Phát hiện thủ phạm làm tuyệt chủng hàng trăm loài sinh vật lưỡng cư
Các nhà sinh vật học trên khắp thế giới loan báo về những loài ếch và cóc đột ngột biến mất.
Cóc vàng Costa Rica biến mất vào năm 1987. Ếch ấp trứng bụng to Australia biến mất vào năm 1979. Cóc cụt chân Arthur được nhìn thấy lần cuối vào năm 1988.
Trong thập niên 90, vô số loài ếch đột ngột biến mất. Đây không phải hiện tượng xảy ra ở địa phương mà quy mô lan rộng toàn cầu. Có lẽ do nấm chytridiomycosis lây nhiễm, làm chết nhiều loài ếch, cóc và kỳ nhông.
Một loài ếch là nạn nhân của nấm chytridiomycosis.
Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy số lượng loài sinh vật lưỡng cư trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Ít nhất 501 loài đã bị suy giảm số lượng và 90 loài bị tuyệt chủng do nấm chytridiomycosis.
Các nhà sinh vật học tiến hành điều tra sự mất tích bí ẩn của các loài lưỡng cư và nhận thấy nguyên nhân ban đầu có thể do môi trường sống.
Video đang HOT
Các loài động vật bị suy giảm số lượng thường có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như chuột bị mất môi trường sống. Nhưng với sinh vật lưỡng cư lại khác. Bước ngoặt đột phá lớn đầu tiên trong việc truy tìm nguyên nhân là vào năm 1998, nhóm nhà khoa học Australia và quốc tế do ông Lee Berger đứng đầu, phát hiện ra nấm chytridiomycosis lưỡng cư.
Nghiên cứu của họ cho thấy mầm nấm bệnh bất thường là nguyên nhân khiến ếch suy giảm trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Úc và Trung Mỹ.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết: nấm bệnh từ đâu ra? Nó làm chết ếch như thế nào? Vì sao nhiều loài sinh vật khác nhau bị ảnh hưởng?
Sơ đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của nấm chytridiomycosis đối với động vật
Sau nhiều năm nghiên cứu miệt mài, các nhà sinh học đã làm sáng tỏ được phần nào nguyên nhân. Năm 2009, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nấm chytridiomycosis làm ếch chết như thế nào.
Năm 2018, họ phát hiện ra bán đảo Triều Tiên là nơi xuất xứ của nấm chytridiomycosis nguy hiểm. Con người và sinh vật lưỡng cư làm nấm độc lây lan toàn cầu.
Ước tính ban đầu, khoảng 200 loài sinh vật lưỡng cư bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cho thấy tổng số loài bị thiệt hại lớn hơn nhiều: 501 loài đã bị suy giảm số lượng và 90 loài bị tuyệt chủng hoàn toàn.
Nấm chytridiomycosis chết chóc cũng có thể gây hại cho các loài sinh vật khác như mèo và chuột. Nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là Australia, Trung và Nam Mỹ, vì có nhiều loài ếch khác nhau và có điều kiện thuận lợi cho nấm chytridiomycosis phát triển.
Điều đáng mừng là một số loài sinh vật có dấu hiệu phục hồi tự nhiên. 12% trong số 501 loài động vật bắt đầu có dấu hiệu phục hồi ở một số địa phương. Nhưng đối với đa số các loài, số lượng cá thể vẫn còn thấp hơn nhiều so với trước đây.
Hầu hết các loài bị ảnh hưởng của nấm chytridiomycosis vẫn chưa thể phục hồi và nhiều loài tiếp tục suy giảm. Chúng ta cần có hành động nhanh chóng để bảo tồn và nhân giống chúng, loại bỏ chúng ra khỏi danh sách tuyệt chủng.
Phát hiện kinh ngạc về những con người lai giữa 2 loài khác nhau
Các sinh vật lai khác loài thường gặp nhiều rắc rối về sự phát triển, nhất là về khả năng sinh sản, trừ những con người lai.
Nghiên cứu mới từ Đại học Oxford (Anh) đã giải mã lý do kỳ lạ khiến con người trở thành động vật hiếm hoi vượt khỏi ranh giới loài mà không gặp những rắc rối về mặt di truyền.
Như đã biết, dù cùng thuộc chi Người, nhưng người hiện đại (người tinh khôn) Homo sapiens và các giống người tuyệt chủng như Neanderthals, Denisovans thực sự là những loài khác nhau. Trong quãng thời gian chung sống cổ xưa, giữa 3 loài người này đã nảy sinh những tình yêu dị chủng và kết quả là dòng máu Neanderthals vẫn tồn tại trong nhiều người châu Âu, trong khi nhiều người châu Á mang một chút gì đó Denisovans trong bộ gene.
Chi Người từng có rất nhiều loài, nhưng họ đều đã tuyệt chủng, trừ Homo sapiens chúng ta - ảnh minh họa từ Gorodenkoff/Shutterstock
Thế nhưng trong thế giới động vật, lai khác loài không phải ý tưởng hay. Ví dụ như những liger (sinh vật lai giữa sư tử và cọp) hay những con la (lai giữa lừa và ngựa) dù khỏe mạnh nhưng hầu hết con cái đều mất đi khả năng sinh sản.
Con người lại lướt qua ranh giới loài nhẹ nhàng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy những phụ nữ châu Âu sở hữu chút gene Neanderthals thậm chí còn có khả năng sinh sản hơn Homo sapiens thuần chủng.
Để trả lời câu hỏi, nhóm tác giả Oxford đã đối chiếu bộ gene của các Homo sapiens thuần chủng với các loài người cổ khác, cũng như đối chiếu bộ gene của một số cặp sinh vật hiếm hoi đủ khả năng tạo ra đứa con khác loài khỏe mạnh. Đó là gấu nâu - gấu Bắc Cực và chó sói - chó nhà.
Kết quả khá bất ngờ: dù có những khác biệt lớn về hình dáng, tập tính, người Neanderthals, Denisovans cổ đại và người hiện đại giống nhau về mặt di truyền nhiều hơn cả các cặp động vật nói trên. Mức độ chênh lệch di truyền giữa 2 loài Homo sapiens và Neanderthals chỉ là 1,6%;trong khi người Denisovans và Homo sapiens khác nhau 2,4%, tương đương độ chênh lệch của gấu nâu và gấu Bắc Cực.
Nghiên cứu cũng cho thấy sư tương thích di truyền chính là thứ quyết định khả năng sinh sản của con cái trong các sinh vật lai khác loài, bao gồm con người.
Phát hiện trên không chỉ giải mã những bí ẩn về lịch sử nhân loại mà còn là gợi ý thú vị cho các nhà sinh vật học trong công cuộc lai tạo nhằm bảo tồn nguồn gene của các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B.
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của Trái đất đang tăng tốc Hàng trăm loài động vật độc đáo, quý giá đã biến mất mãi mãi vào thế kỷ trước. Đây là những gì dự báo về một sự tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ sắp diễn ra. Các nhà nghiên cứu cho biết nếu như tình hình hiện tại thì có thể chỉ mất hàng thập kỷ để hàng trăm loài biến mất. Khi...