Tuổi thọ được lập trình trong ADN của con người chỉ ở ngưỡng 38 năm
Các nhà khoa học đã phát triển phương pháp ước tính tuổi thọ của các loài động vật có xương sống khác nhau bằng cách phân tích ADN của chúng
Theo đó, nhờ các thành tựu của nền văn minh và y tế, con người như một loài sống thọ đã vượt quá tuổi thọ “được lập trình” của mình ở mốc 38 năm.
Voi ma mút đã có thể sống đến khoảng 60 năm, tương đương với tuổi thọ của một con voi châu Phi hiện đại – Ảnh: Bảo tàng Úc
Theo Conversation, quá trình lão hóa rất quan trọng trong nghiên cứu y sinh và sinh thái. Khi động vật lớn lên, chúng trải qua sự suy giảm các chức năng sinh học, làm hạn chế tuổi thọ của chúng. Cho đến bây giờ thật khó để xác định một con vật có thể sống được bao nhiêu năm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đề xuất tính tuổi thọ của các loài động vật có xương sống hiện tại và đã tuyệt chủng từ mô hình của các dấu methyl trên ADN ( DNA methylation). Theo đó, con người như một loài đã vượt quá tuổi thọ “được lập trình” của mình.
Tuổi thọ của các loài động vật có xương sống khác nhau rất chênh lệch nhau. Ví dụ, loài cá bống trắng nhỏ Eviota sigillata chỉ sống được 8 tuần và cá mập Greenland Somniosus microcephalus có thể đạt đến độ tuổi 400 năm.
Biết được tuổi thọ đặc trưng của các loài cụ thể, có thể xây dựng các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn và tính toán hạn ngạch săn bắt cho ngư dân và thợ săn. Tuy nhiên, hiện vẫn không có ước tính chính xác về tuổi thọ đối với hầu hết các loài động vật.
Các tác giả của một công trình nghiên cứu mới được công bố trên Scientific Reports đã đề xuất trích xuất thông tin về tuổi thọ từ ADN. Họ đã áp dụng cái gọi là phương pháp đồng hồ biểu sinh vào bộ gien của 252 loài động vật có tuổi thọ đã biết, dựa trên những thay đổi liên quan đến tuổi trong mô hình của các dấu methyl.
Sử dụng 252 bộ gien (chuỗi ADN đầy đủ) của các loài động vật có xương sống mà các nhà nghiên cứu khác đã tập hợp và cung cấp công khai trong cơ sở dữ liệu trực tuyến, các nhà khoa học đã so sánh các bộ gien này với một cơ sở dữ liệu khác về tuổi thọ động vật đã biết.
Nghiên cứu cho thấy rằng để xác định tuổi thọ chỉ cần dữ liệu về quá trình methyl hóa ADN (DNA methylation) trong 42 gien là đủ. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp đánh giá mới cho một số loài sống thọ và các loài đã tuyệt chủng. Họ đã thu được kết quả thú vị.
Ví dụ, hóa ra đối với cá voi Greenland, tuổi thọ trung bình là 268 năm – dài hơn 57 năm so với cá thể già nhất được biết đến. Đối với voi ma mút, tuổi thọ ước tính là 60 năm, tương đương với tuổi thọ của một con voi châu Phi hiện đại.
Tuổi thọ “tự nhiên” của con người là 38 năm, mức tuổi thọ tương tự (37,8 năm) cũng đặc trưng cho những người bà con đã tuyệt chủng của chúng ta – người Neanderthal và người Denisova.
Tất nhiên, nhờ vào nền văn minh và y học, con người hiện đại sống lâu hơn nhiều. Loài người hiện đại là ngoại lệ duy nhất được biết đến.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
NSND Trung Anh - tuổi thơ mất mát và hành trình tìm lại niềm vui trong nghệ thuật
Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi phim truyền hình trên đài VTV, thì chắc hẳn bạn từng khó kìm lòng khi chứng kiến những bi kịch mà người cha Sơn trong bộ phim "Về nhà đi con" phải chịu đựng.
Từng cái chau mày, câu mắng mỏ, khuôn mặt nghiêm khắc xen lẫn trìu mến của người đàn ông gà trống nuôi con này tạo cho khán giả những cung bậc cảm xúc khác nhau. Tạo nên thành công xuất sắc cho vai diễn này là một gương mặt quen thuộc với công chúng yêu nghệ thuật, đó chính là: NSND Trung Anh.
Theo người nổi tiếng
Hoài niệm về chương trình Những Bông Hoa Nhỏ của thập niên 90 Sau gần 50 năm phát triển, các chương trình của đài truyền hình VTV đã có nhiều sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khán giả xem đài. Nhưng tin chắc rằng, dù có trôi qua bao nhiều năm nữa, thế hệ 8x, 9x vẫn sẽ bồi hồi khi được gợi lại kỷ niệm của chương...