Phát hiện nhiều vi phạm tại các dự án điện mặt trời mái nhà
Điện mặt trời mái nhà được phát triển tập trung ở một số địa phương nhưng hạ tầng lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu, quá trình chuẩn bị, triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định.
Việc phát triển điện mặt trời mái nhà được Bộ Công thương đánh giá có nhiều bất cập – Ảnh: NGỌC HIỂN
Bộ Công thương vừa có kết luận về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Phát triển không đồng đều
Bộ Công thương cho rằng, trong quá trình chuẩn bị, triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định. Việc phát triển điện mặt trời mái nhà không đồng đều ở các địa phương, tập trung nhiều ở những vùng phụ tải thấp, không phù hợp nhu cầu sử dụng điện, làm mất cân đối trong quá trình điều độ và vận hành hệ thống điện.
Kết quả kiểm tra tại Tổng công ty Điện lực miền Nam, đoàn kiểm tra của Bộ Công thương phát hiện vi phạm ở các đơn vị như Công ty Điện lực Đồng Nai, Điện lực Bình Dương, Điện lực Bình Phước, Điện lực Ninh Thuận, Điện lực Bình Thuận, Điện lực Long An…
Theo đó, các vi phạm chủ yếu như thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối điện mặt trời mái nhà vượt quá thời hạn quy định; ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối; sai lệch biên bản nghiệm thu; thực hiện trình tự phát triển điện mặt trời mái nhà trái với quy định…
Tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, đoàn kiểm tra của Bộ Công thương đã tiến hành kiểm tra tại Công ty Điện lực Gia Lai, Điện lực Đắk Nông, Điện lực Đắk Lắk. Các sai phạm được phát hiện như thực hiện thỏa thuận đấu mối vượt quá thời hạn quy định. Dự án đưa vào vận hành nhưng không có sản lượng phát điện và ký hợp đồng mua bán điện trái quy định.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có vi phạm như chấp thuận thỏa thuận nối lưới khi đã xác định tình trạng quá tải lưới điện và yêu cầu khách hàng cam kết cắt giảm công suất khi lưới điện quá tải; đưa vào vận hành, ký hợp đồng mua bán điện gây quá tải hệ thống lưới điện; phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà không đúng hiện trạng lưới điện, thiếu minh bạch…
Tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM, đoàn kiểm tra đề nghị đơn vị này rà soát tất cả việc thỏa thuận đấu nối, ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng, áp dụng giá mua/bán điện các hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở các vi phạm được chỉ ra, đoàn kiểm tra của Bộ Công thương kết luận các địa phương trên chưa quản lý, theo dõi, kiểm tra kịp thời hoạt động liên quan đến điện mặt trời theo đúng thẩm quyền.
Nhiều địa phương chưa quản lý, kiểm tra theo đúng thẩm quyền
Một số hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp trên mái của công trình, dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, lắp đặt trên mái của trang trại nông nghiệp, dù đã đưa vào vận hành thương mại trước ngày 1-1-2021 nhưng tại thời điểm kiểm tra chưa có giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai của các trang trại chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Kết luận của Bộ Công thương cũng xác định trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi chưa thực hiện đầy đủ quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu, nên các đơn vị địa phương thực hiện thiếu đồng bộ, thống nhất. Việc kiểm tra, theo dõi cũng chưa kịp thời, nên nhiều đơn vị điện lực chấp thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện của các hệ thống điện mặt trời gây quá tải lưới điện quốc gia.
Trên cơ sở kết luận trên, đoàn kiểm tra kiến nghị các công ty được kiểm tra cần rà soát toàn bộ quá trình phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà, thực hiện theo đúng, đủ quy định pháp luật, phối hợp với EVN xử lý các dự án.
EVN chủ trì xử lý các hệ thống điện mặt trời mái nhà được phát hiện vi phạm quy định, rà soát toàn bộ quá trình thực hiện phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà trên toàn quốc, trường hợp phát hiện vi phạm đề nghị xử lý nghiêm theo đúng quy định. Đoàn kiểm tra cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành thực hiện hậu kiểm quá trình phát triển dự án.
Quy hoạch điện VIII: Nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân quy mô nhỏ
Theo bản trình số 1562/BC-VPCP về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), Bộ Công Thương đề xuất, xem xét nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân quy mô nhỏ sau năm 2030.
Tăng điện gió ngoài khơi và tính đến điện hạt nhân
Các turbin điện được xây dựng ngoài bãi biển Cà Mau. Ảnh tư liệu: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Theo bản trình lần này, Bộ Công Thương xây dựng hai phương án: Phương án cơ sở (phương án 1) và phương án chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ (phương án 2).
Ở phương án 1, quy hoạch tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 khoảng 146.000 MW và đến năm 2045 khoảng 343.000 MW (chưa tính đến nguồn điện mặt trời áp mái hiện có khoảng 7.755 MW và các nguồn điện phục vụ riêng cho các phụ tải khoảng 2.700 MW vào năm 2030 và 4.500 MW năm 2045).
