Phát hiện siêu hố đen nuốt chửng cả thiên hà
Khi tìm đến nguồn phát vô tuyến xa nhất trong vũ trụ từ trước đến nay, các nhà thiên văn học phát hiện hóa ra đây là một siêu hố đen đang nuốt chửng cả thiên hà.
Mô phỏng hình ảnh một chuẩn tinh ESO/M. KORNMESSER
Cách Trái đất khoảng 13 tỉ năm, vào thời điểm vũ trụ mới 780 triệu năm tuổi, một chuẩn tinh đang tống ra các luồng hạt với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng.
Đây là nguồn phát vô tuyến xa nhất và cổ nhất từng được ghi nhận trong vũ trụ ngoài kia, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.
Video đang HOT
Chuẩn tinh là một số những đối tượng sáng nhất, xa nhất và lớn nhất trong vũ trụ. Chúng “chiếm đóng” lõi của các thiên hà, nơi những siêu hố đen đang ngốn ngấu vật chất với tốc độ vũ bão.
Tác giả báo cáo, nhà thiên văn học Chiara Mazzucchelli (Đài Thiên văn Nam Âu-Chile) cùng đồng nghiệp Eduardo Baados (Viện Max Planck về Thiên văn học của Đức) cho hay chuẩn tinh có thể phát hiện từ rất xa, cho phép nhân loại có thể nghiên cứu vũ trụ vào thời điểm còn non trẻ.
“Chúng ta đang đề cập đến thời điểm các ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành”, nữ chuyên gia cho biết.
Các chuyên gia đã sử dụng kính viễn vọng của Đài Thiên văn Nam Âu, Đài Thiên văn Keck ở Hawaii (Mỹ) và kính viễn vọng cực lớn VLT ở Chile, để nghiên cứu P172 18.
Họ phát hiện chuẩn tinh này thuộc dạng hiếm, được nạp năng lượng từ siêu hố đen có khối lượng lớn gấp 300 triệu lần so với mặt trời và đang ngốn vật chất với tốc độ đáng nể.
Nhờ năng lượng từ hố đen, chuẩn tinh nhanh chóng lớn mạnh và nằm trong số các chuẩn tinh trưởng thành nhanh nhất từng được quan sát.
Bất ngờ phát hiện bầy hố đen 'lúc nhúc' bên trong cụm sao cầu già cỗi
Trong lúc tìm kiếm dấu vết của một dạng hố đen hiếm, kính viễn vọng không gian Hubble bất ngờ phát hiện một thứ gì đó càng hiếm hơn và vô cùng kỳ quặc: một bầy đàn hố đen cỡ nhỏ đang chen chúc nhau.
Mô phỏng các hố đen cỡ nhỏ đang tập trung ở lõi NGC 6397 NASA
Cách Trái đất khoảng 7.800 năm ánh sáng, cụm sao cầu NGC 6397 đang là mục tiêu chú ý của các nhà thiên văn học thế giới, theo website nasa.gov hôm 11.2 .
Dữ liệu do kính viễn vọng Hubble truyền về cho thấy, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến sự tồn tại của một bầy đàn hố đen bên trong cụm sao cầu bị sụp đổ phần lõi thuộc chòm sao Thiên Đàn.
Các cụm sao cầu là những tập hợp hình cầu, với các ngôi sao xoay xung quanh tâm thiên hà như kiểu vệ tinh. Những hệ này đặc biệt chật chội do các ngôi sao nằm sát nhau, và thường vô cùng già cỗi. Cụm NGC 6397 là một ví dụ điển hình, có tuổi đời gần ngang ngửa vũ trụ.
Ảnh chụp của Hubble cho thấy khu vực tập trung các hố đen cỡ nhỏ ESA/HUBBLE
Vào thời điểm bắt tay vào dự án nghiên cứu lõi của NGC 6397, bộ đôi chuyên gia Eduardo Vitral và Gary A. Mamon của Viện Vật lý Thiên thể Paris (Pháp) kỳ vọng sẽ phát hiện được manh mối về một hố đen tầm trung (IMBH), được xếp vào nhóm trung gian giữa một bên là các siêu hố đen, và bên còn lại là hố đen khối lượng cỡ sao.
Tuy nhiên, thay vì tìm được một ứng viên IMBH, họ lại phát hiện một thứ quái đản hơn: một bầy các hố đen cỡ sao tập trung ở lõi của cụm sao cầu, theo báo cáo đăng tải trên chuyên san Astronomy & Astrophysics .
"Cuộc nghiên cứu của chúng tôi là báo cáo đầu tiên phát hiện sự hiện diện của các hố đen ở lõi bị sụp đổ của một cụm sao cầu", theo chuyên gia Vitral.
Siêu Trái đất 'một triệu hành tinh mới có một' Nhờ bộ ba kính viễn vọng cực mạnh, đội ngũ các nhà thiên văn học của New Zealand đã phát hiện một hành tinh với nhiều điểm tương đồng Trái đất trong không gian xa thẳm của vũ trụ, và được gọi là "siêu Trái đất". Mô phỏng hình ảnh một "siêu Trái đất" NASA/JPL-CALTECH Hành tinh được xếp vào nhóm "siêu Trái...