Phát hiện ‘Trái đất’ quay theo hằng số Pi
Mỗi hành tinh đều đặc biệt theo cách riêng của nó, nhưng một thiên thể cách chúng ta khoảng 186 năm ánh sáng thật sự mang đến ngạc nhiên đầy thú vị. Nó cỡ Trái đất, mất 3,14 ngày (Pi) để xoay quanh sao trung tâm.
Mô phỏng hành tinh đặc biệt
Con số 3,14 rất gần với hằng số (Pi), con số siêu việt thể hiện tỷ lệ giữa chu vi với đường kính của một đường tròn. Vì thế, dù tên chính thức của hành tinh là K2-315b, những người phát hiện đặt biệt danh cho nó là “Trái đất Pi”, theo trang Space.com.
Phải mất vài năm các chuyên gia của địa cầu mới xác định được sự tồn tại của hành tinh đặc biệt này. Những manh mối đầu tiên lộ diện vào năm 2017, khi kính viễn vọng không gian Kepler thực hiện sứ mệnh thứ hai của mình.
Trong ánh sáng yếu ớt của một sao lùn đỏ chỉ bằng 20% kích thước của mặt trời, Kepler phát hiện 20 chấm nhỏ xíu ở khoảng cách bằng nhau, cho thấy có dấu hiệu của hành tinh đang đi ngang ngôi sao.
Dựa trên dữ liệu do Kepler cung cấp, nhà thiên văn học Prajwal Niraula và đồng sự thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tiếp tục nghiên cứu đối tượng bằng SPECULOOS, một hệ thống các kính viễn vọng rô bốt chuyên săn lùng các hành tinh ở gần những sao lùn nguội nhất.
Video đang HOT
Cuối cùng, dựa vào thiết bị đặc biệt của Đài quan sát W. M. Keck ở Hawaii (Mỹ), họ đo được quỹ đạo của hành tinh này quanh sao lùn đỏ là 3,14 ngày và “Trái đất Pi” có kích thước gấp khoảng 95% địa cầu của chúng ta.
Với quỹ đạo ngắn ngủi như thế, K2-315b di chuyển với tốc độ nhanh đến chóng mặt 81 km/giây (so với 29,78 km/giây của Trái đất). Ước tính nhiệt độ trên bề mặt của nó phải lên đến 177oC.
Tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc đã quay về Trái Đất an toàn?
Đây có thể là nỗ lực của Trung Quốc để bắt kịp công nghệ tên lửa và tàu vũ trụ dùng được nhiều lần.
Ngày 4/9, Tân Hoa Xã đăng một bản tin ngắn cho biết Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa Trường Chinh-2F, mang theo "tàu vũ trụ thử nghiệm tái sử dụng" từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc.
Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết sau khi lên quỹ đạo, tàu vũ trụ của Trung Quốc sẽ ở trên không trung một thời gian trước khi quay trở lại Trái Đất.
Đến ngày 6/9, Tân Hoa Xã xác nhận tàu bay này đã "trở về thành công nơi đáp sau 2 ngày trên không gian".
"Thử nghiệm thành công này là một bước đột phá trong nghiên cứu công nghệ tàu bay tái sử dụng của Trung Quốc, đem lại phương thức thuận tiện và tiết kiệm để tận dụng không gian một cách hòa bình", bản tin này cho hay.
Tên lửa Trường Chinh-2F tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền vào tháng 3.
Theo Cnet, đây là một cuộc thử nghiệm rất bí mật của Trung Quốc. Không có một bức ảnh nào ghi lại quá trình phóng tàu vũ trụ, thậm chí thời gian phóng chính xác cũng không được đề cập.
Theo South China Morning Post, ảnh chụp một biên bản chính thức lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhân viên và những người tham quan địa điểm phóng tàu được yêu cầu không quay phim hay thảo luận trực tuyến về vụ phóng .
Văn bản cũng nói "mọi đơn vị cần tăng cường giáo dục về an ninh và quản lý nhân sự trong các nhiệm vụ để đảm bảo không rò rỉ bí mật".
Một nguồn tin quân sự đã xác nhận tính xác thực của văn bản, cho biết: "Có rất nhiều điều đầu tiên trong vụ phóng này. Tàu vũ trụ là mới, phương thức phóng cũng khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đảm bảo an ninh được tăng cường".
"Sự bí mật này khiến nhiều người tin rằng đây không phải là dự án tàu không gian bình thường, mà có thể thuộc quân đội", Jonathan McDowell, nhà khoa học vũ trụ tại Trung tâm thiên văn Harvard-Smithsonian nhận xét trong buổi thảo luận của Cơ quan không gian châu Âu (ESA).
Công ty Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, đơn vị nhà nước chuyên nghiên cứu và phát triển các thiết bị vũ trụ đã công bố kế hoạch thử nghiệm tàu vũ trụ tái sử dụng được đã được công bố từ cuối năm 2017.
Với khả năng đưa người hoặc hàng hóa lên vũ trụ, sau đó trở lại Trái Đất và sử dụng cho các nhiệm vụ sau, các tên lửa và tàu vũ trụ tái sử dụng sẽ là phương án tiết kiệm hơn nhiều so với tàu vũ trụ truyền thống.
Các nhà khoa học vũ trụ cho rằng con tàu vừa được Trung Quốc phóng lên không trung có thể là một chiếc "máy bay vũ trụ", tức là thiết bị vừa có thể bay ở trong bầu khí quyển như máy bay, lại vừa có thể làm các nhiệm vụ không gian. Thiết bị này bay tự động, không cần phi hành gia điều khiển, tương tự tàu vũ trụ Boeing X-37B được Không quân Mỹ và Lực lượng không gian Mỹ dùng trong nhiều năm qua.
"Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều ý tưởng máy bay vũ trụ trong vài năm qua", Andrew Jones, phóng viên chuyên quan sát các chương trình vũ trụ của Trung Quốc nhận định. Thông báo đăng trên Tân Hoa Xã cuối năm 2017 cũng khẳng định thiết bị mà Công ty Khoa học và công nghệ vũ trụ Trung Quốc đang nghiên cứu "có khả năng hạ cánh theo phương ngang".
X-37B được thử nghiệm để phát triển "các công nghệ tàu vũ trụ có thể tái sử dụng cho tương lai của Mỹ trong không gian và tiến hành các thí nghiệm có thể được trả về để kiểm tra trên mặt đất", theo website của Lực lượng Không gian Mỹ.
X-37B có chuyến bay lên quỹ đạo đầu tiên vào năm 2010 và lập kỷ lục 730 ngày ở trên quỹ đạo từ năm 2017 đến năm 2019.
Các tàu vũ trụ siêu thanh như X-37B có tiềm năng được sử dụng làm vũ khí có thể tiêu diệt vệ tinh, trạm vũ trụ, mục tiêu mặt đất hoặc tên lửa của đối phương và sẽ rất khó bị phát hiện hoặc đánh chặn.
Công nghệ kháng-pin Mặt Trời có thể tạo ra được điện trong đêm tối Lợi dụng nhiệt tỏa ra trong quá trình nguội đi của Trái Đất, kháng-pin Mặt Trời có thể tạo ra điện. Pin Mặt Trời vẫn được tung hô là một trong những công nghệ quan trọng nhất ngành sản xuất năng lượng nhờ khả năng, trên lý thuyết, là tạo ra được lượng năng lượng vô tận. Trong thực tế, pin Mặt Trời...