Phát hiện “thần dược” trong cây riềng có thể trị một loạt bệnh nan y
Một hợp chất đặc biệt trong cây riềng có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhắm vào bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn luôn là mối bận tâm của y học thế giới bởi thường không thể điều trị dứt điểm, gây suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh lâu dài, xuất phát từ những bất thường của hệ thống miễn dịch khiến nó tự tấn công cơ thể, như các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm ruột mạn tính… Các phương pháp điều trị duy trì nhiều khi không đạt hiệu quả mong muốn.
Tuy nhiên, hợp chất mang tên 1′-acetoxychavicol acetate (ACA) có nhiều trong các loại cây thuộc chi Alpinia của họ gừng, tức cây riềng mà người dân vùng nhiệt đới hay trồng để lấy củ làm gia vị, có thể khắc phục điều đó.
Video đang HOT
Cây riềng không chỉ để lấy củ làm gia vị, mà một hợp chất trong nó hứa hẹn dùng làm thuốc điều trị bệnh tự miễn hiệu quả (Ảnh minh họa từ Internet)
Theo Medical Xpress, nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Nara (Nhật Bản) cho thấy ACA, với tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Phản ứng viêm là một phản ứng miễn dịch thông thường nhưng với người bệnh tự miễn, nó quá mức, dẫn đến tổn thương ngược lại đến cơ thể.
Bài công bố trên tạp chí khoa học International Immunology giải thích rằng ACA làm giảm tổn thương ty thể thông qua việc giảm các oxy phản ứng của ty thể, ngăn chặn sự hoạt hóa của một phức hợp protein quan trọng là NLRP3-inflammasome. Chính sự kích hoạt không đúng cách của phức hợp này đã tạo ra các bệnh tự miễn, thông qua việc tăng cường phân tử IL-1 là trung gian tạo ra phản ứng viêm quá mức.
Với người mắc viêm khớp dạng thấp, viêm ruột mạn tính…, IL-1 thường được tìm thấy ở mức cao trong máu.
Việc tìm ra một “thần dược” nằm trong thứ dễ tìm như cây riềng, sẽ là lợi thế lớn trong việc bào chế ra các dược phẩm, xây dựng phác đồ điều trị các bệnh khó chữa nói trên. Cách mà ACA trong củ riềng tấn công vào phức hợp NLRP3 là một hướng điều trị “từ gốc” bền vững.
Phát hiện này còn đem đến tiềm năng điều trị nhiều rối loạn tự miễn tức thời nguy hiểm do IL-1 làm trung gian, ví dụ như “cơn bão cytokine” ở các bệnh nhân Covid-19 nặng.
Viêm da dị ứng có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch
Theo một nghiên cứu công bố mới đây trên Tạp chí Da liễu Anh cho thấy, ở người lớn bị viêm da dị ứng có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch đi kèm rất phổ biến.
TS Lina U. Ivert, Viện Karolinska ở Stockholm và các đồng nghiệp đã sử dụng sổ đăng ký chăm sóc sức khỏe quốc gia của Thụy Điển (1968 đến 2016) để kiểm tra mối liên quan giữa viêm da dị ứng và các bệnh tự miễn. Phân tích bao gồm 104.832 trường hợp viêm da dị ứng và 1.022.435 nhóm chứng khỏe mạnh phù hợp với tuổi và giới tính.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng viêm da dị ứng có liên quan đáng kể với một hoặc nhiều bệnh tự miễn so với nhóm chứng.
Mối liên quan này mạnh hơn đáng kể khi có nhiều bệnh tự miễn dịch so với chỉ một bệnh. Mối liên quan mạnh nhất được thấy đối với các rối loạn tự miễn dịch liên quan đến da, đường tiêu hóa hoặc mô liên kết.
Đàn ông bị viêm da dị ứng có mối liên quan chặt chẽ hơn với bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac so với phụ nữ bị viêm da dị ứng. Các phát hiện vẫn nhất quán sau khi điều chỉnh đối với hút thuốc và bệnh tự miễn của cha mẹ.
Vì vậy, nhận thức, tầm soát và theo dõi tốt hơn các bệnh tự miễn dịch đi kèm có thể làm giảm gánh nặng bệnh tật ở bệnh nhân viêm da dị ứng và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của nó. TS Ivert nhấn mạnh.
Baking soda - thực phẩm kháng viêm bất ngờ Khi nói đến những thực phẩm có tính kháng viêm, nhiều người nghĩ ngay đến gừng, nghệ, dầu ôliu, cá hồi và nhiều loại rau quả. Song, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Miễn dịch học cho biết bột baking soda - thành phần không thể thiếu trong các loại bánh nướng - cũng có thể thúc đẩy tác động chống viêm...