Phát hiện mới về những ngôn ngữ bí ẩn nhất châu Âu từ cổ vật 2.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ học từ Hiệp hội Khoa học Aranzadi đã tìm thấy hiện vật này vào năm 2021 trong đống đổ nát của một ngôi làng cổ ở miền bắc Tây Ban Nha.
Nhà phục chế đồ tạo tác Carmen Usúa cho biết: “Khi tôi bắt đầu làm sạch bùn khỏi một vật trang trí bằng đồng hình bàn tay từ một ngôi làng thời đồ sắt vào tháng giêng, tôi tìm thấy một loạt đường kẻ và sau đó là một loạt dấu chấm. Ngay lập tức tôi nhận ra rằng mình đang đứng trước một tác phẩm có chữ viết”.
Đoạn văn bản nhỏ đó – chỉ 40 ký tự – tiết lộ một chương ẩn giấu trong câu chuyện về một ngôn ngữ vẫn chưa rõ nguồn gốc: Tiếng Basque, mà người bản ngữ sống ở khu vực ngày nay là miền bắc Tây Ban Nha và tây nam nước Pháp. Tiếng Basque được các nhà ngôn ngữ học gọi là ngôn ngữ biệt lập, nghĩa là nó không có chung nguồn gốc với các nhóm ngôn ngữ đã biết khác.
Cho đến gần đây, các nhà sử học nghĩ rằng những người nói tiếng Basque không phát triển ngôn ngữ viết cho đến khi họ tiếp xúc với những người La Mã xâm chiếm vùng đất của họ, nhưng bàn tay bằng đồng này lại tiết lộ rằng vào thời điểm người La Mã đến, người Basque đã có hệ thống chữ viết của riêng họ, được phát triển từ một hệ thống được sử dụng rộng rãi hơn trên bán đảo Iberia.
Các dịch giả vẫn đang bối rối về hầu hết các từ được khắc trên cổ vật bằng đồng 2.000 năm tuổi này, nhưng một phần ý nghĩa của nó đã cho chúng ta biết được rằng: Rất lâu trước khi người La Mã xâm chiếm miền bắc Tây Ban Nha ngày nay, những người sống ở khu vực này có ngôn ngữ viết của riêng họ.
Ngày nay, vài trăm nghìn người ở miền bắc Tây Ban Nha và tây nam nước Pháp, ở hai bên dãy núi Pyrenees vẫn nói tiếng Basque, hay Euskara.
Những người sống trên đỉnh núi Irulegi nói tiếng Basque có khả năng là thành viên của một nhóm gọi là Vascones. Tuy nhiên không có bất kỳ ghi chép nào về những gì người Vascones, và chỉ có một số nhà sử học La Mã viết ra những mô tả mơ hồ về ngôn ngữ của họ.
Nhà ngôn ngữ học Joaquin Gorrochategui của Đại học Basque Country cho biết: “Chúng tôi gần như tin chắc rằng người Basque không biết chữ vào thời cổ đại”.
Mặc dù bàn tay bằng đồng có niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên, khi người La Mã chiếm đóng – và tranh giành – vùng đất ngày nay là xứ Basque, nhưng các từ được khắc trên bề mặt của nó không có bất kỳ điểm tương đồng nào với chữ viết Latinh. Thay vào đó, chữ viết trông giống như một chữ viết cổ được sử dụng ở những nơi khác trên bán đảo Iberia. Nhưng Javier Velaza, một trong những nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu về bàn tay, nói rằng hệ thống chữ viết rõ ràng đã được điều chỉnh để bao gồm các ký hiệu cho âm thanh không tồn tại trong hệ thống chữ viết Iberia – nhưng tồn tại ở dạng sơ khai của tiếng Basque.
Những dấu hiệu tương tự cũng xuất hiện trên những đồng xu được đúc ở lãnh thổ xứ Basque, nhưng không có đồng xu nào lâu đời như bàn tay bằng đồng 2.000 năm tuổi này.
Video đang HOT
40 ký tự được khắc vào đồng bằng một phương pháp gọi là stippling, về cơ bản liên quan đến việc vạch ra hình dạng của một chữ cái bằng các dấu chấm. Nhưng trước khi người thợ thủ công cổ đại thực hiện việc đánh dấu, họ đã vạch ra hình dạng của các chữ cái bằng những đường nét mờ, có lẽ là để hướng dẫn cho chính họ.
Velaza nói: “Điều này thực tế không được biết đến, không chỉ trong tất cả các bi ký của Hispania, mà trong tất cả các bi ký cổ đại của thế giới phương Tây”.
Vào năm 2021, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bàn tay dài 5,6 inch, được cắt từ một tấm đồng mỏng, chôn giữa đống đổ nát của một ngôi nhà gạch bùn nhỏ bị cháy rụi. Ngôi nhà từng nằm ở vùng ngoại ô của một ngôi làng trên đỉnh núi Irulegi ngày nay ở miền bắc Tây Ban Nha, cách thành phố Pamplona không xa.
Nhưng vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, quân đội La Mã đã cướp phá và đốt cháy ngôi làng trong các cuộc chiến tranh của người Sertorian: một cuộc đụng độ giữa các phe phái La Mã diễn ra trên những ngọn đồi của bán đảo Iberia và khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.
Theo Hiệp hội Khoa học Aranzadi, tổ chức đang tiến hành các cuộc khai quật ở núi Irulegi, con người đã sống ở địa điểm này ít nhất là từ giữa Thời đại Đồ đồng (khoảng 1400 TCN).
