Phát hiện nhiều bệnh về da hiếm gặp
Bệnh viện Da Liễu TP HCM vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc bệnh về da mà hiện nay trên toàn thế giới chỉ có khoảng 200 ca được báo cáo
Bác sĩ (BS) Trình Ngô Bỉnh, Bệnh viện (BV) Da Liễu TP HCM, cho biết ngoài ca bệnh vừa nêu trên, BV còn tiếp nhận 2 ca bệnh về da khác mà y văn thế giới chỉ mới ghi nhận được 32 và 69 trường hợp với cơ chế sinh bệnh cũng chưa rõ.
Tổn thương tinh thần
BS Trình Ngô Bỉnh cho biết gọi bệnh “da liễu” là hợp từ chỉ các bệnh về da và các bệnh hoa liễu. Với “hoa liễu” là từ xưa ám chỉ kỹ viện và kỹ nữ, nên bệnh hoa liễu theo cách hiểu ngày nay là bệnh liên quan đến tình dục như các bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà… Các bệnh này có những triệu chứng trên da mà mắt thường có thể nhìn thấy.
Trong các ca bệnh hiếm về da mà BV mới tiếp nhận gần đây, có triệu chứng ngoài da nhìn thấy bằng mắt thường na ná triệu chứng bệnh “hoa liễu” nên rất dễ nhầm lẫn. Ở ca bệnh da thứ nhất, bệnh nhân nam 26 tuổi đến khám vì cứ ngỡ mắc sùi mào gà. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng, giải phẫu bệnh… cuối cùng mới xác định bệnh nhân mắc bệnh da hiếm gặp Verruciform Xanthoma.
Theo BS Trình Ngô Bỉnh, bệnh da có tên Verruciform Xanthoma là bệnh lý về da được mô tả đầu tiên vào năm 1971. Theo y văn thế giới, đã có 32 ca bệnh được ghi nhận với cơ chế sinh bệnh đến nay vẫn chưa rõ. Điều trị bệnh da hiếm gặp này ngoài phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng, còn các liệu pháp khác như đốt điện, laser…
Trường hợp bệnh da thứ hai, cũng có triệu chứng ngoài da y hệt bệnh “hoa liễu” nhưng lại là Porokeratosis, một bệnh da hiếm gặp khác. “Porokeratosis là tình trạng rối loạn tế bào sừng bẩm sinh. Bệnh lý này được được mô tả đầu tiên vào năm 1985 với 69 ca được y văn thế giới ghi nhận, còn cơ chế sinh bệnh thì cũng chưa rõ” – BS Bỉnh thông tin.
TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc BV Da Liễu TP HCM, nhấn mạnh: “Đối với các thầy thuốc, xác định cho được bệnh da hay bệnh “hoa liễu” đòi hỏi sự tìm tòi, thận trọng về chuyên môn khi chẩn đoán bệnh. Với bệnh nhân mắc bệnh da mà bị xác định nhầm bệnh “hoa liễu” không chỉ điều trị sai mà còn gây tổn thương tinh thần cho người bệnh”.
Một ca bệnh về da điều trị tại Bệnh viện Da Liễu TP HCM
Video đang HOT
ThS-BS Trần Nguyên Ánh Tú, Khoa Thẩm mỹ da BV Da liễu TP HCM, cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc hội chứng Leopard, hay còn gọi là hội chứng da báo, đây là một bệnh da hiếm gặp, gây tổn thương nhiều cơ quan. Tính đến nay, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 200 ca được báo cáo.
Một bệnh nhân nữ 8 tuổi đến BV khám vì nhiều dát nâu đen ở mặt và thân người. Ngoài ra, bệnh nhân có kèm các bất thường khác ở xương hàm mặt, cột sống, vai, ức, răng, bệnh nhân còn bị câm điếc và chậm phát triển… Những biểu hiện này là những triệu chứng điển hình của hội chứng Leopard. Đây là trường hợp hội chứng Leopard đầu tiên được chẩn đoán tại Việt Nam.
BS Ánh Tú cho biết qua khai thác bệnh sử, các dát sắc tố này bắt đầu xuất hiện ở bệnh nhân từ năm 4 tuổi và ngày càng lan rộng; tiền sử gia đình không có người mắc bệnh tương tự. Qua thăm khám, các BS ghi nhận nhiều dát nâu đen kích thước không đồng đều từ 1-5 mm rải rác trên mặt, ngực, lưng, chi trên, chi dưới và lòng bàn tay, lòng bàn chân; dát cà phê sữa kích thước 2×3 cm ở lưng. Theo y văn thế giới, hội chứng Leopard được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1936. Các dấu hiệu nhận biết mô tả trong y văn giống như ở bệnh nhân nữ 8 tuổi đang điều trị tại BV Da liễu.
“Đứng trước trường hợp rối loạn sắc tố da lan tỏa, kèm theo bất thường bẩm sinh của một số cơ quan thì cần nghĩ đến tình trạng rối loạn di truyền, từ đó hướng đến một số xét nghiệm phân tích gien để chẩn đoán xác định. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp kịp thời phát hiện những bất thường, can thiệp điều trị kịp thời cho người bệnh” – BS Ánh Tú khuyến cáo.
