Phát hiện ngoại hành tinh giống Trái đất trong vùng có thể ở được
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết đã phát hiện ra một hành ngoại hành tinh giống Trái đất có khả năng có nước.
Ngoại hành tinh này được mô tả giống với Trái đất nhất về kích thước và nhiệt độ.
“ Thế giới hấp dẫn, xa xôi này mang đến cho chúng ta hy vọng lớn hơn nữa về một Trái đất thứ hai nằm giữa các ngôi sao, đang chờ được tìm thấy”, Thomas Zurbuchen, phó quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA tại Washington, người không tham gia nghiên cứu, cho biết.
Ngoại hành tinh được gọi là Kepler -1649c, ở cách Trái đất 300 năm ánh sáng, quay quanh ngôi sao lùn chủ nhỏ màu đỏ của nó trong vùng có thể sinh sống. Khoảng cách mà các hành tinh đá nhận được bức xạ đủ để cho phép nước lỏng tồn tại. Nó có kích thước gần như chính xác với kích thước của Trái đất và nhận được 75% lượng ánh sáng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời. Kepler -1649c quay quanh ngôi sao chủ của nó ở khoảng cách cực ngắn, chỉ mất 19,5 ngày so với Trái đất.
Nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi trước khi có thể khẳng định rằng hành tinh này có khả năng hỗ trợ sự sống. Chúng ta không biết bầu khí quyển của nó trông như thế nào. Đây là yếu tố chính quyết định nhiệt độ bề mặt hành tinh.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khám phá này trong khi nghiên cứu lại những quan sát cũ từ chương trình kính viễn vọng không gian Kepler hiện đã “nghỉ hưu” của NASA.
“Phát hiện này thực sự thú vị không chỉ bởi vì nó nằm trong vùng có thể ở được và kích cỡ giống Trái đất”, Andrew Vanderburg, nhà nghiên cứu tại Đại học Texas và là tác giả chính của bài báo được xuất bản trên Tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Hai hành tinh quay quanh ngôi sao chủ của chúng theo tỷ lệ chính xác. Trong đó Kepler-1649c hoàn thành chín quỹ đạo trong gần như chính xác cùng lúc hành tinh hang xóm bên trong hoàn thành bốn quỹ đạo. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể làm cho hệ thống cực kỳ ổn định trong một thời gian dài.
NASA phóng thành công kính viễn vọng không gian Kepler vào tháng 6/2009, để tìm hiểu xem những hành tinh giống Trái Đất, nơi có thể tồn tại sự sống, là hiếm gặp hay phổ biến trong các hệ sao khác. Vào ngày 30/10/2018, NASA đã thông báo kính viễn vọng không gian Kepler đã cạn nhiên liệu và sẽ ngừng hoạt động sau nhiệm vụ kéo dài gần 1 thập kỷ. Trong suốt thời gian đó, Kepler đã phát hiện hàng nghìn hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời và thúc đẩy công cuộc tìm kiếm một thế giới khác ngoài Trái Đất có khả năng hỗ trợ sự sống.
Kính viễn vọng không gian này đã phát hiện 2.681 trong tổng số khoảng 3.800 ngoại hành tinh (các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời), giúp hé lộ sự đa dạng của các hành tinh trong dải ngân hà. Nó cũng góp phần xác định Mặt Trăng đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.
Trang Phạm
Ấn tượng bức ảnh mới nhất của Mặt Trời do NASA cung cấp
Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố những bức ảnh Mặt Trời có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay.
Bức ảnh cho thấy rõ những dải plasma nóng.
Trên những bức ảnh này, người xem có thể thấy rõ những điểm trên bề mặt Mặt Trời chứa đầy các dải plasma nóng. Các bức ảnh còn cho thấy khí quyển của Mặt Trời phức tạp hơn nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ.
Những bức ảnh này do kính viễn vọng không gian Hi-C của NASA chụp được.
Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Trung tâm Lancashire và Trung tâm Phi hành không gian Marshall (MFSC) của NASA đã nghiên cứu những bức ảnh này. Họ nhận thấy những phần của khí quyển Mặt Trời trước đây chúng ta cho rằng tối hoặc trống rỗng thì thật ra lại chứa đựng những dải khí nhiễm điện rất nóng. Nhiệt độ của mỗi dải có thể lên đến 999.982C. Nhưng cái gì đã tạo nên những dải khí này thì vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu được rất nhiều về khí quyển Mặt Trời từ những bức ảnh này.
Kính viễn vọng chụp những bức ảnh này đã được đưa lên không gian bằng một tên lửa tầm dưới quỹ đạo. Nó đã chụp mỗi giây một tấm ảnh của Mặt Trời, sau đó quay trở về Trái Đất.
Tiến sĩ Amy Winebarger ở MFSC của NASA cho biết những hình ảnh này cho chúng ta hiểu rõ hơn rất nhiều về khí quyển của Mặt Trời. Cùng với những dự án khác đang triển khai, trong tương lai những công cụ được phóng vào không gian như kính viễn vọng chụp ảnh này sẽ cung cấp vô vàn thông tin về lớp ngoài cùng giàu năng lượng của Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu sự hình thành và tác động của các dải khí này, và cũng có thể chúng ta sẽ hiểu thêm về mối liên hệ giữa Mặt Trời và Trái Đất. Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ở Trường đại học Trung tâm Lancashire, ông Tom Williams, chuyên gia về dữ liệu Hi-C nói rằng những bức ảnh này là khám phá vô cùng thú vị mang đến rất nhiều thông tin bổ ích về dòng năng lượng đi qua các lớp của Mặt Trời và đến được Trái Đất. Điều này sẽ vô cùng quan trọng khi chúng ta lập mô hình và dự báo hoạt động của Mặt Trời - ngôi sao mang lại sự sống cho Trái Đất.
Giáo sư vật lý mặt trời ở Trường đại học Trung tâm Lancashire, ông Robert Walsh cũng nói rằng cho đến nay, các nhà thiên văn học mặt trời vẫn đang quan sát ngôi sao ở gần chúng ta nhất này bằng những cách tiêu chuẩn. Nhờ có chất lượng tuyệt vời của dữ liệu mà kính viễn vọng Hi-C vừa cung cấp, lần đầu tiên chúng ta có thể khảo sát Mặt Trời kỹ lưỡng và chính xác hơn nhiều.
Phạm Hường
17 hành tinh mới được phát hiện, 1 trong đó có thể có sự sống Một nghiên cứu sinh tiến sĩ phát hiện ra 17 ngoại hành tinh mới và trong đó có một hành tinh giống Trái đất. 17 ngooại hành tinh mới được phát hiện, trong đó có một hành tinh gần giống Trái Đất. Ảnh: NASA Nghiên cứu sinh tiến sĩ Michelle Kunimoto tại Đại học British Columbia (UBC) của Canada đã phát hiện ra...