Phát hiện ’siêu trái đất’ giúp nghiên cứu về người ngoài hành tinh
“Siêu trái đất” Gliese 486 b có kích thước gấp 2,8 lần trái đất và cách xa 26,3 năm ánh sáng, là ứng viên sáng giá cho nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh.
Mô phỏng bề mặt siêu trái đất Gliese 486 b REUTERS
Hãng Reuters ngày 5.3 đưa tin giới khoa học vừa phát hiện một hành tinh xoay quanh ngôi sao chủ khá gần hệ mặt trời, có thể đem lại cơ hội nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh.
Hành tinh có tên gọi là Gliese 486 b được xếp loại “siêu trái đất” có điều kiện không thân thiện khi nóng và khô như sao Kim, với khả năng có các dòng sông dung nham trên bề mặt.
Tuy nhiên, vị trí gần trái đất và đặc điểm riêng giúp nó có thể phù hợp để nghiên cứu về khí quyển, nhờ các viễn vọng kính không gian cũng như trên trái đất, khởi đầu với viễn vọng kính James Webb mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến đưa lên quỹ đạo vào tháng 10.
Những viễn vọng kính này có thể đem lại dữ liệu giúp giải mã bầu khí quyển của các hành tinh ngoài hệ mặt trời, bao gồm những hành tinh có thể có sự sống.
Video đang HOT
Các nhà khoa học phát hiện hơn 4.300 hành tinh ngoài hệ mặt trời, một số là hành tinh khí lớn như sao Mộc, trong khi một số nhỏ hơn và có đất đá như trái đất với khả năng có sự sống. Tuy nhiên, các thiết bị hiện chưa giúp nhân loại khám phá nhiều về bầu khí quyển của chúng.
“Các hành tinh ngoài hệ mặt trời phải có đặc tính vật lý và quỹ đạo phù hợp mới có thể nghiên cứu về khí quyển”, theo ông Trifon Trifonov tại Viện Thiên văn học Max Planck (Đức) dẫn đầu nghiên cứu.
“Siêu trái đất” là những hành tinh ngoài hệ mặt trời to hơn trái đất nhưng nhỏ hơn sao Thiên Vương và Hải Vương.
Gliese 486 b có kích thước gấp 2,8 lần trái đất với khoảng cách khoảng 26,3 năm ánh sáng, với tốc độ ánh sáng là khoảng 9.500 tỉ km/năm. Nó xoay quanh một ngôi sao chủ nhỏ, lạnh và ít sáng hơn mặt trời, với kích thước bằng khoảng 1/3 mặt trời.
Hành tình này xoay khá gần ngôi sao chủ nên bị chiếu xạ nặng. Cũng như trái đất, nó có đất đá và dường như có lõi kim loại, với nhiệt độ bề mặt khoảng 430 0 C, với trọng lực có thể mạnh hơn 70% so với trái đất.
Tuy nhiên, Gliese 486 b có thể là nơi lý tưởng để nghiên cứu về khí quyển của các hành tinh tương tự trái đất, nhờ viễn vọng kính James Webb cũng như trạm thiên văn EXT đang được xây dựng tại Chile.
Thành phần hóa học của bầu khí quyển có thể ẩn chứa nhiều thông tin về hành tinh và khả năng cư trú. Các nhà khoa học thường tìm kiếm dấu hiệu sự sống qua các thành phần ô xy, CO 2 và mê tan.
Các nhà thiên văn học cho biết họ sẽ dùng mọi cách đã biết để nghiên cứu về khí quyển trên siêu trái đất này trong vài thập niên tới, nhằm tìm kiếm các chỉ dấu sinh học của sự sống ngoài trái đất.
Siêu Trái đất 'một triệu hành tinh mới có một'
Nhờ bộ ba kính viễn vọng cực mạnh, đội ngũ các nhà thiên văn học của New Zealand đã phát hiện một hành tinh với nhiều điểm tương đồng Trái đất trong không gian xa thẳm của vũ trụ, và được gọi là "siêu Trái đất".
Mô phỏng hình ảnh một "siêu Trái đất" NASA/JPL-CALTECH
Hành tinh được xếp vào nhóm "siêu Trái đất" là một trong số ít các thiên thể có kích thước và quỹ đạo tương tự địa cầu của chúng ta, theo trang Gizmodo đưa tin.
Nhóm phát hiện là các nhà thiên văn học của Đại học Canterbury ở New Zealand giải thích rằng hành tinh trên có khối lượng nằm trong khoảng sao Kim và Trái đất.
Sao trung tâm của nó có khối lượng chỉ bằng 10% của mặt trời, và quỹ đạo của "siêu Trái đất" này cũng nằm giữa sao Kim và địa cầu, với một năm của nó bằng 617 ngày.
Tiến sĩ Herrera Martin, tác giả chính của báo cáo, gọi phát hiện trên là "một triệu hành tinh mới có một".
"Siêu Trái đất" được khám phá nhờ vào bộ ba kính thiên văn ở Chile, Úc và Nam Phi, với năng lực mỗi 15 phút có thể đo đạc nguồn sáng phóng thích từ khoảng 100 triệu ngôi sao, theo Trợ lý giáo sư của Đại học Canterbury Michael Albrow cho biết.
"Tiến sĩ Martin là người đầu tiên lưu ý đến hình dạng bất thường từ nguồn sáng ở hướng một hệ sao. Ông đã dành nhiều tháng phân tích trên máy tính trước khi rút ra kết luận rằng đây là một hệ sao với hành tinh khối lượng thấp", giáo sư Albrow giải thích.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, dù giới thiên văn học vẫn chưa nắm được nhiều thông tin về các siêu Trái đất, nhưng rõ ràng chúng không phản ánh điều kiện lý tưởng cho sự sống sinh sôi, ít nhất là theo quan điểm của con người.
Chẳng hạn, một siêu Trái đất có tên Kepler-22b là thế giới nước thật sự, với đại dương bao phủ toàn bộ bề mặt, trong khi có một hành tinh với nhiệt độ nóng đến nổi có thể làm tan chảy và bốc hơi kim loại.
Hồi đầu tháng 1, các nhà nghiên cứu của Đại học California ở Riverside (Mỹ) cũng công bố phát hiện về một siêu Trái đất có nhiệt độ bề mặt khoảng 1.800 o C, đang xoay quanh một trong những ngôi sao già nhất của Dải Ngân hà, theo Đài CNN.
Sao neutron cuối cùng đã lộ diện tại lõi vụ nổ siêu tân tinh nổi tiếng Ngày 23.2.1987, SN 1987A trở thành vụ nổ siêu tân tinh sáng nhất từng truyền đến Trái đất trong gần 400 năm, và sau hơn 3 thập niên tìm kiếm, giới thiên văn học phát hiện sao neutron ở phần lõi của tàn tích nổi tiếng. Mô phỏng sao neutron (phải) từ địa điểm xảy ra vụ nổ siêu tân tinh SN 1987A...