Phát hiện nhiều cổ vật độc đáo thời cuối Lê đầu Nguyễn
Một bộ sưu tập hiện vật cổ độc đáo, quý hiếm mang dấu ấn thời cuối Lê đầu Nguyễn vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện đang lưu giữ tại một nhà thờ họ Từ Đức ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Tin tức từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, nhóm hiện vật độc đáo này được phát hiện tại nhà thờ họ Từ Đức thuộc xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà trong quá trình nhóm điều tra nghiên cứu di sản văn hóa kiểm kê di tích tại xã này.
Theo đó, nhóm hiện vật cổ này gồm sắc phong, tiền cổ, voi sành, bình gốm cổ, bình vôi, chuông đồng, trản đồng. Các hiện vật có kỹ thuật chế tác và đặc điểm hoa văn độc đáo mang đậm dấu ấn của thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn.
Trong những cổ vật được phát hiện, đáng chú ý là đôi voi sành, màu nâu đen với chiều dài 35 cm, cao 28 cm và chiều ngang 22 cm. Xung quanh thân voi được trang trí hoa văn rất sống động.
Cổ vật đôi voi sành màu nâu đen
Chiếc bình vôi sành có kích thước cao 23 cm, đường kính 20 cm. Mặt sau chiếc bình khắc chìm hai chữ Hán là “Phúc Thọ”, tay cầm chạm đầu rùa, chính giữa đắp nổi con nghê chầu.
Ngoài ra, trong bộ sưu tập cổ vật vừa phát hiện còn có một chiếc bình cổ thời Lê -Mạc. Bình được làm bằng sành cao 28 cm, đường kính thân 12 cm, bề mặt trang trí cây tùng, ngựa, men rạn màu vàng nhạt. Một số đồng tiền cổ thời Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái và Duy Tân còn tương đối nguyên vẹn cũng được phát hiện tại nhà thờ họ Tự Đức này.
Video đang HOT
Nhóm hiện vật cổ được phát hiện tại nhà thờ họ Từ Đức
Bước đầu các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu xác định, với cách bố trí đồ tế khí và các tài liệu hiện vật tại nhà thờ, những di vật, cổ vật độc đáo này gắn liền với công trạng của vị Tiên hiền Từ Đức Công với vùng đất Kim Đôi – Phú Nghĩa.
Đồng tiền cổ thời Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái và Duy Tân còn tương đối nguyên vẹn
Vị Tiên hiền Từ Đức Công chính là người có công khai khẩn đất đai, xây dựng xóm làng, giúp dân mở mang phát triển kinh tế đặc biệt là nghề biển. Sau khi ông mất, triều đình nhà Lê đã phong tước Hầu và nhà Nguyễn ban sắc phong vinh danh công trạng, nhân dân thờ ông làm Thành hoàng làng.
P.V
Theo_Người Đưa Tin
Phát hiện cổ vật bằng đá quý nặng gần 20 kg
Trong lúc đào đất trồng cau trên phế tích chùa Kim Liên ở Hải Phòng, một người dân đã tìm thấy con long quy bằng đá màu xanh nhạt.
Long quy được người dân phát hiện trong khi đào đất trồng cau. Ảnh: Người dân cung cấp.
Ngày 14/10, ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch UBND xã An Sơn (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho biết, ông Nguyễn Văn Trượng ở thôn Trại Sơn khi đào hố trồng cau tại mảnh đất tái định cư đã tìm thấy cổ vật hình long quy. Khi xã cử cán bộ xuống nhà lập biên bản, tạm giữ, chờ giám định niên đại... thì cổ vật đã được mang đi. Hiện sự việc đã được báo cáo lên cơ quan chức năng.
Trước đó ngày 8/10, khi đào đất đến độ sâu 40 cm để trồng cau trên mảnh đất tái định cư vừa được cấp, ông Trượng va phải vật thể lạ. Nghi là cổ vật, ông này đào lên và nhờ một thanh niên bê về đánh rửa. Sau khi lớp đất được rửa trôi, lộ ra một con rùa đầu rồng, thân rùa, ngồi trên đống tiền, vàng. Trên lưng rùa cõng một con rùa con, tất cả được làm bằng loại đá rất đẹp, nặng chừng 20 kg.
Nghe tin, nhiều người dân đã kéo đến nhà ông Trượng chiêm ngưỡng, chụp ảnh con long quy. Nhưng đến chiều 8/10, vợ chồng con gái ông Trượng ở Hà Nội đã mang ôtô về đưa con rồng đá đi.
Long quy đứng trên đống tiền, vàng, miệng ngập ngọc long châu.
Theo chính quyền địa phương, khu đất nơi tìm thấy cổ vật chính là phế tích chùa Kim Liên. Ngôi chùa có từ xa xưa, đến thời kháng chiến chống Pháp bị phá hủy. Khu đất chùa sau đó được giao cho bên quân đội quản lý và mấy năm nay TP Hải Phòng tiếp quản, san ấp tạo mặt bằng làm khu tái định cư của xã An Sơn.
Sau khi xem những bức ảnh một người dân chụp được, một chuyên gia kinh doanh đá quý ở Hải Phòng cho rằng long quy được chế tác từ đá ngọc vàng, một loại đá quý hiếm. Ở Việt Nam duy nhất khu vực đồi núi Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, mới có loại này, nhưng nằm sâu dưới lòng đất. Để tìm và đưa được một phiến đá hay cục đá ngọc vàng không hề đơn giản.
Di tích chùa Kim Liên cổ tọa lạc dưới chân dãy núi Trại Sơn giờ chỉ còn một tấm bia đá và một ngọn tháp chưa bị phá hủy. Ảnh: Giang Chinh.
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (hơn 80 tuổi) sau khi xem hình khối đá long quy cũng cho rằng nếu được đào lên từ khu phế tích chùa Kim Liên thì không chỉ là cổ vật mà là báu vật quốc gia. Nhà chức trách cần điều tra, thu hồi báu vật này.
Ông Lợi giải thích, long quy là một trong những linh vật linh thiêng, được tạc với mình rùa đầu rồng, ngồi trên đống tiền vàng, tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn, dũng cảm. Trong suốt thời kỳ phong kiến, tất cả đồ vật có hình con rồng, lại là bằng đá quý, ngọc, màu vàng, chỉ nhà vua hoặc hoàng thân quốc thích mới được lưu giữ, sử dụng.
Đề cập đến chùa Kim Liên, ông Lợi cho hay, ngôi chùa này có từ thời Mạc, nằm dưới chân núi Trại Sơn, được xây dựng bề thế với 3 dãy nhà. Hiện di tích này vẫn còn tấm bia đá lớn và tháp nhỏ.
Giang Chinh
Theo VNE
Cổ vật xứ Đông - Hơn 500 năm chìm nổi của thanh long đao vua Mạc Đăng Dung Định Nam đao, binh khí gắn liền với sự nghiệp bình thiên hạ của vua Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) có số phận chìm nổi, lưu lạc hơn 500 năm theo hậu duệ ông trốn chạy khỏi sự truy lùng của kẻ thù. Thanh long đao của vua Mạc Đăng Dung thờ trong hậu đường nhà Thái miếu - Ảnh: BQL khu...