Trong đó, điện gió ngoài khơi đến năm 2030 ngưỡng 7.000 MW, và 54.000 MW đến năm 2045. Công suất điện gió trên bờ cũng tăng lần lượt là 14.721 MW và 42.650 MW.
Như vậy, so với Tờ trình 1682 ngày 26/3/2021, tổng công suất nguồn điện theo phương án 1 đến 2030 thấp hơn khoảng 23.800 MW; trong đó có một số thay đổi lớn như: Nhiệt điện khí LNG giảm 17.800 MW; nhiệt điện than giảm gần 6.000 MW; giãn tiến độ sau 2030 đối với điện mặt trời tập trung khoảng 5.550 MW; điện điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác giảm 1.500 MW; Thủy điện tăng 5.324 MW; Điện gió ngoài khơi tăng 4.000 MW; Thủy điện tích năng, lưu trữ tăng 1.500 MW...
So với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất nguồn điện năm 2030 tương đương, song có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn; trong đó, nhiệt điện than giảm khoảng 14.800 MW; giãn tiến độ sau 2030 đối với điện mặt trời tập trung khoảng 6.500 MW (giảm); Điện gió ngoài khơi tăng 7.000 MW; Nhiệt điện khí LNG tăng 5.250 MW; Điện gió trên bờ tăng 2.860 MW...
Còn ở phương án 2, quy hoạch tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 khoảng 150.970 MW và đến năm 2045 khoảng 426.857 MW.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương lưu ý các vấn đề, hệ lụy pháp lý có thể xảy ra với phương án này khi loại bỏ khỏi quy hoạch khoảng 9.450 MW điện than (9 dự án đã được triển khai chuẩn bị đầu tư, hoặc đã ký thỏa thuận, hợp đồng BOT) khó khăn về thu xếp vốn.
Do đó, Bộ này đã kiến nghị lựa chọn phương án 1 để hoàn thiện Quy hoạch.
Đặc biệt, với mục tiêu phát thải ròng đạt "0" vào năm 2050, vấn đề phát triển điện hạt nhân cũng được Bộ Công Thương đặt ra khi rà soát Quy hoạch điện VIII.
Bởi, điện hạt nhân được xem là nguồn sản xuất điện cận sạch, đặc biệt sau COP26, đã được một số quốc gia công nhận là loại hình sản xuất điện sạch, do không phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, theo Bộ này, Quốc hội đã có chủ trương dừng phát triển điện hạt nhân, nên nếu tái khởi động lại, Chính phủ cần báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư để có kết luận, Nghị quyết chỉ đạo về việc tiếp tục phát triển điện hạt nhân làm cơ sở để đưa các dự án điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII.
Chưa có quy hoạch phát triển lưới điện
Dù vậy, Văn phòng Chính phủ đánh giá, Bộ Công Thương chưa báo cáo về quy hoạch phát triển lưới điện đồng bộ với phương án nguồn đề xuất lựa chọn, nên chưa có đầy đủ số liệu đánh giá về tổng vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VIII. Do đó, cũng chưa có đánh giá đầy đủ về kết quả giảm nhu cầu vốn đầu tư của quy hoạch sau khi hiệu chỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng vốn đầu tư riêng nguồn điện giai đoạn 2021-2030 giảm 18,2 tỷ USD; Giai đoạn 2011-2045 cao hơn 10,85 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nguồn điện cả giai đoạn 2021-2045 giảm khoảng 7,36 tỷ USD.
Về lưới điện, khối lượng lưới điện truyền tải đã giảm hàng nghìn km và vốn đầu tư lưới điện truyền tải giảm lên đến khoảng 5 tỷ USD cho giai đoạn 2021-2030.
Còn về kiến nghị xem xét nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân, nhất là quy mô nhỏ sau năm 2030, Văn phòng Chính phủ cho rằng, Nghị quyết 35 chưa nêu định hướng phát triển lại điện hạt nhân ở nước ta đến năm 2045.
Bởi vậy, nếu thực sự cần thiết, cần báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến mới đủ cơ sở xem xét trong Quy hoạch điện VIII.
Văn phòng Chính phủ cũng lưu ý, tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo của nước ta còn rất lớn. Vì vậy, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, nhất là về lưu trữ điện, Bộ Công Thương cần kết hợp xây dựng các cơ chế minh bạch, cạnh tranh để có thể sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn năng lượng này của đất nước, giúp Việt Nam thực hiện thành công cam kết tại COP26, tăng tính tự chủ về năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Từ đó, Văn phòng Chính phủ đặt ra yêu cầu "cần có phân tích thêm về khả năng sử dụng trong tương lai các nguồn năng lượng tái tạo"...
Nhiều địa phương vẫn khó trong giải tỏa công suất thủy điện Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), hiện tại, ngoài tỉnh Lào Cai có phụ tải tiêu thụ điện tại chỗ tương đối lớn, các tỉnh còn lại phụ tải tiêu thụ nhỏ hơn nhiều so với tổng công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện. Do vậy, các đường dây 110 kV khu vực có...