Phát hiện ‘quái vật’ vũ trụ suýt hất văng Trái Đất
Phát hiện rùng mình về một lượng nhôm phóng xạ khổng lồ dội vào hệ Mặt Trời 4,6 tỉ năm trước cho thấy Trái Đất sơ sinh đã thoát hiểm trong gang tấc.
Theo Live Science, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết một siêu tân tinh cổ đại suýt nữa đã thổi bay Mặt Trời và các hành tinh sơ sinh của nó, nếu không có lá chắn khí phân tử.
Siêu tân tinh là dạng vật thể trông như một đám mây phân tử khá tròn và sáng rực rỡ, thật ra là tàn tích của một vụ nổ sao.
Ảnh đồ họa cho thấy cách Mặt Trời và đĩa tiền hành tinh mang Trái Đất sơ sinh được bảo vệ khỏi siêu tân tinh – Ảnh: NRAO
Nó là một trong những vật thể “ quái vật” đáng sợ nhất của vũ trụ với sóng xung kích tàn khốc và lượng vật chất lớn bắn ra xung quanh, đủ gây thảm họa cho các hành tinh ở cách nó nhiều năm ánh sáng.
Nhà vật lý thiên văn Doris Arzoumanian từ Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản và các cộng sự đã tìm thấy “dấu chân quái vật” trong các mảnh thiên thạch sơ khai nhất từng được tìm thấy: 4,6 tỉ năm trước, chúng bất ngờ được bổ sung một lượng lớn nhôm phóng xạ.
Video đang HOT
Chỉ có một lời giải thích hợp lý cho việc nhôm phóng xạ xâm nhập hệ Mặt Trời ồ ạt: Siêu tân tinh. Các mô hình cho thấy siêu tân tinh này gần và mạnh đến nỗi đã suýt thổi bay cả hệ sao, khiến đĩa tiền hành tinh non trẻ của nó bị phá hỏng.
Nếu điều đó xảy ra đúng kịch bản, Trái Đất có thể đã không thể thành hình như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, các dấu vết cũng cho thấy một may mắn bất ngờ. Vì còn sơ khai nên hệ Mặt Trời vẫn sở hữu một chiếc kén bằng khí phân tử. Lớp màng này đã vô tình khiến sóng xung kích từ vụ nổ và các thứ nó bắn ra bớt tác động đến hệ sao trẻ hơn.
Không chỉ Mặt Trời, mà các ngôi sao khác đều được sinh ra từ các sợi khí khổng lồ trong các đám mây phân tử dày đặc.
Các thiên thể như tiểu hành tinh lớn được hình thành trong 100.000 năm đầu tiên của hệ sao cũng vỡ ra, giải phóng các thiên thạch giàu đồng vị phóng xạ và củng cố cho chiếc kén này bên cạnh lớp vỏ từ chính sợi khí sinh ra ngôi sao.
Chiếc kén này giúp bảo vệ cả hệ khỏi tác động khắc nghiệt của vũ trụ như các siêu tân tinh hay các ngôi sao “quái vật” nóng và nặng ở gần đó, những thứ có thể tác động tiêu cực đến việc hình thành các hành tinh như Trái Đất.
Theo các tác giả, phát hiện độc đáo này tiết lộ cách các hệ sao chứa những hành tinh sống được có thể ra đời một cách an toàn giữa môi trường khắc nghiệt và hỗn loạn của các “vườn ươm sao”.
Phát hiện chấn động về tuổi thật của vũ trụ
Một lời giải thích hợp lý đã được đưa ra cho những vật thể gây hoang mang gần đây, là các siêu quái vật dường như còn già hơn vũ trụ.
Nghiên cứu mới từ nhà vật lý Rajendra Gupta từ Đại học Ottawa (Canada) khẳng định vũ trụ có thể già gấp đôi so với con số 13,8 tỉ năm tuổi từ một nghiên cứu năm 2021 và được chấp nhận rộng rãi.
Điều này dựa trên việc các nhà thiên văn khắp thế giới, bằng những phương tiện quan sát ngày một tối tân hơn, phát hiện ra những vật thể lẽ ra phải già hơn vũ trụ.
Một số thiên hà rất cổ xưa được tìm thấy gần đây bởi James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA
Đó là những thiên hà khổng lồ chứa những lỗ đen khổng lồ, lộ ra ở vùng không gian khi vũ trụ mới chỉ vài trăm triệu năm tuổi.
Chúng được phát hiện nhờ những siêu kính viễn vọng như James Webb, có thể quan sát các vật thể cách Trái Đất hơn 13 tỉ năm ánh sáng, đồng nghĩa với việc nhìn thẳng vào quá khứ bởi hình ảnh từ vật thể đó cũng mất khoảng thời gian xấp xỉ để đến được kính viễn vọng.
Các nhà thiên văn đã kỳ vọng tìm ra các thiên hà sơ khai đơn điệu, bé nhỏ, chứ không phải những quái vật khổng lồ như Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta. Để Ngân Hà đạt được kích thước ngày nay, nó đã phải trải qua hàng tỉ năm tuổi với gần 20 cuộc sáp nhập thiên hà.
Một thiên hà sơ khai lớn đến như vậy là vô lý, bởi không đủ thời gian cho các vụ sáp nhập.
TS Gupta đã dựa trên một lý thuyết thiên văn có từ năm 1929 của nhà vật lý thiên văn Fritz Zwicky rằng sự dịch chuyển đỏ là do ánh sáng từ các vật thể vũ trụ xa xôi mất dần năng lượng khi băng qua khoảng cách vũ trụ lớn đến với Trái Đất.
Các nghiên cứu sau này chỉ ra rằng dịch chuyển đỏ là do giãn nỡ vũ trụ, các thiên thể đang "chạy" ra xa nên trông đỏ hơn.
TS Gupta cho rằng dịch chuyển đỏ có thể do cả 2 yếu tố trên kết hợp. Ông đã ứng dụng điều này để xây dựng 2 mô hình vũ trụ, và chỉ ra các "quái vật" gây bối rối mà James Webb quan sát thấy thực sự già hơn con số 13,8 tỉ năm rất nhiều.
Mô hình cũng cho thấy vũ trụ đã 26,7 tỉ năm tuổi, gần gấp đôi con số 13,8 tỉ năm tuổi.
Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, có thể là một tin vui bởi nếu vũ trụ già hơn, con người vẫn còn cơ hội để tiếp tục phát triển công nghệ và tìm kiếm những thế giới cổ xưa hơn.
'Quái vật' 13 tỉ tuổi ẩn nấp rất gần Trái Đất, lộ mặt bất ngờ Dữ liệu từ vệ tinh Gaia đã gây sốc khi tiết lộ loại quái vật mà nhân loại cố đi tìm bằng các siêu kính viễn vọng lại ngập tràn ở nơi mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trên bầu trời đêm. Ngay trong "trái tim" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), 1.300 ngôi sao ra...