Phát hiện sao Hỏa đang quay nhanh hơn trước đây
Giới thiên văn học phát hiện sao Hỏa quay nhanh hơn trước đây, dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
Nghiên cứu mới cho thấy sao Hỏa đang có tốc độ quay nhanh hơn. Ảnh NASA
Tàu tự hành InSight của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cung cấp dữ liệu giúp giới khoa học nhận thấy rằng sao Hỏa đang quay nhanh hơn trước đây, theo CNN ngày 14.8.
InSight được trang bị các thiết bị như ăng ten và bộ phát sóng vô tuyến RISE, giúp theo dõi chuyển động quay của hành tinh đỏ trong 900 ngày đầu của sứ mệnh.
Video đang HOT
Các nhà thiên văn học kết luận rằng sao Hỏa đang quay nhanh hơn, rút ngắn thời gian khoảng 1 mili giây hằng năm. Việc tăng tốc độ quay có vẻ nhỏ và nhưng giới nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, họ phỏng đoán rằng điều đó là do sự tích tụ băng ở các cực của sao Hỏa hoặc sự trồi lên của các vùng đất sau khi bị băng bao phủ. Khối lượng dịch chuyển theo hướng này có thể khiến hành tinh quay nhanh hơn.
Cảnh sao Hỏa hiện rõ trong ảnh màu vừa được NASA công bố
InSight là sứ mệnh đầu tiên nghiên cứu về bên trong sao Hỏa và dự kiến sẽ kéo dài 2 năm sau khi hạ cánh vào tháng 11.2018. Tuy nhiên, NASA đã gia hạn thêm 2 năm. Tàu tự hành này tiếp tục thu thập dữ liệu về sao Hỏa cho đến khi bụi che các tấm pin năng lượng mặt trời khiến nó ngừng hoạt động vào tháng 12.2022.
InSight được hưởng lợi từ việc dựa vào những tiến bộ trong công nghệ vô tuyến vốn là một cải tiến vượt bậc so với những gì tàu đổ bộ Viking trong những năm 1970 và Pathfinder trong những năm 1990 trang bị.
Việc nâng cấp lên hoặc các ăng ten khổng lồ DNS được đặt tại 3 điểm chiến lược trên trái đất để chuyển tiếp thông tin từ các sứ mệnh không gian cũng nâng cao độ chính xác của dữ liệu do InSight thu thập và gửi về.
Ấn Độ phóng tàu vũ trụ với tham vọng "đặt chân" lên Mặt Trăng
Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã được phóng lên không gian vào chiều 14/7 với sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng, bước tiến tiếp theo nhằm thực hóa tham vọng trở thành "siêu cường không gian" của nước này.
Hình ảnh tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng chiều 14/7. Ảnh: ISRO
India Express đưa tin, tên lửa LVM3 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh vào lúc 2h35 chiều 14/7 (giờ địa phương).
"Tên lửa LVM3 đã phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên quỹ đạo", ISRO tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter.
Theo đúng kế hoạch, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Nếu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới đưa tàu vũ trụ của mình hạ cánh an toàn trên bề mặt Mặt Trăng, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ khẳng định vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục không gian. Ảnh: ISRO
"Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã viết một chương mới trong cuộc phiêu lưu không gian của Ấn Độ. Nó vút cao, nâng tầm ước mơ và hoài bão của mỗi người dân Ấn Độ. Thành tựu quan trọng này là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học của chúng tôi", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ trên Twitter.
Chandrayaan-3, có nghĩa là "phương tiện Mặt Trăng" trong tiếng Phạn, bao gồm một tàu đổ bộ cao 2m được thiết kế để triển khai một xe tự hành tại vị trí gần cực Nam của Mặt Trăng, với kế hoạch thực hiện hàng loạt thăm dò và thí nghiệm trong 2 tuần.
Với vốn đầu tư khoảng 74 triệu USD, việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayan-3 được coi là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi Ấn Độ thúc đẩy đầu tư hoạt động chinh phục không gian, đồng thời giúp nâng cao vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua này.
Trước đó, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của ISRO đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái Đất năm 2020, nhưng sau đó tàu đổ bộ và tàu tự hành của nó đã bị phá hủy trong một vụ tai nạn gần nơi mà Chandrayaan-3 dự kiến sẽ đáp xuống
Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương Giới thiên văn học ngày 10/7 thông báo đã tìm thấy một thế giới nóng như thiêu đốt là hành tinh phản chiếu mạnh nhất từng được quan sát bên ngoài Hệ Mặt trời. Ngoại hành tinh LTT9779b phản chiếu 80% ánh sáng từ ngôi sao chủ. Ảnh: ESA Cách Trái đất hơn 260 năm ánh sáng, ngoại hành tinh kỳ lạ này...