Phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng
Ung thư vòm mũi họng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu dịch tễ, có thể chiếm tới 1-1,5% dân số
Việc phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng có giá trị trong tiên lượng điều trị. Nếu phát hiện sớm, người bệnh có tiên lượng tốt, số bệnh nhân sống trên 5 năm có thể lên tới trên 80%. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, tức là khối u không chỉ khu trú ở vòm mà đã xâm lấn hoặc di căn tới các cơ quan khác: não, phổi, xương… thì tỷ lệ sống sẽ thấp hơn nhiều.
Ung thư vòm mũi họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào biểu mô niêm mạc ở vùng vòm họng – phần cao nhất của họng, ngay phía sau của mũi. Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2-3 nam/1 nữ.
Ung thư vòm mũi họng có số lượng bệnh nhân nhiều nhất trong số các ung thư đầu mặt cổ tại Việt Nam. Ung thư vòm là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, số lượng ung thư vòm có thể chiếm tới 1-1,5% dân số (theo một số nghiên cứu dịch tễ).
Hiểu thế nào cho đúng về ung thư vòm mũi họng
Nhiều người cứ nghĩ loại ung thư này nằm ở phần họng miệng và vùng dưới cổ.
Tuy nhiên, đây mới là vị trí của ung thư vòm mũi họng:
Khối u nằm ở ngay dưới nền sọ, phần họng mũi, chúng ta không thể nhìn thấy được trực tiếp mà phải sử dụng ống nội soi đi qua mũi hoặc sử dụng gương soi thanh quản số 0 soi ngược lên trên mũi từ họng.
Video đang HOT
Chẩn đoán:
Bệnh có thể có biểu hiện sớm gián tiếp qua các cơ quan lân cận: tai – đầu – mũi – hạch cổ. Các biểu hiện sau xuất hiện một bên, tăng dần như: Ù tai, đau đầu, ngạt tắc mũi hoặc chảy máu mũi lờ lờ máu cá, nổi hạch cổ…
Các dấu hiệu trên chỉ điểm có thể có sự có mặt của ung thư vòm – bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa TAI MŨI HỌNG để xác định chẩn đoán bằng nội soi thấy có khối u vùng vòm mũi họng và sinh thiết chẩn đoán xác đinh là ung thư.
Giai đoạn muộn
Lúc này bệnh nhân xuất hiện liệt các dây thần kinh sọ. Thường khởi đầu là liệt dây số III, VI gây sụp mi và lác trong. Khi ung thư xâm lấn nhiều vị trí tại não, sẽ liệt toàn bộ các dây thần kinh sọ (12 đôi- hội chứng Garcin) dây liệt hầu họng (sặc và nuốt nghẹn, mất cảm giác vùng họng), liệt mặt, liệt lưỡi… liệt các cơ cổ. Bệnh nhân bị nổi hạch cổ hai bên, số lượng nhiều gây biến dạng vùng cổ. Ngoài ra còn có các biểu hiện triệu chứng khác theo cơ quan bị di căn.
Hướng điều trị
Giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng xạ trị đơn thuần. Ở giai đoạn muộn: xạ trị kết hợp hóa trị. Có thể kết hợp thêm với miễn dịch trị liệu.
Phòng bệnh
Có một số yếu tố được cho là nguy cơ gây ung thư vòm mũi họng, vì vậy cần ngăn chặn các yếu tố nguy cơ đó. Nên tránh ăn những đồ dưa muối, cá muối…, hạn chế uống rượu, hút thuốc. Cần tăng cường sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bằng các thuốc súc họng, ăn uống điều độ, hợp vệ sinh…tránh vi rút EBV. Những người có yếu tố gia đình mắc ung thư vòm nên tránh các nghề có tiếp xúc với bụi gỗ, formaldehyde…./.
Chóng mặt ở người cao tuổi
Khi dây thần kinh tiền đình bị viêm, thường là do virus, sẽ gây chóng mặt khởi phát đột ngột, mức độ nặng và kéo dài một vài ngày
Số người bệnh trên 55 tuổi đến khám vì chóng mặt mỗi năm chiếm khoảng 2% số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện.
Chóng mặt được định nghĩa là cảm giác mà người bệnh không giữ được mối tương quan giữa cơ thể với môi trường xung quanh, cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn hoặc bản thân mình thấy xoay tròn.
Khoảng 10% dân số có biểu hiện này và thường có 2 nhóm người bệnh.
Nhóm 1: chỉ bị thoáng qua vài giây rồi mất, nhiều tháng sau mới xuất hiện lại và dễ bỏ qua không điều trị.
Nhóm 2: tần xuất cơn chóng mặt xuất hiện thường xuyên, thậm chí nhiều cơn trong một ngày ngoài cơn cấp tính, người bệnh không ngồi dậy được.
Bác sĩ thường chỉ tiếp cận được với nhóm bệnh nhân thứ 2.