TS-BS Nguyễn Trọng Hào cho rằng các công nghệ chế biến vắc-xin Covid-19 sẽ tiềm ẩn những rủi ro kích ứng da. Ngoài ra, hiện nay đeo khẩu trang là bắt buộc và cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch Covid-19, song với một số trường hợp người có da nhạy cảm khi đeo khẩu trang thường xuyên lại bị nổi mụn trứng cá nhiều hơn, do vậy các BS chuyên khoa da liễu phải chuẩn bị giải pháp để hóa giải các vấn đề này.
Những bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi
Thai phụ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của mẹ và con.
Mới đây, thông tin bé sơ sinh ở Nghệ An mắc bệnh giang mai bẩm sinh khiến nhiều người lo lắng. Bệnh nhi được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Sau khi sinh, các bác sĩ đã nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị cho trẻ.
Trao đổi với Zing, ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết khi thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), thai nhi có nguy cơ lây nhiễm và gặp nguy hiểm.
Thai phụ nhiễm STDs nguy hiểm thế nào?
ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy cho biết bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tác động đến bất cứ ai, phụ nữ có thai không ngoại lệ. Một số bệnh có diễn biến âm thầm, không xuất hiện triệu chứng. Do đó, người nhiễm bệnh có thể không nhận biết được các dấu hiệu.
Trẻ sơ sinh bị lây bệnh giang mai từ mẹ được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: BVCC.
Đối với phụ nữ mang thai, khi nhiễm thêm STDs, cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do các biến chứng, thậm chí, tính mạng của người bệnh và thai nhi đều có thể bị đe dọa. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
Bác sĩ Thùy nhấn mạnh trong thời kỳ mang thai, ngay khi nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ cần làm xét nghiệm tầm soát. Thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào gặp phải hoặc hành vi tình dục có nguy cơ cao và đề nghị làm xét nghiệm STDs.
"Ngay cả khi đã được tầm soát trong quá khứ, bạn cũng nên kiểm tra lại khi mang thai nếu nghi ngờ", bác sĩ Thùy nói.
Bên cạnh đó, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi trong thai kỳ như chlamydia, lậu, giang mai, trichomonas và viêm âm đạo.
Tuy nhiên, các bệnh nguy hiểm như herpes sinh dục, viêm gan B, HIV không thể chữa khỏi. Một số trường hợp có thể dùng thuốc kháng virus hoặc biện pháp phòng ngừa khác để giảm nguy cơ truyền bệnh cho con.
Những bệnh tình dục nào có thể lây truyền từ mẹ sang con?
Bác sĩ Phan Thị Thùy Thao, khoa Da liễu, Bệnh viện quận 11, TP.HCM, cho biết đa số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như giang mai, lậu, sùi mào gà..., đều có khả năng truyền từ mẹ sang con.
Bệnh lậu: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Nesseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục và có thể lây sang con nếu người mẹ bị lậu trong thời gian mang thai.
Phụ nữ muốn có thai phải điều trị khỏi bệnh lậu vì vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong khi mang bầu và sinh. Thai nhi có thể bị sinh non hoặc viêm kết mạc mắt do tiếp xúc dịch niệu đạo của người mẹ nhiễm lậu cầu.
Vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong khi mang thai và sau sinh. Ảnh: CNBC.
Giang mai: Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua dây rốn. Vi khuẩn giang mai xâm nhập có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật.
Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục): Bệnh sùi mào gà khó phát hiện ở phụ nữ hơn nam giới vì cấu tạo bộ phận sinh dục phức tạp hơn. Ở nữ giới, sùi mào gà có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, miệng..., dưới dạng những nốt nhỏ màu thịt nâu hoặc hồng tươi hay trắng đục và mềm. Chúng mọc thành chùm trông giống hình súp lơ. Chúng có thể gây ngứa, khó chịu hoặc chảy máu khi giao hợp.
Em bé sinh ra từ người mẹ mắc bệnh sùi mào gà có thể mọc mụn cóc ở cổ hoặc u nhú thanh quản. Do đó, những trường hợp này thường có chỉ định phẫu thuật để bảo vệ cho em bé.
Herpes simplex: Bệnh thường gặp do Herpes Simplex Virus (HSV) gây bệnh chủ yếu ở môi - miệng và bộ phận sinh dục. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc và từ mẹ sang con trong lúc sinh. Thai phụ nhiễm HSV có thể lây sang con qua đường tử cung lúc sinh.
Trichomonas vaginalis: Đây là do trùng roi Trichomonas Vaginalis hay gặp ở phụ nữ mang thai. Trẻ sinh ra bị nhiễm virus có thể mắc các bệnh về da liễu hay hô hấp.
HIV/AIDS: Virus HIV có thể xâm nhập vào máu qua nhau thai, máu và dịch tiết của mẹ trong khi sinh và qua sữa mẹ. Bác sĩ Thao khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát HIV trước, trong thời gian mang thai để bảo vệ mẹ và con. Nếu bị HIV, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Mặc 'áo mưa' không đến nơi đến chốn, nam thanh niên vẫn mắc sùi mào gà Sau dịp Tết cộng thêm lễ tình nhân, các bác sĩ ghi nhận nhiều ca mắc bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu,... đặc biệt có những bệnh nhân bị bệnh không điều trị kịp thời chuyển sang mãn tính. Mắc bệnh sau khi đi 'giải ngố' BS CK II Nguyễn Quang Cừ - chuyên khoa Nam...