùng biện pháp này để hạ sốt.
WHO: Đậu mùa khỉ đã lây lan âm thầm một thời gian Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo khả năng đậu mùa khỉ đã lây lan âm thầm "trong một thời gian" ở các nước mà căn bệnh này không phải là bệnh đặc hữu. Anh cho biết đậu mùa khỉ dường như lây từ người sang người ở xứ England. Anh đề nghị tiêm vắc xin đậu mùa cho những người...