Trong hầu hết các nghiên cứu về chóng mặt ở người trên 55 tuổi, rối loạn tiền đình ngoại biên là nguyên nhân thường gặp nhất gây chóng mặt với các loại hình như sau:
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV): là dạng thường gặp nhất của rối loạn tiền đình ngoại biên.
Tai trong chứa các cấu trúc gọi là các hạt thạch nhĩ, chứa chất lỏng và các hạt tinh thể canxi cacbonat.Trong bệnh BPPV, các hạt thạch nhĩ bị đánh bật và rơi vào các ống bán khuyên. Ở đó, mỗi tinh thể rơi chạm vào các tế bào lông cảm giác bên trong đài ốc tai của ống bán khuyên trong quá trình di chuyển.
Kết quả là, não nhận được thông tin không chính xác về vị trí của người bệnh, và tình trạng chóng mặt quay cuồng xảy ra. Người bệnh thường trải qua thời gian chóng mặt kéo dài dưới 60 giây, có thể kèm theo buồn nôn và các triệu chứng khác.
Điều trị bệnh này chủ yếu bằng cách tập theo bài tập được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và uống thuốc theo đơn.
Bệnh Meniere
Bệnh Meniere là một rối loạn của tai trong có thể dẫn đến các cơn chóng mặt (chóng mặt) và mất thính giác. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh Meniere chỉ ảnh hưởng đến một tai. Bệnh Meniere có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu giữa tuổi trẻ và trung niên.
Meniere được xếp vào nhóm bệnh mạn tính.
Khi bệnh nhân bị Meniere, họ thường thấy cảm giác quay tròn bắt đầu và dừng lại một cách tự nhiên. Các cơn chóng mặt xảy ra mà không có cảnh báo và thường kéo dài từ 20 phút đến vài giờ, nhưng không quá 24 giờ. Chóng mặt nghiêm trọng có thể gây buồn nôn.
Người bị bệnh Meniere có thể bị mất thính lực. Hiện tượng mất thính lực trong bệnh Meniere có thể xảy ra dần dần và cuối cùng gây ra mất thính lực vĩnh viễn (điếc).
Bệnh Meniere còn gây cảm giác ù tai, thấy như có tiếng dế kêu, gió rít, huýt sáo trong tai, hay cảm giác đầy trong tai. Sau một giai đoạn, các dấu hiệu và triệu chứng được cải thiện và có thể biến mất hoàn toàn trong một thời gian. Theo thời gian, tần suất các đợt có thể giảm đi.
Nguyên nhân gây bệnh Meniere chưa rõ ràng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng áp lực nội dịch tai trong gây ra bệnh Meniere, bao gồm: Bất thường về giải phẫu tai trong, hay phản ứng miễn dịch bất thường, nhiễm virus, hoặc do yếu tố di truyền... Vì không xác định được yếu tố duy nhất, nên có khả năng bệnh Meniere xuất phát từ sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Các phương pháp điều trị nhằm mục tiêu giảm triệu chứng, nhằm an toàn khi tham gia giao thông và giảm thiểu tác động lâu dài đến chất lượng cuộc sống. Khi thấy triệu chứng của bệnh này, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Viêm dây thần kinh tiền đình
Dây thần kinh tiền đình là dây thần kinh phụ trách dẫn truyền các thông tin do cơ quan tiền đình thu nhận được về vị trí và tư thế của đầu trong không gian. Các thông tin này cùng với các tín hiệu hình ảnh từ mắt và cảm thụ bản thể ở cơ xương khớp sẽ được đưa về trung tâm xử lý ở tiểu não và vỏ não để quyết định những điều chỉnh vô cùng tinh tế để giúp ta có thể giữ thăng bằng khi đứng yên, đi lại, thực hiện các động tác thường ngày, hay thậm chí cả những động tác vô cùng phức tạp của các vận động viên. Khi dây thần kinh tiền đình bị viêm, thường là do virus, sẽ gây chóng mặt, chóng mặt khởi phát đột ngột, mức độ nặng và kéo dài một vài ngày, kèm buồn nôn, nôn, và đi lại không vững.
Các triệu chứng khó chịu thường chỉ xuất hiện trong 2-3 ngày, sau đó giảm dần mức độ và bệnh nhân có thể đi lại được bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hiện tượng mất thăng bằng và chóng mặt không điển hình có thể kéo dài nhiều tháng, gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Những trường hợp này phải sử dụng thuốc chống chóng mặt dạng uống hoặc tiêm kết hợp với thuốc kháng virus trong vòng 10 ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân của chóng mặt ở người cao tuổi. Các yếu tố này bao gồm nguyên nhân thần kinh, tim mạch, thị giác, tiền đình, và các vấn đề tâm thần... đều có thể gây chóng mặt ở người già. Nên chủ động đi khám các bác sĩ chuyên khoa tai- mũi- họng để phát hiện và điều trị bệnh sớm./.
Đau đầu, ngạt mũi thoáng qua cảnh báo dấu hiệu ung thư vòm họng Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng thường không rõ ràng, hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang. Vì thế, người bệnh thường đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ. Đây...