Phát hiện tượng vua Ai Cập khổng lồ dưới khu ổ chuột
Bức tượng khổng lồ cao tới 8m, tuy không con nguyên vẹn nhưng có thể nhìn rõ các bộ phận như tai, mắt, tay.
Bức tượng khổng lồ được tìm thấy ở một khu ổ chuột Ai Cập
Các nhà khảo cổ học Ai Cập và Đức vừa tìm thấy một bức tượng cao 8 mét dưới lòng đất của một khu ổ chuột ở Cairo. Họ cho rằng đây là tượng Pharaoh Ramses II, người trị vì Ai Cập hơn 3.000 năm trước.
Khám phá này được Bộ Di tích Ai Cập khen ngợi là một trong những khám phá quan trọng nhất gần tàn tích của ngôi đền Ramses II ở thành phố cổ Heliopolis, phía đông Cairo ngày nay.
Pharaoh Ramses II là hoàng đế thứ ba của triều đại thứ 19 của Ai Cập. Ông đã trị vì 66 năm, từ năm 1279 đến 1213 trước Công nguyên, Guardian viết.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho rằng đây là tượng Pharaoh Ramses II, người trị vì Ai Cập hơn 3.000 năm trước
Bức tượng được làm từ thạch anh, theo bộ trưởng cổ vật Ai Cập Khaled al-Anani. “Chúng tôi tìm thấy phần vụn vỡ của bức tượng và một phần đầu. Chúng tôi còn thấy vương miện, tai phải và một mảnh của mắt phải của tượng”, ông Anani nói.
Ngày 9.3, các nhà khảo cổ học, các quan chức, cư dân địa phương và nhà báo có mặt tại địa điểm để xem xe cẩu nhấc đầu tượng ra khỏi vũng nước.
Phần đầu của bức tượng pharaoh
Ngoài ra, đoàn thám hiểm Ai Cập-Đức cũng tìm thấy phần trên của bức tượng đá vôi của Pharaoh Seti II, cháu của Ramses II, có chiều dài 80 cm.
Các chuyên gia sẽ lấy hết các phần còn lại của cả hai bức tượng và sau đó khôi phục chúng. Nếu thành công và bức tượng khổng lồ được chứng minh là tượng hoàng đế Ramses II, nó sẽ được đặt ở cổng vào Bảo tàng Grand Egyptian, dự kiến mở cửa năm 2018 tại Giza.
Nếu được chứng minh là tượng hoàng đế Ramses II, nó sẽ được đặt ở cổng vào Bảo tàng Grand Egyptian
Theo Danviet
Dao của Pharaoh Ai Cập cổ đại làm từ vật chất ngoài hành tinh
Vua Ai Cập cổ đại Tutankhamun được chôn cùng với một con dao găm được làm từ thiên thạch.
Những người Ai Cập cổ đại làm ra con dao có lẽ đã biết vật liệu mà họ sử dụng đến từ vũ trụ, các nhà nghiên cứu cho biết. Nhiều năm qua, các học giả đã suy đoán về việc liệu người Ai Cập cổ đại có sử dụng vật liệu sắt thiên thạch hay không, do sắt được nấu chảy khi đó rất hiếm. Do thiếu bản phân tích chi tiết nên các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc xác định người cổ đại đã sử dụng vật liệu gì.
Nhưng nghiên cứu mới đây sử dụng công nghệ tiên tiến đã cho thấy lưỡi dao được làm từ vật liệu thiên thạch. Dường như người Ai Cập rất coi trọng loại kim loại này và thành thạo trong việc chế tạo chúng thành dao. Các nhà nghiên cứu khẳng định trong bài viết trên tạp chí Meteoritics and Planetary Science.
Phát hiện lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1992 ở Luxor. Ảnh: INDEPENDENT
Nghiên cứu cũng giải thích cho chữ tượng hình bí ẩn hiện đã được dịch là "sắt của trời", vật liệu được sử dụng vào khoảng thế kỷ 13 trước Công nguyên. Thuật ngữ này được dùng để chỉ tất cả các loại sắt được sử dụng trong giai đoạn đó và để chỉ thiên thạch.
Điều đó cho thấy người Ai Cập cổ đại đã nhận thức được những khối sắt mà họ sử dụng đến từ trên trời - có nghĩa là sự hiểu biết của họ đi trước văn hóa phương Tây hai ngàn năm.
Các nghiên cứu đã sử dụng Hệ phổ kế huỳnh quang tia X để chụp lại hình ảnh con dao của vua Tut. Con dao được làm từ sắt, niken và coban, thành phần giống như thiên thạch.
"Đến nay chỉ có hai đồ tạo tác bằng sắt có giá trị từ Ai Cập cổ đại được phân tích chính xác là có nguồn gốc thiên thạch, chúng tôi cho rằng người Ai Cập cổ đại rất coi trọng sắt thiên thạch trong sản xuất các vật trang trí, tưởng niệm", các nhà nghiên cứu kết luận.
NHI NGÔ
Theo_PLO
Bào thai con của hoàng đế Ai Cập bị nhầm là xác chim ưng Xác ướp bào thai 2.300 tuổi bị nhầm với xác chim ưng, có thể là kết quả cuộc tình bí mật của pharaoh Ai Cập và một người hầu gái. Xác ướp bào thai người niên đại 2.300 năm, từng bị nhầm suốt hàng thế kỷ là xác chim ưng. Theo Daily Mail, hồi tháng 11, các nhà nghiên cứu đã chụp cắt...