Phát hiện răng người 8.500 năm tuổi dùng làm trang sức
Những chiếc răng có độ mòn trên bề mặt được cho là của người khoảng 30 – 50 tuổi, đục lỗ nhỏ để làm vòng cổ hoặc vòng tay.
Hai chiếc răng được đục lỗ nhỏ để làm trang sức. Ảnh: Fox News.
Các nhà khoa học tìm thấy ba chiếc răng với dấu vết bị đục thủng tại khu khảo cổ atalhyk, Thổ Nhĩ Kỳ, trong giai đoạn 2013-2015.
Sau khi tiến hành nhiều phân tích, họ xác định hai trong số đó từng được xâu thành chuỗi hoặc làm mặt dây chuyền, Fox News hôm nay đưa tin.
“Người xưa đục lỗ hai chiếc răng bằng mũi khoan nhỏ hình nón, tương tự với công cụ dùng để đục hàng loạt xương động vật và đá làm chuỗi hạt mà chúng tôi tìm thấy tại atalhyk.
Video đang HOT
Ngoài ra, chúng còn có dấu vết hao mòn do thường xuyên được dùng làm bộ phận của vòng cổ hoặc vòng tay”, Scott Haddow, nhà khảo cổ tại Đại học Copenhagen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nhiều khả năng hai chiếc răng được lấy từ những người trưởng thành sau khi họ qua đời. Độ mòn trên mặt nhai cho thấy họ khoảng 30-50 tuổi.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của tập tục này ở vùng Cận Đông thời tiền sử.
“Vì tập tục này vô cùng hiếm nên chúng tôi nghĩ rất có thể những chiếc răng không chỉ là đồ trang sức mà còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc nào đó với người đeo”, Haddow nói.
Đây là một trong số những phát hiện đáng chú ý về con người thời kỳ Đồ Đá trong vài năm gần đây.
Năm ngoái, các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện nhiều sọ người 8.000 năm tuổi cắm trên cọc gỗ để thực hiện một nghi thức thời Đồ Đá.
Năm 2017, nhóm chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, sọ người có thể từng được dùng để trang trí một đền thờ cổ.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Điếng hồn trước con tôm "khủng" dài 1,8 m
Đại dương thời tiền sử chắc chắn... kinh dị hơn bây giờ nhiều, ví dụ bạn có thể gặp loài tôm sát thủ siêu khổng lồ lang thang vào khoảng 480 triệu năm trước.
Một loài chân khớp mới được phát hiện gần đây đã định nghĩa lại khái niệm "khổng lồ". Có tên khoa học là Aegirocassis benmoulae, con vật này được nhận dạng thông qua các hóa thạch ở Morocco.
Với tấm thân nặng nề dài tới hơn 1,8 m, chúng "lê bước" qua các đại dương để hớt phiêu sinh vật. Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Yale (Mỹ), đây chính là loài chân khớp lớn nhất được tìm thấy từ trước tới giờ, đồng thời là loài ăn phiêu sinh vật "khủng" nhất được biết đến.
Tôm "khủng" Aegirocassis benmoulae được vẽ lại từ những hóa thạch mới tìm thấy. Ảnh: Marianne Collins, ArtofFact
Aegirocassis benmoulae nằm trong anomalocaridids - nhóm săn mồi xếp đầu chuỗi thức ăn của thời tiền sử. Những sinh vật này dài khoảng 0,6-1,8 m, có phần thân chia đốt và mọc gai. Hầu hết chúng dùng các cấu trúc giống chi trước để bắt và giết sâu biển cũng như các con mồi khác.
Động vật tiền sử này thống lĩnh đại dương trong khoảng thời gian cách đây 480-540 triệu năm. Aegirocassis benmoulae có một điểm khác biệt rất lớn so với anomalocaridid điển hình: Trong khi các động vật khác trong nhóm chủ động săn mồi, Aegirocassis benmoulae dường như sử dụng một bộ phận giống như cái rổ ở trên đầu để bắt phiêu sinh vật. Cái rổ này tương tự phần miệng lược phiêu sinh vật của loài cá voi không răng hiện đại.
Nguyên nhân khiến Aegirocassis benmoulae lớn vượt trội so với các anomalocaridid ăn phiêu sinh vật cổ xưa hơn có thể là vì nguồn thức ăn phong phú hơn. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature tháng này, các nhà khoa học tin rằng Aegirocassis benmoule là đại diện cuối cùng của loài mình và đó là tin khá tốt lành cho những người yêu thích bơi lội ngày nay.
Hình ảnh hóa thạch của Aegirocassis benmoulae. Ảnh: Peter Van Roy, Yale University
Hải Ngọc
Theo nld.com.vn/Discover Magazine
Kỳ thú những loài động vật mới được phát hiện năm 2019 Từ đầu năm tới nay, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học California ở Mỹ, một trong những bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất thế giới (hơn 46 triệu mẫu vật), tìm kiếm khắp 5 châu lục và 4 đại dương, phát hiện 71 loài động thực vật mới, trong đó có những con vật rất kỳ thú. Cá hồng...