Phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt bệnh viện thuộc Bộ Y tế
Thanh tra Chính phủ chỉ ra Bộ Y tế chưa ban hành các quy chuẩn về thiết bị y tế…
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: HT
Thanh tra Chính phủ ban hành thông báo kết luận về công tác quản lý trang thiết bị và công trình y tế tại Bộ Y tế giai đoạn (2011-2014).
Thanh tra Chính phủ chỉ ra Bộ Y tế chưa ban hành các quy chuẩn về thiết bị y tế; chưa ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy định về danh mục, thiết bị y tế thiết yếu của các tuyến và quy định về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh…
Tại Dự án cải tạo, mở rộng và nâng cấp Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2, BV này và Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) đã quyết định thành lập Ban điều hành thi công gói thầu EPC.201, là Tổng thầu thiết kế, cung cấp lắp đặt thiết bị, vật tư và xây lắp nhà hợp khối 15 tầng thuộc dự án này.
Theo Thanh tra Chính phủ, Hancorp là nhà thầu chính không giao cho đơn vị trực thuộc Hancorp thực hiện thi công hạng mục cọc khoan nhồi mà ký hợp đồng giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 – Vạn Xuân (nhà thầu phụ) thi công. Sau đó, nhà thầu phụ này cũng không thi công mà tiếp tục “bán” gói thầu cho 4 Công ty con thuộc Hancorp để hưởng chênh lệch hơn 13 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đã đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh đầu tư lớn song hoạt động không hiệu quả, xuống cấp nhanh. Trong số này có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có quy mô điều trị 300 giường, mới đưa vào sử dụng từ tháng 2/2014 nhưng hiện hư hỏng hệ thống làm lạnh tại phòng mổ cùng máy bơm nước, hệ thống thang máy chuyển bệnh nhân trước và sau phẫu thuật…
Tại Sở Y tế Hà Nội có một số gói thầu xây dựng các bệnh viện không tuân thủ quy định. Chẳng hạn tại Bệnh viện Ung Bướu và Đa khoa Xanh Pôn một số gói thầu không đăng tải thông tin kế hoạch trên báo, hồ sơ dự thầu có bảo lãnh dự thầu không có giấy uỷ quyền…
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn chỉ ra nhiều sai sót, vi phạm kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình y tế tại một số Bệnh viện khác như: Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba, Bệnh viện Phong – Da Liễu Trung ương Quy Hòa, Bệnh viện Thống Nhất, BV Chợ Rẫy, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TPHCM…
Trước hàng loạt sai phạm của Bộ Y tế về quản lý nhà nước về trang thiết bị và công trình y tế, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ này sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về trang thiết bị y tế, hoàn thiện khung pháp lý về danh mục này.
Bộ Y tế cần kiểm điểm một số cá nhân hoặc kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân trong việc không tham mưu cho Bộ trưởng phê duyệt lại dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Chợ Rẫy; xử lý số tiền trên 5,2 tỷ đồng thu sai, thu vượt quy định của Viện trang thiết bị và Công trình y tế.
Trong nhiệm kỳ 2011-2016 ngành Thanh tra đã triển khai 41.000 cuộc thanh tra hành chính và hơn 910.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế số tiền hơn 265.000 tỷ đồng, đã kiến nghị thu hồi gần 136.000 tỷ đồng, 25.500 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính gần 39.000 tỷ đồng; xử lý khác hơn 129.500 tỷ đồng, 294.000 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 7.738 tập thể, 22.700 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 351 vụ, 397 đối tượng.
Theo Tú Ân
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Sai phạm hàng loạt, nguyên tổng giám đốc ALCII bị kết án chồng chất
Sau 2 bản án tử hình, nguyên tổng giám đốc công ty cho thuê tài chính II (ALCII) tiếp tục bị phạt thêm 18 năm tù trong vụ án gây thất thoát gần 245 tỉ đồng cho Nhà nước.
Ngày 10/12, sau nhiều ngày xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên án các bị cáo trong vụ án gây thiệt hại gần 245 tỉ đồng cho Nhà nước, xảy ra tại ALCII.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Vũ Quốc Hảo (nguyên tổng giám đốc ALCII) mức án 18 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Cùng về tội danh trên, các đồng phạm Nguyễn Văn Tài (nguyên phó tổng giám đốc ALC II), Phạm Xuân Nghị (nguyên trưởng phòng Cho thuê ALC II), Tôn Quang Việt (nguyên phó trưởng phòng Cho thuê ALC II), Hoàng Thanh Sơn (nguyên cán bộ phòng Kinh doanh của ALC II) bị phạt từ 6 đến 16 năm tù.
Riêng đối với bị cáo Lê Hùng Sơn (nguyên là giám đốc của hai công ty Hải Phòng và Đại Phát) bị phạt tù chung thân về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Các bị cáo tại tòa
Như tin đã đưa, với cương vị là tổng giám đốc công ty ALCII, trong hai ngày 18 và 28/11/2008, Vũ Quốc Hảo đã ký 2 hợp đồng cho thuê tài chính cho công ty TNHH Công nghệ biển Hải Phòng và công ty TNHH vận tải biển Đại phát để thuê tài chính 2 con tàu Wale và tàu Đại Phát. Mỗi con tàu có trọng tải hơn 4,3 ngàn tấn và có tổng trị giá gần 200 triệu đồng. Trong quá trình ký các hợp đồng cho thuê tài chính trên, Vũ Quốc Hảo biết rõ công ty Công nghệ biển Hải Phòng và công ty Đại Phát không đủ điều kiện cho thuê tài chính. Vì mục đích mong muốn phát triển dịch vụ mua cho thuê tàu biển, Vũ Quốc Hảo đã chỉ đạo Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Tôn Quang Việt và Hoàng Thanh Sơn thực hiện việc thẩm định làm các thủ tục cho thuê tài chính trái quy định Nhà nước.
Cáo trạng nêu rõ, việc ký, thực hiện 2 hợp đồng cho thuê tài chính nêu trên gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 245 tỉ đồng.
Trước đó, Vũ Quốc Hảo đã 3 lần ra tòa và bị tuyên phạt 2 án tử hình vì làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước. Đặng Văn Hai cũng đã từng bị TAND TP.HCM tuyên phạt tử hình vì có liên quan trong vụ án khác, gây thất thoát hơn 450 tỉ đồng.
Theo_An ninh thủ đô
Năm 2015, thanh tra phát hiện sai phạm hơn 97.000 tỷ đồng Ngoài 97.000 tỷ đồng, năm 2015, ngành thanh tra còn phát hiện vi phạm hơn 16.000 héc-ta đất. Năm 2015, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 24.000 tỷ đồng và thực tế đã thu hồi được 16.223 tỷ đồng (Ảnh: Internet) Sáng nay (5/1), Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công...