Phát hiện sinh vật bí ẩn tại Nam Cực
Sinh vật tại Nam Cực này sở hữu vẻ ngoài vô cùng kỳ lạ, có lẽ nhiều người khi nhìn thấy chúng chắc chắn sẽ liên tưởng đến những quái vật ngoài hành tinh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Ở Nam Đại Dương rộng lớn của Nam Cực, có một loài giun khổng lồ, sở hữu vẻ ngoài vô cùng kỳ lạ với nhiều lông màu vàng lấp lánh như kim loại.
Chúng có tên khoa học là Eulagisca gigantea, đặc điểm nổi bật nhất của loài này là bụng có lông vàng cùng cái miệng chứa nhiều răng nanh sắc nhọn. Những đặc điểm này cũng khiến cho chúng có một vẻ ngoài vô cùng đáng sợ.
Eulagisca gigantea là một con sâu giun nhiều tơ thuộc gia đình Polynoidae có chiều dài trung bình khoảng 12cm và thường sống ở vùng Nam Cực. Những chiếc chân của nó thoạt nhìn như những cọng lông mềm nhưng nếu chạm vào, bạn sẽ dễ bị trúng độc.
Dù trông có vẻ kỳ lạ nhưng những nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng loài này có thể rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta.
Sinh vật kỳ lạ này còn có tên gọi khác là giun lông, thuộc họ Polychaetes – được dịch là “nhiều sợi lông nhỏ”. Chúng là những loài giun có chiều dài trung bình khoảng 12cm. Và thường sống ở vùng Nam Cực.
Theo Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey, những sinh vật thuộc họ Polychaetes có nhiều hình dạng và kích cỡ, từ những con giun tròn có kích thước như viên kẹo cho đến những con dài hơn hai mét – được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau với các màu sắc phong phú.
Video đang HOT
Miệng của loài giun này chỉ rộng khoảng 2cm nhưng những chiếc răng nanh sắc bén có thể tóm gọn kẻ thù một cách dễ dàng. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai đưa ra được chính xác cách thức săn mồi của chúng, bởi chúng sống sâu ở vùng Nam Cực và một phần là do chưa ai đủ can đảm để kiểm nghiệm.
Trên thực tế loài giun Eulagisca gigantea sử dụng những chiếc lông cứng ở bụng của mình để di chuyển dưới đáy đại dương. Đồng thời đây cũng chính là “vũ khí” phòng thủ của loài này. Chính vì thế mà loài giun này có những đặc điểm dị thường, đồng thời cũng ít được khoa học nghiên cứu bởi môi trường sống khó tiếp cận.
Giun lông được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1939, nhưng chúng ta vẫn chưa biết nhiều về đặc điểm sinh học cũng như chế độ ăn uống của chúng.
Tuy nhiên, kích thước hàm dài và khỏe mạnh của chúng cho thấy rằng thức ăn của chúng là những loại cá biển khác. Tuy nhiên, những thông tin về thức ăn của chúng vẫn chưa được tìm hiểu sâu cũng như cách thức săn mồi của chúng đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng những chiếc răng sắc nhọn của sinh vật này cũng cho thấy chúng có thể là một loài ăn xác thối.
Ngoài ra, phần cơ thể giống như cái đầu thực chất là một cái cổ họng có thể thu vào kéo dài ra ngoài khoảng 5 đến 7 cm khi chúng ăn.
Giun Eulagisca gigantea thuộc họ Polynoidae, bao gồm nhiều loài giun biển ngắn và dẹt được tìm thấy trên khắp thế giới. Chúng được đặc trưng bởi lớp vảy bao phủ cơ thể gọi là elytra. Giống như một con Xenomorph thực sự, khi kiếm ăn, loài giun này sẽ mở rộng phần cổ họng dài 7 cm ra và xé xác con mồi bằng phần miệng sắc nhọn của mình.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã mô tả được 80 họ và 8.000 loài giun biển khác nhau, nhưng con số thực tế có thể còn nhiều hơn thế. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu gần đây đã sử dụng các phân tích DNA để ước tính rằng có thể loài giun này đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và có thể cung cấp kiến thức cho các nhà khoa học về sự sống dưới đại dương sâu thẳm.