Những bức tường sụp đổ của những ngôi nhà cổ xưa đó đã lưu giữ một viên nang thời gian nghiệt ngã của cuộc sống cổ xưa.
Cổ vật này chính xác là một bàn tay bằng đồng, có lẽ đã từng được treo trên cửa như một lá bùa hộ mệnh cho gia đình. Các nhà khảo cổ học kết luận như vậy dựa trên cái lỗ gần cổ tay, cái lỗ có thể giúp treo bàn tay, và những thông tin mà các nhà ngôn ngữ học đã tạm thời giải mã được – “sorioneku”, một dạng trước đó của từ “zorioneku” trong tiếng Basque, có nghĩa là “tương lai tốt đẹp”.
Các nhà ngôn ngữ học vẫn còn bốn từ của dòng chữ cần dịch, và các nhà khảo cổ học đang trong quá trình khai quật ngôi làng đổ nát trên đỉnh núi Irulegi.
Câu chuyện về ngôn ngữ Basque – và con người ở đó – vẫn còn nhiều khoảng trống trong lịch sử. Các nhà ngôn ngữ học hiện biết rằng mọi người bắt đầu viết bằng tiếng Basque trước khi người La Mã đến Tây Ban Nha và họ sử dụng hệ thống chữ viết này một phần dựa trên các hệ thống chữ viết khác của người Iberia.
Điều đó không làm sáng tỏ bất kỳ điều gì về việc ngôn ngữ Basque ra đời ở đâu và khi nào. Đó là câu chuyện mà các nhà ngôn ngữ học, khảo cổ học và di truyền học sẽ làm việc để ghép lại với nhau trong nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ tới.
Trong khi đó, cũng có những câu hỏi cần trả lời tại núi Irulegi, như Velaza nói, “điều đó không có nghĩa là chúng tôi biết họ đã ở đó bao lâu, cũng như tương lai của họ sau thời điểm đó”.
Phiến đá phủ bụi ngàn năm mở toang bí mật Ai Cập cổ đại
Phiến đá nhìn có vẻ "tầm thường" này, thực tế lại là cổ vật quan trọng bậc nhất đối với khảo cổ học và Ai Cập học. Phiến đá Rosetta được tìm thấy khi quân đội của Napoleon đang đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập.
Phiến đá là chìa khóa để giải mã hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại - chữ tượng hình và mở ra những bí mật của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Lý do phiến đá Rosetta thể hiện hai ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Ai Cập của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên.
Từ thời điểm này, tiếng Hy Lạp cổ đại trở thành ngôn ngữ của giới tinh hoa cầm quyền ở Ai Cập. Nhưng việc lực lượng cai trị người Hy Lạp không thể nói ngôn ngữ của dân chúng và không đọc được chữ tượng hình Ai Cập gây nên sự phẫn uất trong dư luận.
Đất nước Ai Cập nằm trong tình trạng khởi nghĩa trước thời điểm Pharaoh Ptolemy V lên nắm quyền từ năm 205 trước Công nguyên. Năm 196 trước Công nguyên, Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm bố cáo thiên hạ việc ông xưng là Pharaoh hợp pháp của Ai Cập.
Bối cảnh ra đời này biến phiến đá Rosetta thành chìa khóa mở cánh cửa 3.000 năm lịch sử của Ai Cập.
Năm 1799, phiến đá Rosetta được Pierre Bouchard, một học giả, sĩ quan quân đội Pháp phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile, trong giai đoạn Các cuộc chiến của Napoleon.
Bouchard ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của phiến đá này với các học giả Pháp được đưa sang Ai Cập. Năm 1801, người Pháp từ bỏ Ai Cập sau thất bại dưới tay người Anh. Phiến đá Rosetta đổi chủ và được trưng bày ở Bảo tàng Anh
Trên phiến đá có 14 dòng chữ tượng hình chính thức, 32 dòng bằng ngôn ngữ thông dụng (chữ viết tay đơn giản, hàng ngày được sử dụng ở Ai Cập cổ đại) và 54 dòng chữ Hy Lạp cổ đại. Bản thân dòng chữ là một sắc lệnh hàng loạt được thông qua vào năm 196 TCN bởi một hội đồng các linh mục để đánh dấu kỷ niệm ngày đăng quang của Ptolemy V Epiphanes 13 tuổi.
Một nhà nghiên cứu trẻ người pháp - Jean-Franois Champollion công bố bước đột phá quyết định của mình vào tháng 9 năm 1822 chứng minh rằng đó là một ngôn ngữ ngữ âm, không chỉ là một chữ viết..
Champollion đã phát hiện ra đó không chỉ là bảng chữ cái mà còn là một hệ thống lai hoặc hỗn hợp, đôi khi là các chữ cái hoàn chỉnh, đôi khi lại là các chữ riêng lẻ, chúng kết hợp với nhau để thành 1 thể hoàn chỉnh.
Viên đá Rosetta đã được trưng bày trong Bảo tàng Anh từ năm 1802 và chỉ được cất giấu 2 năm dưới lòng đất trong Thế Chiến thứ hai để đảm bảo an toàn. Nhân kỷ niệm ngày giải mã, các học giả Ai Cập đã tiếp tục kêu gọi đưa vật thể trở lại. Tuy nhiên, đến nay bảo tàng vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Ai Cập.
Mở mộ vua Ai Cập Tutankhamun, chuyên gia choáng váng thấy thứ này Hầu hết cổ vật được phát hiện trong mộ vị vua Ai Cập Tutankhamun đều được làm bằng vàng, trong đó, riêng quan tài được làm bằng 110 kg vàng ròng. Ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ, có xác ướp của vua Tutankhamun, hay còn gọi là...