Phát hiện sinh vật gần 1 tỉ năm tuổi, có lẽ còn sống
Một đội ngũ các nhà nghiên cứu đã tìm ra những vi sinh vật 830 triệu năm tuổi bên trong một mẩu đá muối ở Úc, và nhiều khả năng chúng vẫn còn sống, theo trang Vice ngày 18.5.
Các vi sinh vật bên trong mẩu đá muối cổ đại GEOLOGY
Theo báo cáo được bình duyệt trên chuyên san Geology, đội ngũ của Đại học Tây Virginia (Mỹ) tìm được nhóm vi sinh vật bên trong một mẩu đá muối cổ đại bị mắc kẹt trong hốc đá ở vùng trầm tích Browne thuộc miền trung nước Úc.
“Thậm chí sau một khoảng thời gian đáng kể, những vi sinh vật đó vẫn có thể được tìm thấy”, tác giả Sara Schreder-Gomes lưu ý.
Các tác giả cho rằng những vi sinh vật trên có thể bị nước đẩy vào đá muối, hoặc bản thân chúng thuộc nhóm các sinh vật ái cực, tức vi khuẩn sống trong những điều kiện nhiệt độ cực đoan hoặc môi trường a xít.
Sau quá trình thí nghiệm, đội ngũ chuyên gia rút ra kết luận rằng vật liệu di truyền bên trong đá muối chưa từng bị can thiệp bởi các tác nhân bên ngoài. Điều này có nghĩa là chúng bị phong tỏa bên trong mẫu vật suốt thời gian dài.
Họ cũng cho rằng các vi sinh vật có thể vẫn còn sống sau gần 1 tỉ năm, vì nhóm chuyên gia quan sát được chúng vẫn có dấu hiệu chuyển động.
Phát hiện mới cho phép con người có thể hy vọng tìm được những chỉ dấu sinh học bên trong các khoáng chất tương tự trên sao Hỏa và được các tàu thăm dò mang về trái đất.
Thời gian gần đây, giới khoa học tiếp tục thu thập nhiều chứng cứ liên quan đến nước trên sao Hỏa. Vài ngày trước, tàu thăm dò Chúc Dung của Trung Quốc đã phát hiện khoáng chất ngậm nước trên bề mặt hành tinh đỏ.
Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thu thập thêm những bằng chứng trong nỗ lực xác định liệu sao Hỏa từng có sự sống cổ đại hay không.
Người đàn ông kéo 'sợi dây' màu xanh bị mắc kẹt trước hiên nhà: Là sinh vật chết người!
Tại sao sợi dây này lại đáng sợ như vậy?
Một chuyên gia bắt rắn đã nhận được cuộc gọi từ một ngôi nhà dân, ngay lập tức ông liền lên xe để đến vị trí được cho trước. Khi tới nơi thì vị chuyên gia này phát hiện ra một sợi dây màu xanh lá cây ngay trước thềm nhà.
Ông lập tức xuống xe để tóm lấy sợi dây này và cố gắng nhẹ nhàng kéo ra vì với kinh nghiệm và cả kiến thức của mình, ông biết đây là một sinh vật cực kỳ nguy hiểm. Nó đã bị mắc kẹt bên trong khe nứt và phần đầu vẫn đang ở bên trong.
Cuối cùng thì sinh vật này cũng xuất đầu lộ diện, thì ra đó là một con rắn cái đang mang thai, thuộc loài rắn Mamba xanh, hay còn gọi là rắn Mamba lục miền đông (Tên khoa học: Dendroaspis angusticeps) - một loài rắn có quan hệ họ hàng với rắn Mamba đen khét tiếng.
Rắn Mamba xanh là một loài rắn độc có độc tính mạnh trong họ Rắn hổ, dù nhỏ nhất trong các loài rắn Mamba nhưng chiều dài của chúng cũng rất ấn tượng, có thể lên đến 1,4 mét tới 2,4 mét (con đực thường lớn hơn con cái).
Khác với người họ hàng của mình là rắn Mamba đen, rắn Mamba lục miền đông lại rất nhút nhát và hiếm gặp; với màu xanh lá cây thì chúng có thể dễ dàng ngụy trang với môi trường trên cây hay đồng cỏ nên rất khó bị phát hiện.
Hơn nữa, với tập tính săn mồi nằm và chờ, khác với các loài rắn hổ săn mồi tích cực khác nên càng làm chúng hiếm khi bị bắt gặp. Con mồi chủ yếu của loài rắn này là chim, chuột, dơi...
Nọc độc của rắn Mamba xanh không mạnh như Mamba đen nhưng vẫn là loại nọc độc mạnh - bao gồm cả neurotoxin và cardiotoxin. Khi bị loài rắn này cắn thì nạn nhân sẽ bị sưng tấy ở vết cắn; chóng mặt và buồn nôn, khó thở... Nặng hơn, nạn nhân sẽ bị rối loạn nhịp tim, co giật và tê liệt hô hấp có thể nhanh chóng gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Giống như nhiều loài rắn khác, rắn Mamba xanh thường chọn cách lẩn trốn con người thay vì chủ động tấn công.
Dàn sinh vật hồi sinh trong 'hỏa ngục' ngay trên Trái Đất Trong khi các nhà thiên văn vẫn tranh cãi về khả năng sở hữu sự sống mong manh của những hành tinh có nhiệt độ khắc nghiệt, thì trong một trận cháy rừng ở California - Mỹ, một đàn sinh vật hỏa ngục vừa xuất hiện. Theo Science Alert, nghiên cứu mới cho thấy một loạt nấm và vi khuẩn không chỉ sống...