Phát hiện siêu vi khuẩn nguy hiểm chết người ngoài tự nhiên
Theo AP ngày 23-3 đưa tin, các nhà khoa học Mỹ vừa công bố thông tin về loài siêu vi khuẩn nguy hiểm mang tên Candida auris (C. auris).
Đây thực chất là một loại nấm có khả năng “tấn công” máu, hệ thần kinh trung ương và các cơ quan nội tạng của bệnh nhân.
Loại siêu vi khuẩn này gần đây đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các nhà khoa học vì khả năng kháng nhiều loại thuốc. Chúng cũng dễ gây nhầm lẫn nên khó bị phát hiện thời gian đầu lúc bệnh nhân nhiễm, thậm chí gây nhầm lẫn với các loại nấm thông thường khác.
C. auris được phân lập lần đầu tiên từ ống tai của một phụ nữ Nhật Bản 70 tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Tokyo Metropolitan ở Nhật Bản vào năm 2009. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện đầu tiên là vào năm 2011 tại Hàn Quốc. Sau đó, chúng lan rộng khắp Châu Á và Châu Âu, C. auris tiếp tục được phát hiện tại Mỹ vào năm 2013 nhưng đây là lần đầu tiên chúng xuất hiện ngoài tự nhiên ở một bãi biển thuộc quần đảo Andaman (Ấn Độ).
Phát hiện siêu vi khuẩn nguy hiểm chết người ngoài tự nhiên – Ảnh: Getty Images
Video đang HOT
Thống kê cứ 3 người nhiễm C. auris, thì có một trường hợp tử vong. Theo chủ nhiệm khoa Vi sinh phân tử thuộc Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, Mỹ – tiến sĩ Arturo Casadevall cho biết, C. auris dường như đã tiến hóa để có thể phát triển tốt bất chấp nhiệt độ của cơ thể người.
Các khu vực siêu vi khuẩn này được tiếp xúc trực tiếp với con người cho thấy chúng có thể lây lan nhanh và thích ứng với cơ thể người tốt hơn khi chúng ở những nơi “hoang dã”.
Các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo C. auris có thể chỉ là một trong những siêu vi khuẩn có thể xuất hiện trong tương lai bởi việc thay đổi khí hậu toàn cầu và môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề. Thậm chí những đại dịch như nCoV có thể xuất hiện thường xuyên và ngày càng nguy hiểm hơn.
Siêu vi khuẩn lây lan trong bệnh viện điều trị Covid-19
Trong thời điểm số ca nhập viện Covid-19 tiếp tục gia tăng trên thế giới, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác cũng có thể khiến bệnh nhân phát bệnh đến từ loại siêu vi khuẩn kháng thuốc có tên là Candida auris.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), siêu vi khuẩn là một loại nấm men có thể lây nhiễm qua tai và vết thương hở, đồng thời cũng có thể xâm nhập vào máu để gây nhiễm trùng nặng khắp cơ thể.
Nấm men bám vào các bề mặt và dễ dàng lây lan trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở những bệnh nhân có ống thông hoặc các ống y tế khác cắm trên cơ thể họ.
Theo báo cáo của National Geographic, dữ liệu ban đầu hiện tại cho thấy dòng người mắc Covid-19 nhập viện cũng có thể dẫn đến gia tăng các ca nhiễm Candida auris.
Đáng chú ý, CDC đã báo cáo 1.272 trường hợp nhiễm Candida auris trong năm nay, tăng khoảng 400% so với số trường hợp được báo cáo trong cả năm 2018, năm gần đây nhất với dữ liệu có sẵn.
Số trường hợp mắc bệnh vào năm 2020 thậm chí có thể cao hơn so với báo cáo, do đại dịch đang diễn ra đã làm gián đoạn các hệ thống giám sát được sử dụng để theo dõi sự lây lan của nấm.
Các loại nấm khác trong chi Candida có sự tương đồng lớn với Candida auris, vì vậy các bác sĩ chỉ có thể xác định chính xác loại nấm men bằng cách sử dụng thiết bị xét nghiệm chuyên dụng trong phòng thí nghiệm. "Thật không may, đã có những nơi mà chúng tôi chứng kiến sự hồi sinh của Candida auris.
Chúng xâm nhập vào một số bệnh viện chăm sóc cấp tính và cũng vào một số đơn vị Covid-19... điều đáng lo ngại là một khi chúng đã bám rễ vào một nơi, sẽ rất khó để loại bỏ chúng" - Tiến sĩ Tom Chiller, người đứng đầu chi nhánh bệnh mycotic tại CDC trao đổi với National Geographic.
Theo CDC, "bệnh nhân có thể bị nhiễm Candida auris trong một thời gian dài", nghĩa là vi nấm có thể tồn tại trên da của họ mà không nhất thiết gây ra các triệu chứng rõ ràng. Siêu vi khuẩn này cũng nổi tiếng là khó chữa.
Nấm men Candida auris có một số biến thể cho thấy khả năng kháng các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Đặc biệt, nhiều biến thể được nghiên cứu cho thấy, nó có khả năng kháng thuốc chống nấm fluconazole thông thường và amphotericin B, một loại thuốc chống nấm bậc hai có thể được sử dụng nếu kháng sinh ban đầu không thành công.
Hầu hết, các biến thể đã biết của Candida auris có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm dòng thứ ba gọi là echinocandin, nhưng các phương pháp điều trị này không có sẵn ở tất cả các quốc gia và một số biến thể của nấm men cho thấy khả năng kháng cả ba loại thuốc chống nấm, CDC lưu ý.
Loại nấm men được xác định vào năm 2009. Khoảng 30% đến 60% số người bị nhiễm nấm trên toàn thế giới đã tử vong, mặc dù nhiều người trong số này đồng thời mắc các bệnh nghiêm trọng khác, CDC cho biết.
Tiến sĩ Anuradha Chowdhary, thuộc Đại học Delhi, nói với National Geographic rằng bệnh nhân Covid-19 nên được kiểm tra Candida auris thường xuyên, để theo dõi chính xác tỷ lệ nhiễm trùng và xác định loại kháng sinh điều trị nếu có thể để giúp bệnh nhân bị ảnh hưởng hồi phục.
Nếu không xác định được nó, thì chúng ta không biết liệu một bệnh nhân đang chết dần vì Covid-19 hay một bệnh nhiễm trùng khác. Nhưng "nếu nó kháng thuốc, chúng ta sẽ điều trị như thế nào?" - Tiến sĩ Anuradha Chowdhary nhấn mạnh.
Nếu một biến thể nhất định của Candida auris kháng cả ba loại thuốc chống nấm, thì "nhiều loại thuốc chống nấm với liều lượng cao có thể được yêu cầu để điều trị nhiễm trùng", nhưng phương pháp điều trị này sẽ là sự lựa chọn cuối cùng, CDC lưu ý.
Ăn mía lúc 5 tuổi, cô gái Trung Quốc 30 năm sống trong tình trạng dị dạng xương khớp: Đây là loại mía bạn tuyệt đối đừng nên mua Năm lên 5 tuổi, chỉ vì ăn 1 thanh mía từ một cô bé xinh xắn, đáng yêu, Sa Sa (35 tuổi, Trung Quốc) phải trải qua vô vàn nỗi đau về thể xác và tinh thần khi bị dị dạng xương khớp suốt 30 năm qua. Không ai có thể ngờ rằng một cây mía không thể bình thường hơn lại có...