Loài giun biển này có vảy và thường sống ở Nam Cực và Nam Đại Dương. Chúng có màu nâu xám và không có hoa văn trên thân. Chúng thường sống ở độ sâu từ 40 đến 700m. Eulagisca gigantea có thân hình dẹt và trên lưng có tới 15 cặp vảy.
Sự thật kinh hãi trong hòn đảo mệnh danh "một đi không trở về"
Nằm ở Trung Á, đảo Barsa-Kelmes thường bị bao phủ dưới một lớp sương mù dày đặc. Nhiều người đặt chân đến hòn đảo này rồi biến mất một cách bí ẩn. Theo đó, nơi đây được mệnh danh "một đi không trở về".
Barsa-Kelmes hiện là hòn đảo bị bỏ hoang nằm ở Trung Á. Đảo có diện tích 133 km2. Nơi đây được mệnh danh "một đi không trở về" do xảy ra những vụ mất tích bí ẩn.
Cụ thể, trong tiếng Kazakh, tên của hòn đảo Barsa-Kelmes có nghĩa là "một đi không trở lại". Ý nghĩa tên gọi này dường như đúng với những chuyện bí ẩn khó lý giải xảy ra tại đảo Barsa-Kelmes.
Đảo Barsa-Kelmes thường bị bao phủ dưới một lớp sương mù dày đặc. Theo một số câu chuyện được người dân trong khu vực lưu truyền từ đời này sang đời khác, vùng đất này từng là nơi trú ngụ của một số sinh vật dị thường, dường như đến từ một thế giới khác.
Bởi lẽ một số nhân chứng từng kể rằng đã từng nhìn thấy những con chim khổng lồ bay lượn trên bầu trời hay những con rắn biển lớn bơi quanh đảo.
Những sinh vật bí ẩn này xuất hiện một cách bí ẩn trước khi biến mất. Một quan điểm cho rằng, chúng đến từ một thế giới khác vì chúng không tồn tại hay xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác.
Mọi chuyện càng trở nên bí ẩn hơn khi một số người đặt chân lên hòn đảo Barsa-Kelmes rồi biến mất không để lại bất cứ dấu vết nào. Những người may mắn trở về kể rằng, khi lên đảo, nhiều thiết bị không hoạt động như la bàn. Kỳ bí hơn, họ cảm thấy thời gian ở vùng đất bí ẩn này vô cùng "kỳ lạ" khi có lúc trôi rất chậm nhưng cũng có khi trôi rất nhanh.
Vào năm 1959, mùa Đông vô cùng khắc nghiệt. Người bản địa Kazakh sống gần hòn đảo nghĩ rằng Barsa-Kelmes có thể có nguồn cá khổng lồ. Vậy nên, nhiều người tới đảo để đánh bắt thủy sản bất chấp lời cảnh báo của các già làng.
Khi mùa Xuân đã đến, những người đi đến đảo Barsa-Kelmes vẫn chưa trở về. Vì vậy, dân làng tổ chức cuộc tìm kiếm nhưng không tìm thấy bất cứ ai. Sau đó, họ nhờ giới chức trách tìm kiếm các nạn nhân.
Khi ấy, chính phủ Liên Xô tham gia cuộc tìm kiếm những người "bốc hơi" khi tới đảo Barsa-Kelmes. Họ điều cả trực thăng rà soát các vùng biển lân cận. Thế nhưng, chiếc trực thăng này mất tín hiệu rồi mất tích bí ẩn trong làn sương mù dày đặc khi tìm kiếm các nạn nhân.
Dù giới chức trách nỗ lực tìm kiếm nhưng không tìm thấy bất cứ dấu vết nào giúp tìm ra các nạn nhân. Theo đó, người dân dần dần không dám sinh sống trên đảo Barsa-Kelmes hay lại gần nơi này.
Loài tôm Nam Cực bị ăn mất 300 triệu tấn mỗi năm vẫn không tiệt chủng Tính đến hiện tại, tôm Nam Cực "tự tin" đảm bảo rằng chúng không bị ăn hết. Tôm Nam Cực, hay còn gọi là giáp xác Nam Cực (Antarctic Krill) được xem là "kho lương thực của thế giới trong tương lai", ước tính đại dương có khoảng 30 nghìn tỷ con và khoảng 50 đến 150 triệu tấn. Mặc dù hằng năm...