Phát hiện trên 2.000 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm
Từ năm 2016, Hà Nội triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 5 quận, huyện và 10 xã, phường. Từ ngày 10/7/2019, Hà Nội mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.
Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại một siêu thị Lotte mart. Ảnh: N.N
Sau hơn 1 năm triển khai, lực lượng thanh tra chuyên ngành đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh.
Ông Trần Văn Chung – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực tham gia công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tuyến cơ sở, thành phố đã tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho 3.320 người và đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm để tiến hành xét nghiệm cho 1.240 người.
Cùng với đó, thành phố cũng đã triển khai được 804 đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, trong đó tuyến quận, huyện có 77 đoàn; tuyến xã, phường có 627 đoàn.
Video đang HOT
Các đoàn thanh tra chuyên ngành của thành phố đã tiến hành thanh tra được 8.119 cơ sở, qua đó phát hiện và xử lý 2.050 cơ sở vi phạm (chiếm 25,2%) với tổng số tiền phạt hơn 3,7 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu như: Người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang; vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; cống rãnh thoát nước khu vực chế biến ứ đọng, không được che kín; không thực hiện lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước…
So với kết quả kiểm tra cùng kỳ trước khi tiến hành thí điểm thanh tra chuyên ngành, tỷ lệ số cơ sở vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính tăng từ 3,3% lên 8,3%. Kết quả này cho thấy, việc xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cao hơn, mạnh hơn so với kiểm tra an toàn thực phẩm, góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn…
Với hiệu quả đã đạt được thời gian qua, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nên tiếp tục được duy trì ở tuyến quận, huyện, thị xã. Còn với tuyến xã, phường, thị trấn nếu tiếp tục triển khai thanh tra chuyên ngành thì cần đơn giản hơn quy trình thanh tra, đồng thời nghiên cứu thêm điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ được đào tạo cấp chứng chỉ để huy động được lực lượng cán bộ hợp đồng có chuyên môn thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công thương tham gia vào đoàn thanh tra.
Xét nghiệm nguồn thực phẩm nhập khẩu đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19
GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh thành phố phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế xây dựng phương án thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu; phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm các thực phẩm từ nguồn nhập khẩu trên địa bàn để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng khi có yêu cầu về phòng chống dịch
Ngày 24-11, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, không để ảnh hưởng sức khỏe của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 24-9-2020 về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19; tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng chống dịch và trực tiếp chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các địa phương tăng cường phòng chống dịch Covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch tại đơn vị và phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần gương mẫu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng dịch nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người, các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối với các bệnh viện duy trì tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; tiếp tục đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường...
Đồng thời tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân nằm điều trị tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng và nhân viên y tế; tăng cường tập huấn về công tác xét nghiệm, điều trị, sử dụng trang thiết bị máy thở, máy lọc máu và các thiết bị khác phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh xét nghiệm Covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu. Yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
Ngoài ra, cần rà soát, kiểm tra chặt chẽ giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 đối với tất các các trường hợp là chuyên gia nhập cảnh từ nước ngoài; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly; chuẩn bị kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng khi có yêu cầu về phòng chống dịch.
Đáng chú ý, trong Chỉ thị, GS.TS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh thành phố phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực y tế xây dựng phương án thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu; phối hợp lấy mẫu, xét nghiệm các thực phẩm từ nguồn nhập khẩu trên địa bàn để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Dịch bệnh đã bùng phát trở lại trong mùa đông xuân tại nhiều nơi trên thế giới. Nhiều quốc gia đặc biệt tại khu vực châu Âu đã phải tái thiết lập việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội.
Trong nước, tình dịch bệnh vẫn đang tiếp tục được kiểm soát. Cả nước đã trải qua hơn 80 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Mặc dù vậy, các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài dương tính với virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục được ghi nhận nên nguy cơ dịch bệnh xuất hiện vẫn luôn thường trực nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Hơn nữa, trong thời gian tới, cả nước sẽ diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện chính trị quan trọng, công tác phòng chống dịch được yêu cầu đặt trong tình trạng nghiêm ngặt với mức độ an toàn cao nhất.
Tây Ninh: Tiết lộ bí quyết trồng khổ qua leo giàn đẹp như phim khiến loài ruồi vàng "sợ khiếp vía" Từ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau trong quá trình sản xuất, anh Nguyễn Tấn Trung-ngụ ấp Trường An, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh) được một người nông dân mách bảo cách dùng long não treo xung quanh diện tích trồng khổ qua, sẽ ngăn được việc ruồi vàng đục phá trái khổ qua Long não sau khi...