Phát hiện mới về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và COVID-19
Chỉ 6 tháng sau khi mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, Nolan, cậu bé 12 tuổi sống tại thị trấn Crown Point, bang Indiana (Mỹ) đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1.
Nolan Balcitis ngồi trước nhà ở thị trấn Crown Point. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, cũng giống như cha mẹ của Nolan, các nhà khoa học ở Mỹ và nhiều nơi khác đang thắc mắc rằng liệu bệnh tiểu đường của cậu bé có liên quan đến virus SARS-CoV-2 hay không.
Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người mắc bệnh tiểu đường, COVID-19 có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối liên hệ có thể xảy ra khác. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy – quá trình này có thể gây ra bệnh tiểu đường tạm thời ở những người dễ tổn thương.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các yếu tố đó bao gồm trì hoãn chăm sóc y tế ở những người có dấu hiệu ban đầu của bệnh, thói quen ăn uống không lành mạnh và ít hoạt động ở những người đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã xem xét 2 cơ sở dữ liệu lớn của Mỹ về các trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới, từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả cho thấy căn bệnh này đã tăng lên đáng kể ở trẻ em từng mắc COVID-19. Báo cáo không phân biệt giữa tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc cả hai tuýp bệnh tiểu đường này đều gia tăng ở trẻ em. Các báo cáo ở châu Âu và một số bệnh viện Mỹ cho thấy tình trạng này đã tăng nhanh trong thời kỳ đại dịch.
Tiến sĩ Inas Thomas, chuyên gia tại Bệnh viện Nhi đồng Mott thuộc Đại học Michigan cho biết: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có chút lo lắng”. Bệnh viện của ông Thomas đã chứng kiến tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 tăng 30% so với những năm trước đại dịch. Bà lo ngại điều này có liên quan đến bệnh COVID-19.
Video đang HOT
“Chúng tôi chưa rõ liệu COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh này hay do một số yếu tố khác chưa được hiểu đầy đủ. Chúng tôi hy vọng rằng xu hướng này có thể giúp chúng tôi tìm ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1″, bà Thomas nói .
Song Tiến sĩ Rasa Kazlauskaite, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, nhận định rằng các loại thuốc chống viêm steroid ở những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 có thể làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh có thể tự khỏi sau khi ngừng sử dụng steroid, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bà Rasa cho biết căng thẳng do COVID-19 và các bệnh khác cũng có thể gây ra lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường tạm thời.
Tiến sĩ Morten Bjerregaard-Andersen, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Tây Nam Jutland cho biết: “Theo lý thuyết, việc sản xuất insulin ở người mắc COVID-19 sẽ bị tổn hại nhiều hơn so với khi không mắc bệnh”.
Bệnh tiểu đường tuýp 1, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin, loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Nguyên nhân của tình trạng này là do rối loạn tự miễn, dẫn đến hệ thống phòng thủ của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh nhân phải sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng mãn tính.
Bệnh tiểu đường tuýp 2, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn, phát triển khi cơ thể kháng insulin, khiến lượng đường trong máu được điều chỉnh kém. Nguyên nhân có thể do di truyền, thừa cân, lười vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. Căn bệnh này có thể được điều trị hoặc đảo ngược bằng cách thay đổi lối sống.
Trên toàn cầu, đã có trêm 540 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có khoảng 37 triệu ca ở Mỹ. Các bác sĩ lo lắng COVID-19 và lối sống trì trệ trong đại dịch có thể là một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này tăng vọt.
Chuyên gia: Thực phẩm số 1 để giúp quản lý lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu (đường huyết) của bạn là một trong điều quan trọng nhất khi bạn phải sống chung với bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang phải vật lộn để xử lý và điều chỉnh lượng glucose phù hợp trong máu.
Những thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Rất may, có nhiều cách bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình, chẳng hạn như tập thể dục, ăn những thực phẩm lành mạnh hơn và kiểm tra mức đường huyết thường xuyên.
Để tìm hiểu thêm về những cách lành mạnh để quản lý lượng đường trong máu, chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ Courtney DAngelo, tác giả tại Go Wellness, đã có những chia sẻ sau.
Theo chuyên gia DAngelo, bổ sung chất xơ có thể là một cách tuyệt vời để giúp bạn đạt được giá trị chất xơ khuyến nghị hằng ngày và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tại sao? "Là một chuyên gia dinh dưỡng, tôi thực sự tin tưởng vào việc nhận được lượng chất xơ cần thiết từ chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn các loại thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn trong việc kết hợp một số loại thực phẩm vào chế độ ăn hằng ngày, thì thực phẩm bổ sung chất xơ sẽ giúp bạn đạt được lượng khuyến nghị cần thiết mỗi ngày", chuyên gia DAngelo cho biết.
Chuyên gia DAngelo nói: "Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, ADA (Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ) khuyến nghị nên bổ sung 25-35 gram chất xơ mỗi ngày vì tiêu thụ lượng chất xơ được khuyến nghị hằng ngày có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết", theo Eat This, Not That!
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng khuyến nghị bạn nên bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình và thậm chí còn gọi chất dinh dưỡng này là "carb giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường".
Chất xơ trực tiếp giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu và nó cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, một phần quan trọng khác của việc sống chung với bệnh tiểu đường, trong suốt quá trình này.
"Chất xơ đi qua hệ tiêu hóa của bạn một cách nguyên vẹn và cơ thể bạn xử lý điều đó khác với cách tiêu hóa carbohydrate. Vì vậy, khi bạn ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc dùng chất bổ sung chất xơ, ít có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu", chuyên gia DAngelo nói.
Chất bổ sung chất xơ so với thực phẩm giàu chất xơ
Viên bổ sung chất xơ
SHUTTERSTOCK
Chuyên gia DAngelo là người ủng hộ việc cung cấp chất xơ thông qua thực phẩm bạn ăn thay vì phụ thuộc vào chất bổ sung (supplement) chất xơ.
Đó là bởi vì khi bạn ăn toàn bộ thực phẩm, bạn sẽ gặt hái được những lợi ích từ các chất dinh dưỡng khác của chúng, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và hơn thế nữa.
Bạn có thể tìm thấy một lượng lớn chất xơ trong các loại thực phẩm thông thường như táo, yến mạch, đậu, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hầu hết các loại hạt.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình, bạn có thể được hưởng lợi từ việc dùng chất bổ sung chất xơ.
Nhưng trước hết, trước khi bạn dùng chất bổ sung chất xơ, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ của bạn, theo Eat This, Not That!
Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường ở nam và nữ có gì khác? Có đến 6/10 người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không hề có triệu chứng. Vì vậy điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu sớm từ trong ra ngoài. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nam cao hơn nữ. Thống kê cho thấy 2,4% nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 44 mắc bệnh tiểu đường so...