Phát hiện mới về phân tử trên hành tinh có mưa thủy tinh
Dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian James Webb phát hiện ra rằng ngoại hành tinh có mưa thủy tinh HD 189733b có dấu vết của hydro sunfua – một loại khí không màu có mùi lưu huỳnh nồng nặc và chưa từng được phát hiện bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta.
Ngoại hành tinh HD 189733b có kích thước bằng Sao Mộc, từ lâu đã khiến các nhà thiên văn học tò mò vì nhiệt độ thiêu đốt, gió rít và mưa bằng thủy tinh. Phát hiện mới được công bố hôm 8/7 trên tạp chí Nature cung cấp thêm những thông tin chưa biết về thành phần tiềm năng của ngoại hành tinh này.
Ngoại hành tinh HD 189733b quay rất gần ngôi sao chủ của nó, khiến nhiệt độ bề mặt của hành tinh này rất cao. Ảnh: Đại học Johns Hopkins
Khi các nhà thiên văn học sử dụng kính thiên văn Webb để nghiên cứu hành tinh này, họ đã rất bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của hydro sunfua. Nhà vật lý thiên văn Guangwei Fu tại Đại học Johns Hopkins, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Hydro sunfua là một trong những nguồn dự trữ lưu huỳnh chính trong bầu khí quyển của các hành tinh” trong Hệ mặt trời, nhưng chưa từng được phát hiện ở các ngoại hành tinh.
Độ chính xác cao và khả năng hồng ngoại từ kính viễn vọng Webb cho phép chúng tôi phát hiện ra hydro sunfua lần đầu tiên trên các ngoại hành tinh, mở ra một cửa sổ quang phổ mới để nghiên cứu hóa học lưu huỳnh trong khí quyển của ngoại hành tinh. Điều này giúp chúng tôi hiểu được các ngoại hành tinh được tạo thành từ gì và chúng hình thành như thế nào”.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện nước, carbon dioxide và carbon monoxide trong bầu khí quyển của hành tinh này. Fu cho biết điều đó có nghĩa là những phân tử này có thể phổ biến ở các ngoại hành tinh khí khổng lồ khác.
Trong khi các nhà thiên văn học không kỳ vọng sự sống tồn tại trên HD 189733b vì nhiệt độ quá cao của nó, việc phát hiện ra thành phần cấu tạo như lưu huỳnh trên một ngoại hành tinh sẽ làm sáng tỏ quá trình hình thành hành tinh.
“Lưu huỳnh là một nguyên tố quan trọng để xây dựng các phân tử phức tạp hơn. Giống như carbon, nitơ, oxy và phốt phát, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm về nó để hiểu đầy đủ về cách các hành tinh được hình thành và chúng được tạo thành từ những gì”, Fu nói.
Hình minh họa mô tả ngoại hành tinh HD 189733b, một hành tinh khí khổng lồ nằm cách xa Trái đất 64 năm ánh sáng. Ảnh: Đại học Johns Hopkins
Dữ liệu của Webb cũng cho thấy mức độ kim loại nặng trên HD 189733b tương tự như những kim loại nặng được tìm thấy trên Sao Mộc.
Fu cho biết. “Những phát hiện này hỗ trợ cho sự hiểu biết của chúng ta về cách các hành tinh hình thành thông qua việc tạo ra nhiều vật liệu rắn hơn sau khi hình thành lõi ban đầu và sau đó được tăng cường tự nhiên bằng kim loại nặng”.
Hành tinh này lớn hơn Sao Mộc khoảng 10%, nhưng nóng hơn nhiều vì nó gần ngôi sao của nó hơn 13 lần so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt trời của chúng ta. Fu cho biết HD 189733b chỉ mất khoảng hai ngày Trái đất để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao của nó.
Khoảng cách gần với ngôi sao này khiến HD 189733b có nhiệt độ trung bình nóng bỏng 926 độ C. Những cơn gió mạnh khiến các hạt silicat giống như thủy tinh rơi xuống từ những đám mây cao xung quanh hành tinh với tốc độ 8.046 km/h.
Kính viễn vọng James Webb có thể giúp con người tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị cho nhiệm vụ khám phá sự sống ngoài hành tinh.
Theo tuyên bố của nhà khoa học Lisa Kaltenegger của viện SETI (Nghiên cứu Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài hành tinh), kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) có thể là công cụ giúp con người tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh trong tương lai gần.
JWST được coi là đài quan sát vũ trụ mạnh mẽ nhất từng được chế tạo, được thiết kế để phát hiện "dấu hiệu sinh học" (biosignatures) - những dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của sự sống. Một trong những dấu hiệu sinh học tiềm năng mà JWST có thể phát hiện là khí methane do các sinh vật tạo ra.
Kính JWST được kỳ vọng sẽ tìm ra dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.
Tiến sĩ Kaltenegger, giám đốc Viện Carl Sagan tại Đại học Cornell (Mỹ), tin rằng JWST có thể phát hiện dấu hiệu sinh học trong bầu khí quyển của các hành tinh quay quanh sao lùn đỏ Trappist-1 trong vòng 5-10 năm tới. Trappist-1 là một hệ thống sao có 7 hành tinh, trong đó một số hành tinh nằm trong "vùng sinh sống" - khu vực có nhiệt độ phù hợp để nước lỏng tồn tại trên bề mặt.
"JWST là một bước tiến to lớn trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh", ông Kaltenegger nói với The Telegraph. "Nó có khả năng phát hiện các dấu hiệu sinh học mà các kính viễn vọng trước đây không thể nhìn thấy".
Phát hiện sự sống ngoài hành tinh sẽ là một bước đột phá mang tính cách mạng trong khoa học và có thể thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của chúng ta về vũ trụ. Nó cũng có thể đặt ra những câu hỏi triết học và tôn giáo sâu sắc về vị trí của con người trong vũ trụ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng việc phát hiện dấu hiệu sinh học không đồng nghĩa với việc xác nhận sự sống ngoài hành tinh. Cần có thêm nghiên cứu để xác minh rằng bất kỳ dấu hiệu sinh học nào được phát hiện bởi JWST thực sự là bằng chứng của sự sống.
"Điều quan trọng là phải thận trọng và không đưa ra tuyên bố vội vàng", ông Kaltenegger nói. "Nhưng tôi tin rằng JWST mang lại cho chúng ta cơ hội tốt nhất để tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh trong lịch sử".
Sự kiện này đang thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học quốc tế và hứa hẹn sẽ mang đến những khám phá mới mẻ trong tương lai.
Hai hệ hành tinh có sự sống mới đang hình thành? Kính viễn vọng không gian James Webb có thể vừa cung cấp cái nhìn 'xuyên không' về hành tinh có sự sống của chúng ta 5 tỉ năm trước. Theo Sci-News, các nhà thiên văn từ Đại học Leiden (Hà Lan) đã sử dụng thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) trên James Webb - kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới...