Phát hiện ổ dịch COVID-19 trên tàu chở hàng tại Australia
Một ổ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới được phát hiện ngày 26/5 trên một tàu chở hàng bỏ neo ở cảng Fremantle bở biển phía Tây Australia.
Nhà hàng phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 24/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ hiến bang Tây Astraulia Mark McGowan cho biết 6 trong số 48 thủy thủ trên tàu Al Kuwait có xét nghiệm dương tính với COVID-19, 4 ngày sau khi con tàu từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) này cập cảng để chở cừu xuất khẩu của Australia.
Các thủy thủ nhiễm bệnh đã được chuyển đến cách ly tại một khách sạn ở thành phố Perth gần đó trong khi giới chức y tế cân nhắc các giải pháp. Hàng hóa trên tàu gồm 56.000 con cừu đang được giữ tại một trại gia súc gần cảng, không thể quay trở lại các trang trại do các quy định kiểm dịch.
Chính quyền dự báo sẽ có thêm thủy thủ bị nhiễm bệnh và con tàu cần phải khử trùng kĩ trước khi có thể rời đi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, 2 bộ liên bang bất đồng mạnh mẽ với báo cáo của chính quyền bang Tây Australia về cách thức con tàu đăng kí tại Kuwait được cấp phép cập cảng.
Thủ hiến McGowan cho biết tàu Al-Kuwait rời UAE ngày 7/5 và được cấp phép bởi Bộ Nông nghiệp, Thủy lợi và Môi trường Australia ngày 20/5 cho bỏ neo ở Fremantle mặc dù tàu thông báo 3 thủy thủ có nhiệt độ cao.
Sau đó, ngày 22/5, theo Thủ hiến McGowan, Lực lượng biên phòng Australia cấp giấy phép sau cùng cho tàu cập cảng tại Fremantle dù chủ tàu thông báo 1 thủy thủ có nhiệt độ cao và 3 thủy thủ có triệu chứng tương tự trong 15 ngày qua.
Mặc dù vậy, Lực lượng biên phòng Australia nói rằng họ không nhận được bất kỳ thông báo nào về các trường hợp ốm trên tàu./.
Brazil thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới, tổng thống vẫn thờ ơ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22-5 tuyên bố khu vực Nam Mỹ trở thành tâm dịch mới của đại dịch Covid-19 với hơn 100.000 ca nhiễm. Trong đó, Brazil bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong tuyên bố mới nhất của WHO, "hiện chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đã lây lan sang mọi quốc gia trong lục địa này kể từ khi ca bệnh đầu tiên được xác nhận tại đây cách đây 14 tuần,
Giám đốc điều hành, đồng thời là người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan phát biểu tại buổi họp báo thường nhật ngày 22-5 của WHO tại trụ sở ở Geneva - Thụy Sĩ: "Nam Mỹ đã trở thành tâm dịch mới của đại dịch. Chúng ta đang chứng kiến rất nhiều quốc gia Nam Mỹ với số ca nhiễm gia tăng mỗi ngày. Sự lo lắng đang tràn qua các nước này nhưng ở thời điểm này, Brazil đang là nước bị tác động lớn nhất".
Hố chôn tập thể những người thiệt mạng vì Covid-19 tại nghĩa trang ở Brazil. Ảnh: Reuters
Tính đến ngày 23-5, Brazil đang là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới khi vượt Nga, chỉ đứng sau Mỹ, với 330.890 ca nhiễm bệnh. Với hơn 21.000 người thiệt mạng, Brazil đứng thứ 6 thế giới về số ca tử vong.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo con số thực tế cả về số ca nhiễm và số người chết có thể sẽ còn cao hơn thống kê do hệ thống xét nghiệm tại Brazil được đánh giá là chậm trễ và kém hiệu quả.
Nhiều thống đốc bang ở Brazil buộc phải ban hành các hạn chế đi lại tại địa phương mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro, người nhiều lần khẳng định Covid-19 chỉ là bệnh cúm thông thường, vẫn tiếp tục kêu gọi người dân đi làm như bình thường trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngoài Brazil, diễn biến dịch Covid-19 tại các nước khác thuộc Nam Mỹ như Peru hay Chile cũng phức tạp.
Bác sĩ kiểm tra một bệnh nhân ở khu ổ chuột Rio. Ảnh: AP
Brazil thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới. Ảnh: Reuters
Đối với các biện pháp ứng phó của Nam Mỹ, Giám đốc điều hành WHO Mike Ryan cảnh báo việc sử dụng thuốc hydroxychloroquine vào việc điều trị Covid-19, vì cho rằng hiện chưa có đủ chứng cứ khoa học và kết quả thử nghiệm để khuyến cáo sử dụng loại thuốc này.
Theo WHO, tỉ lệ tử vong tại các nước châu Phi tương đối thấp. Ông Ryan cho rằng nguyên nhân có thể là do độ tuổi của dân số ở khu vực này. Trong tuần qua, 9 quốc gia châu Phi đã tăng 50% số ca nhiễm mới, nhưng một số nước khác đã ghi nhận sự suy giảm hoặc có tỉ lệ ca nhiễm mới ổn định.
Tuy nhiên, do hệ thống y tế khu vực này "mong manh", Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti lo lắng rằng sẽ khó trở tay khi các ca nhiễm gia tăng đột ngột.
Canada nới lỏng phong tỏa, cho phép các cửa hàng mở cửa lại Tại 13 tỉnh bang và vùng lãnh thổ Canada đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa với mức độ khác nhau và các cửa hàng tại đây đã bắt đầu được mở lại. Quảng trường Yonge and Dundas ở Ontario, Canada. Ảnh Reuters. Theo AFP thông tin, Canada nới lỏng phong tỏa, cho phép các cửa hàng mở cửa lại, tỉnh bang Ontario cũng...